Zalo

Các cách chữa bệnh rối loạn tâm thần

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Rối loạn tâm thần là bệnh lý ảnh hưởng đến suy nghĩ và lối hành xử của con người, bệnh được chia ra nhiều thể với các triệu chứng khác nhau. Vậy cách chữa bệnh rối loạn tâm thần là gì và căn bệnh này có điều trị khỏi hay không?

1. Các cách chữa bệnh rối loạn tâm thần

Rối loạn tâm thần là bệnh lý chỉ tình trạng rối loạn sức khỏe tâm thần làm ảnh hưởng đến tâm trạng, suy nghĩ và lối ứng xử của con người. Có rất nhiều loại bệnh rối loạn tâm thần, nhưng phổ biến là những bệnh lý như: tâm thần phân liệt, rối loạn lo âu, tự kỷ, rối loạn nhân cách, rối loạn ăn uống, rối loạn lưỡng cực,...

Bệnh rối loạn tâm thần có thể gặp ở mọi lứa tuổi với nhiều nguyên nhân gây ra. Bác sĩ có thể xem xét các triệu chứng hoặc chỉ định một số xét nghiệm chẩn đoán để cách chữa bệnh rối loạn tâm thần.

Hiện nay, điều trị rối loạn tâm thần có thể bao gồm các biện pháp sau đây:

1.1. Sử dụng thuốc điều trị

Cách chữa rối loạn tâm thần phổ biến hiện nay là sử dụng thuốc, tuy rằng không thể điều trị dứt điểm, nhưng thuốc có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh một cách đáng kể. Tùy thuộc vào thể trạng sức khỏe mà bác sĩ có thể tư vấn loại thuốc phù hợp như sau: 

  • Thuốc chống trầm cảm: Loại thuốc này được sử dụng để điều trị bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu,.... giúp giảm các triệu chứng buồn bã, khó tập trung, ủ rũ,... Thuốc chống trầm cảm không gây nghiện và không gây lệ thuộc.
  • Thuốc chống lo âu: Thuốc được sử dụng điều trị rối loạn lo âu, hoảng sợ, giúp giảm kích động và mất ngủ. Thuốc chống lo âu cho tác dụng nhanh, đồng thời giúp giảm đau trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, chúng cũng có khả năng gây phụ thuộc, do đó nên sử dụng thuốc trong thời gian ngắn.
  • Thuốc ổn định tâm trạng: Loại thuốc này được sử dụng để điều trị rối loạn lưỡng cực, bao gồm các giai đoạn hưng cảm và trầm cảm xen kẽ. Đôi khi thuốc cũng được sử dụng cùng với thuốc chống trầm cảm để điều trị bệnh trầm cảm.
  • Thuốc chống loạn thần: Được sử dụng để điều trị rối loạn tâm thần, ví dụ như tâm thần phân liệt. Ngoài ra, thuốc cũng được sử dụng để điều trị rối loạn lưỡng cực hoặc dùng chung với thuốc chống trầm cảm để điều trị trầm cảm.
cách chữa bệnh rối loạn tâm thần
Thuốc chống loạn thần được sử dụng để điều trị rối loạn tâm thần 

1.2. Cách chữa bệnh rối loạn tâm thần bằng liệu pháp tâm lý

Một cách chữa bệnh rối loạn tâm thần nữa đó là sử dụng liệu pháp tâm lý - liệu pháp trò chuyện. Liệu pháp này bao gồm việc nói chuyện về tình trạng của bản thân người bệnh và các vấn đề liên quan với chuyên gia sức khỏe tâm thần. Trong quá trình trị liệu tâm lý, người bệnh có thể tìm hiểu về tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của bản thân. Từ đó hiểu hơn và có thể đối phó quản lý căng thẳng.

Có nhiều loại trị liệu tâm lý và mỗi cách có thể có những cách tiếp cận riêng làm sao để cải thiện sức khỏe tinh thần thật tốt. Thời gian trị liệu có thể là vài tháng để thấy những tín hiệu khả quan, nhưng cũng có những trường hợp phải điều trị lâu dài.

Khi chọn cách điều trị rối loạn tâm thần bằng liệu pháp tâm lý, hãy tạo một tâm lý thoải mái và tin tưởng họ có khả năng lắng nghe và nghe được những gì bạn nói. 

1.3. Phương pháp điều trị kích thích não

Điều trị rối loạn tâm thần bằng phương pháp kích thích não đôi khi được chỉ định cho bệnh nhân trầm cảm hoặc các rối loạn tâm thần khác. Theo đó, biện pháp này thường được chỉ định khi mà thuốc và liệu pháp tâm lý không mang đến hiệu quả. Phương pháp này bao gồm: liệu pháp điện giật, kích thích từ xuyên sọ lặp đi lặp lại, kích thích não sâu và kích thích dây thần kinh phế vị.

Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu tất cả những rủi ro và lợi ích của bất kỳ phương pháp điều trị nào được đề nghị.

1.4. Chương trình điều trị tại bệnh viện và nội trú

Nếu bệnh nhân mắc rối loạn tâm thần nghiêm trọng mà các biện pháp khác không giúp cải thiện thì bệnh nhân cần được chăm sóc tại bệnh viện tâm thần. Cách điều trị rối loạn tâm thần này có thể được khuyến nghị khi người bệnh không thể tự chăm sóc bản thân hoặc có ý nghĩ tự tử, làm hại bản thân và người khác.

