Zalo

Sáng sớm ăn ngô có béo không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Ngô là 1 trong những món ăn quen thuộc, loại ngũ cốc nguyên hạt giàu dinh dưỡng. Mỗi bắp ngô đều chứa vitamin, giàu chất xơ và các loại khoáng chất khác. Vì thế, ngô rất được ưa chuộng và có trong các thực đơn ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, ngô cũng chứa nhiều tinh bột nên nhiều người lo ngại rằng liệu ăn ngô có béo không?

1. Ngô và giá trị dinh dưỡng của ngô

1.1 Nguồn gốc của ngô

Ngô là một loại ngũ cốc được sử dụng rộng rãi xếp thứ 2 trên thế giới sau lúa gạo. Hơn nữa, ngô trở thành một món ăn không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của con người trong suốt chiều dài lịch sử. Mexico là đất nước xuất xứ của ngô và được con người phát hiện ra hơn 9.000 năm trước. Kể từ đó, ngô được nhiều nước chọn làm “món lương thực quốc gia”. Có nhiều loại ngô khác nhau cũng như các hạt có màu sắc khác nhau bao gồm trắng, vàng, xanh, đỏ hoặc tím. Ngô được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như ngô luộc, ngô nướng, cháo ngô, bỏng ngô, bột ngô, bánh ngô, siro, ngô dầu,…

1.2 Thành phần dinh dưỡng của ngô 

Trong mỗi bắp ngô có chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng thiết yếu như chất xơ, carbohydrate, vitamin, tinh bột và khoáng chất. Trung bình cứ khoảng 164g (tương đương 1 cốc ngô ngọt) chứa các thành phần dinh dưỡng bao gồm:

  • 5,4 gam chất đạm;
  • 2,1 gram chất béo;
  • 177 calo;
  • 24% DV vitamin B1 (Thiamine);
  • 19% DV vitamin B9 (acid folic);
  • 17% DV vitamin C;
  • 10% DV Kali;
  • 11% DV Magie;
  • 4,6 gam chất xơ.

Ngoài ra, trong ngô không chứa gluten nên rất phù hợp đối với những người mắc bệnh Celiac (một loại bệnh rối loạn kém hấp thu do không dung nạp gluten). Ngô có giá trị dinh dưỡng cao và là thành phần không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày.

                    Hình: Ngô và các thành phần dinh dưỡng của ngô

2. Ăn ngô có béo không?

Một số người tự hỏi rằng liệu “Ăn ngô có béo không?” hay “Ăn ngô ngọt có béo không?” Trên thực tế, ngô rất giàu tinh bột, có thể làm tăng lượng đường trong máu. Đồng thời, ngô có hàm lượng tinh bột cao, có thể dẫn đến tăng cân nếu tiêu thụ với số lượng lớn. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, những người thường xuyên tiêu thụ một khẩu phần ngô mỗi ngày có thể tăng cân 2 pound (0,9 kg). Vì vậy, những người muốn giảm cân nên hạn chế ăn ngô hàng ngày. Thay vì ăn ngô, bạn có thể chọn khoai tây, các loại rau giàu tinh bột khác hoặc đậu Hà Lan sẽ không gây tăng cân nhiều.

3. Ăn ngô luộc có béo không?

Liệu ăn ngô luộc có béo không? Trên thực tế, ngô chứa 2 loại chất béo chính là omega-3 và omega-6. Vì đây đều là những chất béo lành mạnh nên bạn có thể bổ sung ngô nấu chín vào thực đơn giảm cân trong chế độ ăn kiêng. 

Mặt khác, trong mỗi bắp ngô luộc còn chứa nhiều chất xơ, vitamin E và magie, đặc biệt là ít chất béo. Do đó, ăn ngô luộc điều độ hoặc với mức độ vừa phải có thể tránh được tình trạng tích tụ mỡ thừa trong cơ thể. 

Ngoài ngô luộc thì nhiều người cũng băn khoăn ăn ngô nếp có béo không? Ngày nay, ngô nếp đang ngày càng được nhiều người lựa chọn bởi độ mịn, mềm và hương vị tuyệt vời,... Trên thực tế, hàm lượng dinh dưỡng của ngô nếp không khác biệt nhiều so với các loại ngô khác. Vì vậy, nếu bạn dự định lựa chọn ngô trong chế độ ăn giảm cân thì hãy chọn những giống gạo nếp không biến đổi gen và tiêu thụ chúng theo khẩu phần và thời gian cụ thể. Các chuyên gia khuyên rằng, bạn nên ăn ngô vào bữa sáng hoặc giữa các bữa ăn đối với những người ăn chế độ ăn kiêng. Bạn nên tránh ăn ngô vào buổi tối muộn hoặc trước khi đi ngủ vì nó ngăn cản cơ thể tiêu hóa hết lượng calo từ ngô. Kết quả là lượng mỡ thừa có xu hướng tích tụ trong cơ thể, dẫn đến tăng cân.

4. Ăn ngô có giảm cân không?

Nhiều người thích ăn ngô không chỉ vì hương vị mà còn vì lợi ích sức khỏe của nó. Nhưng trên thực tế, ngô không phải là một trong những thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng để giảm cân. Tuy nhiên, nó cũng mang lại những lợi ích khác. Bạn có thể thêm một lượng nhỏ ngô kết hợp với các loại rau khác để tạo thành một khẩu phần ăn trong chế độ ăn kiêng lành mạnh, đặc biệt đối với những người thích ăn ngô. 

                        Hình: Kết hợp rau củ với ngô ngọt có béo không

Nhìn chung, ngô rất giàu chất xơ và hợp chất thực vật có thể hỗ trợ hệ tiêu hóa và bổ mắt. Tuy nhiên, trong ngô có chứa nhiều tinh bột, vì thế nếu tiêu thụ quá mức có thể dẫn đến lượng đường trong máu tăng, đồng thời cản trở việc giảm cân. Sự an toàn của ngô biến đổi gen cũng là mối quan tâm lớn của nhiều người trên thế giới. Tuy nhiên, tiêu thụ với số lượng vừa phải, ngô có thể là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh.

Đặc biệt, nếu bạn đang thực hiện các chế độ ăn kiêng lành mạnh để giúp giảm cân thì có thể cân nhắc sử dụng liệu pháp tiêu hao năng lượng để đạt được hiệu quả nhanh và bền vững hơn. Đây là phương pháp giảm cân đa trị liệu, được thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch các vi hoạt chất có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa. Cùng với chế độ ăn uống khoa học và tập luyện hợp lý, liệu pháp tiêu hao năng lượng sẽ giúp bạn đào thải mỡ tới cấp độ tế bào và giảm cân hiệu quả mà không gây mệt mỏi hay ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Uyên xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

14 cách để giảm cân sau tuổi 40

14 cách để giảm cân sau tuổi 40

Thường xuyên ăn miến có giảm béo không?

Thường xuyên ăn miến có giảm béo không?

Những chế độ ăn giảm cân tốt nhất

Những chế độ ăn giảm cân tốt nhất

Nhịn ăn có giảm cân không và có an toàn không?

Nhịn ăn có giảm cân không và có an toàn không?

52

Bài viết hữu ích?