Mến chào bạn Chi,
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chương trình. Đầu tiên, chúng tôi sẽ giới thiệu vắn tắt về ý nghĩa, vai trò của xét nghiệm nước tiểu.
Tóm lại, xét nghiệm nước tiểu chủ yếu giúp bác sĩ đánh giá chức năng thận, phát hiện các vấn đề về sức khỏe, và cung cấp thông tin quan trọng về tình trạng tổng thể của cơ thể.
Thông thường, mức hồng cầu trong nước tiểu được đánh giá là an toàn sẽ nằm trong khoảng 0.015 - 0.062 mg/dL hoặc 5 - 10 ERY/UL.
Tuy nhiên khi hồng cầu niệu tăng cao thường là dấu hiệu cảnh báo tổn thương thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo dẫn đến xuất hiện máu trong nước tiểu.
Hồng cầu trong nước tiểu cao gợi ý các vấn đề như: nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận, viêm cầu thận, thận đa nang, xuất huyết từ bàng quang hay bướu thận, ung thư bàng quang…
Tuy nhiên xét nghiệm nước tiểu có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố khác (ví dụ như thời gian hành kinh ở nữ giới). Do vậy để tránh sai lệch kết quả, bạn nên tránh thực hiện xét nghiệm nước tiểu trong chu kỳ kinh nguyệt, đồng thời liên hệ bác sĩ để được hỗ trợ tốt hơn, nhất là khi thấy kèm theo các dấu hiệu bất thường (như tiểu rắt, tiểu buốt, nước tiểu màu bất thường, đi tiểu nhiều lần, tiểu ít kéo dài....). Bác sĩ có thể sẽ hướng dẫn bạn thực hiện thêm các xét nghiệm bổ sung để xác định bạn có mắc các vấn đề về thận hay đường niệu hay không, cụ thể là tình trạng nào.
*Lưu ý: Để đảm bảo kết quả xét nghiệm nước tiểu chính xác nhất, vào ngày kiểm tra bạn nên nhịn đói trước 4-6 giờ hoặc không ăn sáng ngay sau khi thức dậy. Tránh uống các loại nước uống có đường hoặc chất kích thích như cà phê. Ngoài ra, không nên tiêu thụ thực phẩm có thể làm thay đổi màu nước tiểu như củ cải hoặc cà rốt, hạn chế sử dụng một số loại thuốc có thể gây biến đổi màu nước tiểu, như thuốc chống đông, metronidazole, sulfonamide, và sắt sulfate.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi. Nếu có thắc mắc nào khác, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp để nhận được hỗ trợ kịp thời từ đội ngũ bác sĩ và chuyên gia của Dripcare nhé.
908
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
908
Bài viết hữu ích?