Zalo

Béo phì có gây ra bệnh về cơ tim không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Béo phì đang ngày càng gia tăng ở nhiều nhóm đối tượng khác nhau, kể cả người trẻ tuổi gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ như tăng huyết áp, đái tháo đường và các rối loạn chuyển hoá. Gần đây việc béo phì có ảnh hưởng đến cơ tim đang được thảo luận bởi các nhà nghiên cứu, vì không chỉ gián tiếp ảnh hưởng tới hoạt động của cơ tim thông qua các bệnh lý như huyết áp cao, bệnh mạch vành mà còn tồn tại một tình trạng độc lập bệnh cơ tim do béo phì. Vậy thực sự béo phì có gây ra bệnh về cơ tim không?

1. Bệnh cơ tim là bệnh gì?

Bệnh cơ tim là một thuật ngữ chỉ chung cho các vấn đề liên quan đến cơ tim bao gồm các bệnh lý và rối loạn ảnh hưởng tới hoạt động của cơ tim. Bệnh cơ tim được chia thành 3 loại chính dựa trên các đặc điểm bệnh lý gồm:

  • Cơ tim co giãn: là bệnh lý tim mạch mà cơ tim mất khả năng co bóp và thu hẹp khiến các buồng tim giãn rộng ra từ đó làm yếu đi khả năng bơm máu của cơ tim.
  • Cơ tim phì đại: là tình trạng bệnh lý tim mạch mà cơ tim bị tăng kích thước và dày hơn bình thường, gây cản trở dòng máu ra vào tim
  • Bệnh cơ tim thứ phát: là tình trạng tim mạch mà cơ tim bị ảnh hưởng và suy yếu do sự tồn tại của một bệnh lý khác trong cơ thể. Điều này có nghĩa là bệnh cơ tim thứ phát không phải là một tình trạng độc lập mà là diễn tiến hoặc biến chứng từ một bệnh lý khác

Cơ tim là cơ quan cung cấp năng lượng và đảm bảo hoạt động của hệ tuần hoàn bơm máu đi khớp cơ thể để cung cấp oxy và dưỡng chất cho các tế bào, mô, cơ quan. Vì vậy khi chức năng cơ tim bị ảnh hưởng thì khả năng bơm máu của tim cũng gặp vấn đề nghiêm trọng khiến người bệnh phải đối mặt với các biến chứng về tim mạch.

Ảnh 1: Bệnh cơ tim là tình trạng rối loạn chức năng cơ tim do nhiều nhân khác nhau

2. Béo phì có gây ra bệnh về cơ tim không?

Béo phì hoàn toàn là có thể gây ra tình trạng bệnh cơ tim một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Đối với các nguyên nhân gián tiếp, béo phì luôn là yếu tố nguy cơ quan trọng trong sinh lý bệnh của một số bệnh tật ảnh hưởng tới cơ tim như:

  • Bệnh mạch vành: béo phì làm gia tăng khả năng hình thành mảng xơ vữa trong động mạch (gồm chất béo, cholesterol và một số chất khác) từ đó làm suy giảm lưu lượng máu đến cơ tim khiến cơ tim phản ứng bằng cách tăng co bóp và ảnh hưởng xấu tới hoạt động của cơ tim về lâu dài
  • Tăng huyết áp: Béo phì khiến tim phải hoạt động một công suất lớn hơn để đưa máu đi khắp cơ thể, trong khi các mạch máu vốn dĩ đã bị ảnh hưởng bởi mảng xơ vữa do đó hình thành áp lực lớn trong hệ tuần hoàn. Theo thời gian chức năng cơ tim cũng bị suy giảm và có nguy cơ suy tim, nhồi máu cơ tim
  • Bệnh van tim: bệnh nhân béo phì thường tồn tại một tình trạng viêm mãn tính trong cơ thể, dễ phát sinh các tổn thương mô, tế bào kể cả van tim khiến tim gặp vấn đề về lưu lượng máu và chức năng cơ tim.
  • Đái tháo đường: béo phì cũng làm gia tăng nguy cơ mắc đái tháo đường mà những bệnh nhân tiểu đường thì nguy cơ mắc bệnh cơ tim cũng cao hơn so với những đối tượng khác. Hơn nữa nếu tiểu đường không được kiểm soát tốt có thể gây tổn thương mạch máu và thần kinh trong cơ tim
 Ảnh 2: Béo phì có thể gây ra bệnh về cơ tim trực tiếp hoặc gián tiếp

