Zalo

1 năm bổ sung sắt mấy lần cho người lớn?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Sắt là một dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, việc bổ sung sắt đầy đủ sẽ giúp nâng cao sức khỏe đồng thời tránh được nhiều vấn đề bệnh lý. Vậy 1 năm bổ sung sắt mấy lần là phù hợp?

1. Tần suất và liều lượng sắt bổ sung cho người lớn trong 1 năm

Sắt là khoáng chất có vai trò quan trọng giúp cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng. Thiếu hụt sắt sẽ khiến cơ thể thường xuyên mệt mỏi, suy giảm miễn dịch, khả năng tập trung vào học tập và công việc bị giảm sút… ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. 

Bổ sung sắt được xem là biện pháp tối ưu giúp khắc phục vấn đề này. Vậy, 1 năm bổ sung sắt mấy lần cho người lớn? Để thực hiện bổ sung sắt thì xem xét đến tình trạng thiếu sắt của mỗi người thông qua các xét nghiệm và sau đó sẽ được bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên, ở mỗi người sẽ có sự khác biệt. Thông thường, người lớn có thể bổ sung sắt hàng ngày theo liều lượng khuyến nghị liên tục trong khoảng 3 tháng liên tiếp trong 1 năm.

1 năm bổ sung sắt mấy lần cho người lớn? 

Với phụ nữ bổ sung sắt 1 năm mấy lần? Điều này còn tùy thuộc vào lượng kinh nguyệt hàng tháng và nhu cầu sắt của mỗi người cũng khác nhau. Thông thường, trong chu kỳ kinh nguyệt thì người phụ nữ mất khoảng 50 đến 80ml máu và bổ sung sắt cho phụ nữ sẽ giúp hạn chế tình trạng thiếu máu thiếu sắt cho phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ. 

Sắt thường được bổ sung vào cơ thể bằng các đường: 

  • Đường uống: Sử dụng sắt ở dạng viên, chất lỏng bao gồm: sắt sulfat, sắt gluconat, sắt fumarat. Để đảm bảo hiệu quả hấp thu sắt thì nên uống ít nhất 30 phút trước bữa ăn hoặc sau 2 giờ khi sử dụng các loại thuốc khác. Khi bổ sung viên sắt nên kết hợp với uống nước cam hoặc bổ sung vitamin C có thể giúp hỗ trợ tăng hấp thu sắt cho cơ thể. 
  • Đường tĩnh mạch. Một số trường hợp bổ sung viên sắt không đáp ứng được thì cần chuyển qua đường tĩnh mạch, chẳng hạn như những người không dung nạp được sắt và gặp tác dụng phụ khi uống viên sắt, phụ nữ mang thai buồn nôn nhiều, người có tình trạng viêm mãn tính… Thuốc sắt sử dụng bổ sung cho những trường hợp này thường là sắt dextran, sắt sucrose, sắt gluconat. 

Liều lượng sử dụng sắt cho người lớn sẽ khác nhau ở mỗi cá nhân. Nếu bị thiếu máu thiếu sắt, thì bác sĩ sẽ chỉ định liều bổ sung cao hơn so với liều khuyến nghị hàng ngày. Bổ sung sắt cần lưu ý với đối tượng ăn chay. Những người này sẽ không áp dụng liều khuyến nghị dưới đây. Bởi vì những những này có nhu cầu khuyến nghị cao hơn gấp 1.8 lần so với những người ăn chế độ bình thường do họ không sử dụng sắt từ thịt.

Trong giai đoạn bổ sung sắt, liều khuyến nghị cho từng đối tượng được chỉ định như sau: 

2. Bổ sung sắt quá nhiều có gây ảnh hưởng tới sức khoẻ không? 

Cơ thể có thể điều chỉnh lượng sắt bằng cách điều chỉnh tốc độ sắt hấp thụ ở đường tiêu hóa thông qua hormone hepcidin. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều sắt có thể gây phá vỡ sự cân bằng này. 

Thừa sắt sẽ khiến cho sắt tự do tích tụ trong cơ thể nhiều. Sắt tự do là chất oxy hoá và có thể gây ra những tổn thương cho tế bào của cơ thể. Lúc này cơ thể có nguy cơ đối mặt với một vài vấn đề sau:

  • Ngộ độc sắt thường xảy ra ở tình trạng cấp tính với những đối tượng sử dụng sắt quá liều. Chẳng hạn như liều duy nhất từ 10 đến 20mg/kg trọng lượng cơ thể, có thể gây ra các triệu chứng bất lợi. Liều cao hơn 40 mg/kg trọng lượng cơ thể cần đến cơ sở y tế và được chăm sóc y tế. 

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung sắt quá liều, đặc biệt liều cao liên tục có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng. Triệu chứng đầu tiên của ngộ độc sắt là đau dạ dày, buồn nôn, nôn…Tiếp đến, lượng sắt dư thừa tích tụ nhiều trong cơ thể sẽ tác động tổn thương đến các cơ quan nội tạng, tổn thương não, gan… có thể gây ra tử vong cho người bệnh. 