Thời gian điều trị nội trú, ngoại trú, nhập viện sẽ tùy thuộc vào mức độ, hành động và suy nghĩ của người bệnh.

1.5. Các liệu pháp thay thế

Một cách chữa bệnh rối loạn tâm thần nữa đó là sử dụng các liệu pháp thay thế như: sử dụng thảo dược, xoa bóp, châm cứu, yoga và thiền định.,.. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia sức khỏe trước khi thực hiện bất kỳ liệu pháp thay thế nào để đảm bảo an toàn, cũng như tránh sự ảnh hưởng đến các loại thuốc điều trị khác.

2. Bệnh rối loạn tâm thần có chữa khỏi không hay phải sống chung cả đời?

Ngày xưa, bệnh rối loạn tâm thần được coi là bệnh tâm thần, người mắc bệnh có thể bị hắt hủi, không được quan tâm, chữa trị. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, dù chưa thể tìm ra cách chữa bệnh rối loạn tâm thần dứt điểm thì người bệnh vẫn có thể sống chung với bệnh một cách lành mạnh, vui khỏe. Nếu tuân thủ điều trị thì người bệnh hoàn toàn có thể trở lại cuộc sống bình thường, hòa nhập với xã hội và cộng đồng.

Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh bị rối loạn sức khỏe hành vi đều có thể kiểm soát được các triệu chứng của mình. Nếu lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp họ vẫn có thể sinh hoạt, làm việc như bình thường. Tuy nhiên, một số người vẫn có thể gặp phải các biến chứng và đối mặt với căn bệnh trong suốt quãng đời còn lại. Nhiều nghiên cứu cho thấy, các triệu chứng của bệnh cũng có thể thuyên giảm khi họ già đi.Nhìn chung, bệnh rối loạn tâm thần có xu hướng lên đến đỉnh điểm ở những người trẻ tuổi từ 18 đến 25, sau đó giảm dần sau tuổi 50. Theo đó, bệnh lý này cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như: đột quỵ, tiểu đường loại 2 và bệnh tim mạch.

Có thể thấy, việc điều trị dứt điểm bệnh rối loạn tâm thần đến nay vẫn chưa có, nên việc học cách sống chung lành mạnh với bệnh là điều cấp thiết. Nếu trong quá trình mắc bệnh bạn xuất hiện những ý nghĩ tiêu cực, tự tử hay có hành vi làm hại bản thân thì hãy liên hệ với trung tâm y tế ngay để nhận được sự hỗ trợ sớm nhất.

3. Điều trị rối loạn tâm thần cần lưu ý điều gì? 

Để việc điều trị rối loạn tâm thần hiệu quả, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Tuân thủ theo đúng chỉ định điều trị của bác sĩ về lựa chọn phương pháp, sử dụng thuốc đúng giờ, liều lượng, không được tự ý thay đổi liều dùng và cách dùng,...
  • Đảm bảo an toàn trong cuộc sống, tránh gây ra những tổn thương cho não bộ
  • Tránh sử dụng rượu, bia, các chất kích thích, ma túy
  • Tạo một môi trường sống lành mạnh, trong sạch, tránh các sang chấn tâm lý, mâu thuẫn trong cuộc sống
cách chữa bệnh rối loạn tâm thần
Cần lưu ý tránh sử dụng rượu bia khi điều trị rối loạn tâm thần 

Ngoài ra, các nhóm tự trợ giúp và hỗ trợ có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng của mình. Họ có thể cung cấp những kiến thức, lời khuyên, sự hỗ trợ để bạn có thể sống chung với bệnh một cách an toàn, lành mạnh,.. điều này cũng phần nào giúp bạn giải tỏa những tâm lý căng thẳng. Hãy tham khảo và tìm kiếm những hội nhóm trên các trạng mạng, phương tiện thông tin đại chúng.

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên giúp bạn hiểu hơn về những cách chữa bệnh rối loạn tâm thần để lựa chọn được phương pháp phù hợp và biết cách sống chung với bệnh an toàn. Tuy rằng, bệnh rối loạn tâm thần chưa thể điều trị dứt điểm, nhưng các phương pháp điều trị khoa học, hiện đại ngày nay cũng mang đến những tín hiệu tích cực, giúp bạn giảm các triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống và hòa nhập với cộng đồng.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Dược sĩ Lương Thị Bích Trâm xem thêm bài viết cùng tác giả

21

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Có mấy loại rối loạn tâm thần thường gặp?

Có mấy loại rối loạn tâm thần thường gặp?

Các triệu chứng rối loạn tâm thần điển hình

Các triệu chứng rối loạn tâm thần điển hình

Bấm huyệt chữa rối loạn tâm thần được không?

Bấm huyệt chữa rối loạn tâm thần được không?

Bệnh rối loạn tâm thần có di truyền không?

Bệnh rối loạn tâm thần có di truyền không?

Khi nào bạn nên kiểm tra sức khỏe tinh thần?

Khi nào bạn nên kiểm tra sức khỏe tinh thần?

21

Bài viết hữu ích?