Zalo

Mục đích và chỉ định xét nghiệm sán dải chó

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Ngoài vi khuẩn và virus, tình trạng nhiễm ký sinh trùng cũng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe. Hiện nay, có rất nhiều loại ký sinh trùng nguy hiểm có thể gây bệnh trên người, một trong số đó là bệnh nhiễm sán dải chó Echinococcus. Vậy sán dải chó Echinococcus là gì, mục đích và chỉ định xét nghiệm sán dải chó ra sao?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Sán dải chó Echinococcus là gì?

1.1. Định nghĩa

Sán dải chó Echinococcus là một loại ký sinh trùng dạng sán dây nhỏ hay còn được gọi với một cái tên khác là sán kim. Tình trạng sán dải chó Echinococcus này phân bố ở nhiều nước thuộc Bắc và Nam Mỹ, châu Phi, châu Âu, Nam châu Úc và một số nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam, Philippine… Vật chủ chính của Sán dải chó Echinococcus là chó nhà, chó rừng và đôi khi có thể là loài cáo. Tình trạng nhiễm sán dải chó Echinococcus ít được phát hiện tại nước ta nhưng mọi người cũng cần cảnh giác.

1.2. Cấu tạo

Sán dải chó Echinococcus trưởng thành dài khoảng 3 - 6mm, đầu có một hàng móc đôi và 4 dĩa hút, thân có ba đốt, đốt sán cuối cùng có chứa vài trăm trứng sán. Sau khi Sán dải chó Echinococcus ký sinh và phát triển trong ruột chó, đốt sán sẽ tự động di chuyển ra ngoài hậu môn, sau đó vỡ ra làm trứng sán phát tán khắp nơi. Khi đốt sán dải chó Echinococcus ra ngoài hậu môn sẽ kích thích gây ngứa, chó thường có thói quen liếm hậu môn và lông nên lông chó cũng thường bị dính nhiều trứng sán dải chó và dễ dàng lây nhiễm cho các vật chủ phụ khác như trâu, bò, cừu, ngựa, , lợn, dê... Cừu là vật chủ phụ chủ yếu nhất của loại sán này, trong khi con người là vật chủ phụ tình cờ. Trứng của loài sán dải chó Echinococcus theo phân chó ra ngoài có thể sống từ vài tuần đến vài tháng trong đất, hoặc các loại cỏ, rau.

Khi các động vật hoặc con người ăn hay nuốt phải trứng sán dải chó Echinococcus, nó sẽ đi vào đến tá tràng và được giải phóng ra thành ruột, theo hệ thống tĩnh mạch và  bạch mạch đi vào hệ thống đại tuần hoàn và sau đó đi khắp cơ thể. Nếu không bị thực bào, ấu trùng sán sẽ tiếp tục phát triển và hình thành bọng sán. Sau khoảng 5 tháng, bọng sán dải chó tiếp tục biến đổi thành nang sán có đường kính khoảng 10 mm. Nang đầu sán thường chứa đầy nước.

xét nghiệm sán dải chó
Chó là vật chủ gây bệnh của sán dải chó Echinococcus

1.3. Gây bệnh

Khi con người ăn rau sống có chứa sán dải chó Echinococcus hoặc vuốt ve lông chó, trứng sán sẽ bị dính vào tay, sau đó đi vào cơ thể và cư trú tại gan, lách, phổi, não. Tại đây trứng lớn của loài sán này sẽ phát triển và dần thành ấu nang có dạng bướu. Bướu sán tăng trưởng đạt đủ đường kính từ 1 - 7 cm, chứa trong đó khoảng trên 2 triệu đầu sán. 

Nang sán dải chó Echinococcus ở người có 3 loại gồm nang một bọc (aunilocular), nang xương (osseous) và nang túi (alveolar). Loại nang một bọc gặp phổ biến nhất ở người, ít gặp hơn ở động vật. Nang sán dải chó Echinococcus thường phát triển chậm trong nhiều năm, thường gặp với tỷ lệ 66% tại gan, 22% tại phổi; 3% tại thận, 2% tại xương, 1% tại não và một số cơ quan khác như tim, cơ, lách, mắt.

