Là 1 trong 2 loại mỡ phổ biến trong cơ thể. Nó là 1 lớp mỡ được tích tụ dưới da và bao phủ khắp các vùng trên cơ thể. Mỡ nằm dưới da đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể, giữ ấm và cung cấp nguồn năng lượng.
Mỡ dưới da thường tập trung ở những vùng như bụng, đùi, hông, cánh tay và mông. Tùy vào cơ địa và di truyền, mỗi người có thể tích tụ ở các vùng khác nhau. Tuy nhiên, mỡ thường tập trung ở vùng đùi và hông đối với nữ giới, vùng bụng đối với nam giới
Là 1 loại mỡ nằm sâu bên trong bụng, bao quanh các cơ quan nội tạng như gan, túi mật và ruột. Mỡ nội tạng không chỉ đơn thuần là mỡ dự trữ mà nó còn là một mối nguy tiềm tàng có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Không giống như mỡ nằm dưới da, mỡ nội tạng không dễ nhìn thấy bên ngoài và thường không gây ra sự đột biến về ngoại hình. Tuy nhiên, mỡ nội tạng có liên quan chặt chẽ đến nhiều bệnh lý nguy hiểm như bệnh tim mạch, tiểu đường type 2 và một số bệnh khác.
Phân bố mỡ trong cơ thể là một quá trình phức tạp và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Những yếu tố này không chỉ quyết định vị trí tích tụ mỡ mà còn có tác động đáng kể đến ngoại hình của chúng ta.
Giới tính đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến phân bố mỡ của cơ thể. Phụ nữ và nam giới có xu hướng tích tụ mỡ ở các vùng khác nhau. Phụ nữ thường có xu hướng tích tụ mỡ nhiều hơn ở vùng đùi, hông. Trong khi đó, nam giới thường có xu hướng tích tụ mỡ nhiều hơn ở vùng bụng.
Ảnh hưởng đáng kể đến phân bố mỡ của cơ thể. Khi tuổi tác gia tăng, cơ thể có xu hướng giảm tốc độ trao đổi chất và giảm hoạt động vận động, dẫn đến tích tụ mỡ ở vùng bụng và các vùng khác.
Các hormone như insulin, estrogen, testosterone, cortisol và hormone tuyến giáp đều có tác động đến phân bố mỡ. Chẳng hạn, insulin có vai trò trong việc lưu trữ mỡ trong tế bào và ảnh hưởng đến phân bố mỡ nội tạng.
Yếu tố di truyền cũng đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định phân bố mỡ trong cơ thể. Một số người có xu hướng tích tụ mỡ nhiều hơn ở vùng bụng và các vùng mỡ nội tạng do yếu tố di truyền.
Như vậy, phân bố mỡ của cơ thể không chỉ phụ thuộc vào lối sống và chế độ ăn uống, mà còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố di truyền, hormone, tuổi tác và giới tính.
Vậy có bao giờ bạn nghe về “thân hình quả táo” hay “thân hình quả lê”? Đằng sau những tên gọi thú vị này không chỉ là sự khác biệt trong phân bố mỡ của cơ thể, mà nó còn là vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta.
Ở người có thân hình quả lê lượng mỡ chủ yếu tập trung vào vùng hông, đùi. Điều này làm cho những người có thân hình quả lê sẽ có hông và đùi rộng hơn so với phần trên của cơ thể, tạo thành hình dạng giống như trái lê.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, sự phân phối mỡ trong thể hình hình lê có sự ảnh hưởng của hormone nữ estrogen. Hormone này thúc đẩy quá trình tích tụ mỡ xung quanh vùng hông và đùi, nên nhiều phụ nữ có thể sẽ có thân hình này sau khi bước vào giai đoạn mãn kinh, khi sản xuất estrogen giảm.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thể hình hình lê có nguy cơ ít bị các vấn đề liên quan đến sức khỏe do mỡ tích tụ chủ yếu ở vùng dưới cơ thể. Tuy nhiên, nếu tích tụ mỡ quá mức, đặc biệt là mỡ xung quanh các cơ quan nội tạng, có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh như bệnh tim mạch, tiểu đường, và bệnh mỡ trong máu.
Khác với thân hình quả lê, người có thân hình quả táo có lượng mỡ chủ yếu tập trung vào vùng bụng. Người có thân hình này có vòng eo lớn và phần trên của cơ thể rộng hơn so với phần dưới (hông và đùi), tạo thành dạng hình giống như trái táo.
Sự tích tụ mỡ ở thân hình quả táo được ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền và tình trạng sức khỏe tổng thể. Các nghiên cứu cho thấy rằng hormone testosterone thúc đẩy việc tích tụ mỡ vào khu vực bụng và xung quanh cơ quan nội tạng. Nên thân hình quả táo sẽ phổ biến hơn ở nam giới.
Thân hình quả táo có nguy cơ cao hơn bị các vấn đề sức khỏe như bệnh tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường loại 2 và kháng insulin. Mỡ tích tụ ở vùng bụng được cho là liên quan chặt chẽ đến các vấn đề sức khỏe này, vì mỡ này có xu hướng tạo ra nhiều các hormone và chất gây viêm trong cơ thể.
Dù là kiểu hình nào, việc tích tụ mỡ quá mức ở vùng bụng và mỡ nội tạng đều gây tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến chuyển hóa. Những rủi ro này không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn.
Chúng ta không thể đánh giá sức khỏe chỉ dựa trên hình dáng bên ngoài. Sự thật là, sức khỏe đến từ sự kết hợp giữa dinh dưỡng đầy đủ và lối sống lành mạnh. Vì vậy, hãy quan tâm đến những gì bạn đưa vào cơ thể mình cũng như cách bạn chăm sóc nó mỗi ngày.
Đừng chỉ chú trọng vào việc làm thế nào để trở nên thon gọn hơn, mà hãy tập trung vào việc làm thế nào để trở nên khỏe mạnh hơn. Lựa chọn một lối sống lành mạnh, hạnh phúc cho chính bạn, bởi vì bạn xứng đáng với những điều tốt đẹp nhất.
Tài liệu tham khảo
Frank AP, de Souza Santos R, Palmer BF, Clegg DJ. Determinants of body fat distribution in humans may provide insight about obesity-related health risks. J Lipid Res. 2019;60(10):1710-1719. doi:10.1194/jlr.R086975
Sharon Rady Rolfes EW. Chapter 8:Energy Balance and Body Composition. In: Understanding Nutrition. 15th ed. ; 2019:244-245.
27
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
27
Bài viết hữu ích?