  • Bệnh huyết sắc tố di truyền hay bệnh thiếu máu tan máu di truyền. Với những người bệnh thường, có thể thừa sắt không phải là mối quan tâm quá lớn. Nhưng với những người có yếu tố di truyền khi hấp thụ quá nhiều sắt từ đường tiêu hoá, sẽ gây ra tình trạng rối loạn ứ sắt phổ biến nhất là bệnh huyết sắc tố di truyền. Khi đó, sắt sẽ tích tụ khá nhiều trong các mô và cơ quan của cơ thể. Theo thời gian, bênh không được điều trị sẽ làm tăng nguy cơ viêm khớp, các vấn đề về gan, ung thư, suy tim…
  • Nguy cơ ung thư. Các nghiên cứu quan sát cho thấy việc hấp thu quá nhiều sắt hem có thể làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết. Ngoài ra, các thử nghiệm lâm sàng cũng chỉ ra rằng hấp thu sắt hem từ thực phẩm bổ sung hoặc từ thịt đỏ có thể làm tăng sự hình thành các hợp chất N-nitroso gây ung thư đường tiêu hoá. 
  • Nguy cơ nhiễm trùng cao. Cả hai tình trạng thừa sắt và thiếu sắt đều khiến mọi người dễ bị nhiễm trùng hơn. Lý do giải thích điều này là bởi hệ miễn dịch sử dụng sắt để thực hiện quá trình tiêu diệt vi khuẩn có hại. Vì vậy sẽ cần một lượng sắt cần thiết để chống lại tình trạng nhiễm trùng. 

3. Những điểm cần lưu ý khi bổ sung sắt cho cơ thể

Khi bạn có ý định bổ sung viên sắt bạn nên lưu ý một số điều sau đây: 

  • Không uống viên sắt cùng với canxi, bởi vì canxi có thể làm giảm khả năng hấp thu của sắt vào cơ thể. Trong trường hợp phải dùng cả hai loại hợp chất này thì nên uống cách nhau từ 1 đến 2 tiếng, để tránh tình trạng các chất cạnh tranh hấp thu. 
  • Khi uống sắt nên uống với nước lọc hoặc uống với nước trái cây ép có hàm lượng vitamin C phong phú. Lý do vitamin C có thể khử sắt 3 thành sắt 2 giúp cơ thể hấp thu dễ dàng hơn. 
  • Không kết hợp sử dụng sắt với các loại thuốc kháng sinh nằm trong nhóm tetracyclin, quinolon hoặc các thuốc kháng acid…
  • Không nên nhai viên thuốc sắt trước khi uống
  • Để bổ sung đúng liều lượng sắt cần cho cơ thể, thì cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý bổ sung hoặc dừng bổ sung khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ. 
  • Với phụ nữ đang mang thai thì việc cung cấp sắt cho cơ thể ở giai đoạn này khá cần thiết. Đồng thời thực hiện xét nghiệm kiểm tra sắt ở thai kỳ tuần 12 và 20 xác định tình trạng cơ thể và bổ sung sắt. 
  • Lựa chọn viên sắt có thương hiệu uy tín, và kiểm định chất lượng cũng như an toàn cho người sử dụng. 

Thiếu sắt có thể gây ra nhiều ảnh hưởng bất lợi tới sức khỏe nói chung. Tuy nhiên, nếu bổ sung sắt không đúng theo nhu cầu và quy định cũng mang lại nhiều tác dụng trái chiều nghiêm trọng cho cơ thể. Vì vậy, 1 năm bổ sung sắt mấy lần thì câu trả lời là khoảng 3 tháng liên tiếp cho người lớn. Việc bổ sung sắt sẽ được thực hiện xét nghiệm và chỉ định của bác sĩ cho từng trường hợp cụ thể. 

Hình: 1 năm bổ sung sắt mấy lần thì câu trả lời là khoảng 3 tháng liên tiếp cho người lớn 

Nếu bạn đang gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào, điều quan trọng là phải trao đổi với bác sĩ chuyên môn để giúp kiểm tra mức độ thiếu máu thiếu sắt, đồng thời có thể bổ sung cho sự thiếu hụt bằng cách sử dụng các chất bổ sung đường uống hoặc phương pháp điều trị IV khi cần thiết.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả

212

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

xem thêm
Khi nào cần xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt?

Khi nào cần xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt?

Các tác dụng phụ khi truyền sắt có thể gặp

Các tác dụng phụ khi truyền sắt có thể gặp

Vì sao bạn bị đau đầu do thiếu sắt?

Vì sao bạn bị đau đầu do thiếu sắt?

Thường xuyên uống sắt có nóng không?

Thường xuyên uống sắt có nóng không?

Tình trạng máu thiếu sắt nên ăn gì để bù đắp cho cơ thể?

Tình trạng máu thiếu sắt nên ăn gì để bù đắp cho cơ thể?

212

Bài viết hữu ích?