Bên cạnh việc gián tiếp tác động lên cơ tim thông qua một số tình trạng sức khoẻ khác thì vẫn có một thuật ngữ bệnh cơ tim béo phì dùng để chỉ các bất thường về hình thái, chức năng và chuyển hoá của tim bắt nguồn từ béo phì đơn thuần. Nhìn chung béo phì về lâu dài có liên quan chặt chẽ với quá tình tái cấu trúc tim, được đặc trưng bởi phì đại thất trái, xơ hoá tim và rối loạn chức năng tâm trương, cuối cùng là suy tim. Nguyên nhân là do:

  • Sự tích tụ chất béo, đặc biệt là sự lắng đọng không cân xứng của mô mỡ nội tạng và chất béo ngoài màng tim, thúc đẩy cung lượng tim và khối lượng tuần hoàn phải thực hiện cao hơn, từ đó gây giãn thất trái để đáp ứng nhu cầu năng lượng tăng lên.
  • Trong trường hợp không can thiệp vào lối sống và điều trị bằng thuốc, béo phì còn làm suy yếu cấu trúc và chức năng của tim, đặc trưng bởi tình trạng suy tim với phân suất tống máu bảo tồn hoặc phân suất tống máu giảm.
  • Ngoài những thay đổi về hình thái, béo phì còn ảnh hưởng đến điện sinh lý cơ tim, dẫn tới tăng khả năng rung nhĩ.
  • Bất kể là những bất thường về tái tạo cấu trúc hay điện sinh lý thì béo phì vẫn đóng vai trò chính yếu trong việc gây ra chứng phì đại tim và rối loạn chức năng co bóp.

3. Làm thế nào để cải thiện tình trạng bệnh cơ tim do béo phì?

Để điều trị vấn đề rối loạn cơ tim do béo phì đầu tiên cần đi khám bác sĩ để xác định cụ thể loại bệnh cơ tim và mức độ nghiêm trọng để có căn cứ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Nhìn chung các phương pháp cải thiện bệnh cơ tim do béo phì gồm có:

  • Giảm cân, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, ít chất béo, giàu chất xơ
  • Tập thể dục thường xuyên với cường độ phù hợp tình trạng sức khoẻ
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, không hút thuốc lá và dung các chất kích thích
  • Sử dụng các loại thuốc kiểm soát huyết áp và giảm khả năng suy tim do bác sĩ kê đơn
  • Điều trị hỗ trợ: thăm khám định kỳ, tư vấn dinh dưỡng và cá nhân hoá quá trình tập luyện

Tóm lại, béo phì hoàn toàn có thể tác động lên hoạt động của cơ tim một cách gián tiếp thông qua việc gia tăng các tình trạng bệnh tật ảnh hưởng tới tim mạch như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hoá. Hoặc béo phì cũng là nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng bệnh cơ tim do béo phì đơn thuần. Để cải thiện các vấn đề về cơ tim cần tới sự tư vấn và điều trị của bác sĩ, tuy nhiên người bệnh vẫn có thể chủ động thay đổi lối sống, thói quen ăn uống và tăng cường tập luyện để giảm cân và hạn chế tác động tiêu cực của béo phì lên hệ tim mạch.

Ngoài ra, để giảm cân hiệu quả bạn cũng có thể lựa chọn liệu pháp tiêu hao năng lượng đang được nhiều người ưa chuộng lựa chọn sử dụng. Phương pháp này được thực hiện dựa trên việc truyền các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể tác dụng nhằm tăng cường quá trình chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên đối với người sử dụng. 

Trước khi thực hiện liệu pháp tiêu hao năng lượng người sử dụng dịch vụ sẽ cần đánh giá sức khỏe tổng thể sau đó là đo chỉ số cơ thể BMI và bác sĩ sẽ lên phác đồ giảm cân một cách cụ thể. Bác sĩ điều trị sẽ luôn đồng hành trong cả quá trình thực hiện liệu pháp đồng thời lên kế hoạch dinh dưỡng chi tiết kết hợp với chế độ luyện tập cũng như vận động điều độ để có công dụng giảm cân đảm bảo tốt nhất.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Hải Minh xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Cơ chế suy tim ở bệnh béo phì

Cơ chế suy tim ở bệnh béo phì

Béo phì tuổi trung niên vì sao nguy hiểm và khó giảm?

Béo phì tuổi trung niên vì sao nguy hiểm và khó giảm?

Cách giảm carbohydrate trong chế độ ăn cho người béo phì

Cách giảm carbohydrate trong chế độ ăn cho người béo phì

Người béo phì có nguy cơ bị sỏi túi mật không? Cách dự phòng sỏi túi mật ở người béo phì

Người béo phì có nguy cơ bị sỏi túi mật không? Cách dự phòng sỏi túi mật ở người béo phì

Nấm đông cô bao nhiêu calo và ăn nhiều có tăng cân không?

Nấm đông cô bao nhiêu calo và ăn nhiều có tăng cân không?

10

Bài viết hữu ích?