Các triệu chứng gây ra bởi nhiễm sán dải chó Echinococcus là khác nhau ở từng cơ quan:

  • Bướu sán dải chó Echinococcus ký sinh ở gan có thể chèn ép ống dẫn mật gây triệu chứng vàng da. 
  • Khi bướu sán ở tim trái vỡ ra, các đầu sán sẽ theo đường máu mà di chuyển lên não lách, thận, gan. Nếu ở buồng tim phải thì đầu sán di chuyển lên phổi.
  • Bướu sán dải chó Echinococcus xuất hiện ở thận thường gây đau lưng, tiểu máu. 
  • Bướu sán cư trú ở lách làm đau cạnh sườn và xương sườn trái bị gồ lên. 
  • Bướu sán ở trong đốt xương sống có thể gây ra các tổn thương tủy sống. 
  • Bướu sán cư trú tại các xương làm xương trở nên xốp và dễ gãy.
  • Khi bướu sán dải chó Echinococcus vỡ thường làm cho người bệnh cảm giác nhiệt độ cơ thể tăng giảm thất thường, ngứa, nổi mề đay, rối loạn tiêu hóa, tím tái, khó thở, ngất, hôn mê.
  • Nếu chất dịch trong bướu đi vào máu có thể gây tình trạng sốc phản vệ.

2. Mục đích và chỉ định xét nghiệm sán dải chó

Điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tại một quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam rất thích hợp cho ký sinh trùng phát triển và gây bệnh. Từ vật chủ, gặp môi trường thuận lợi, ký sinh trùng như sán dải chó Echinococcus có thể bám vào vật trung gian, lây nhiễm sang con người và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Hơn nữa, ý thức của người dân Việt Nam về phòng ngừa và kiểm tra ký sinh trùng định kỳ còn nhiều hạn chế, dẫn tới nhiều trường hợp bệnh nhân nhiễm sán dải chó Echinococcus nặng mới đi khám.

Bệnh giun sán nói chung và sán dải chó nói riêng hiện nay có thể phát hiện sớm thông qua xét nghiệm sán dải chó Echinococcus và cũng có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị trễ, tình trạng nhiễm sán dải chó có thể gây biến chứng không thể phục hồi cho các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt nhất là não.

Các chuyên gia khuyến cáo, mỗi người, cả người lớn lẫn trẻ em, đều nên xét nghiệm sán dải chó Echinococcus định kỳ 6 tháng đến 1 năm một lần để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

Đặc biệt, khi gặp phải các dấu hiệu nghi nhiễm ký sinh trùng dưới đây, bạn cần thực hiện xét nghiệm ký sinh trùng để kiểm tra:

  • Suy giảm miễn dịch: Bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng nói chung cũng như sán dải chó nói riêng, đều có biểu hiện của suy giảm hệ miễn dịch, cụ thể hơn là giảm tổng hợp các Globulin miễn dịch A. Triệu chứng bao gồm mệt mỏi, khó tập trung, trí nhớ kém, trầm cảm… Bệnh nhân bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng do khó đồng hóa protein, chất béo, carbohydrates và các Vitamin A, Vitamin B12.
  • Phản ứng dị ứng: Khi sán dải chó Echinococcus xâm nhập sẽ gây ra nhiều rối loạn chức năng tại đường tiêu hóa, đặc biệt hơn là gây ra phản ứng dị ứng ở người bệnh.
  • Các vấn đề về da: Sán dải chó Echinococcus xâm nhập và ký sinh trên da  thường gây ra các vấn đề như phát ban, nổi mề đay, ngứa, eczema…
xét nghiệm sán dải chó
Sán dải chó Echinococcus xâm nhập và ký sinh trên da gây ra phát ban
  • Đau khớp và cơ bắp: Tình trạng này xảy ra do sán dải chó Echinococcus hoạt động trong cơ thể gây chấn thương các mô khớp, xương và cơ bắp, hoặc do phản ứng miễn dịch cơ thể chống lại các cấu trúc này
  • Thiếu máu: Nếu sán dải chó Echinococcus bám vào niêm mạc dạ dày, ruột non… để hút chất dinh dưỡng có thể sẽ làm chảy máu, khiến cơ thể thiếu máu trầm trọng.
  • Các vấn đề tiêu hóa: Bệnh nhân nhiễm sán dải chó Echinococcus thường gặp tình trạng chướng bụng, kích thích ruột, tiêu chảy, đầy hơi…
  • Tâm trạng bồn chồn lo lắng: Do sán dải chó Echinococcus sống trong cơ thể người, ly giải các chất độc và sản phẩm thải vào máu người, có thể dẫn tới nhiễm trùng nghiêm trọng. Đặc biệt, các độc tố này có thể kích thích, ảnh hưởng tiêu cực tới hệ thần kinh trung ương, khiến bệnh nhân thường xuyên bồn chồn, lo lắng, căng thẳng thần kinh, mất ngủ, ngủ không ngon giấc.
  • Thường thức giấc vào buổi đêm: Độc tố thải ra từ sán dải chó Echinococcus khiến gan phải làm việc “gắng sức” hơn để loại chúng ra khỏi cơ thể, điều này có thể khiến bạn dễ thức giấc vào buổi đêm.

 Ngoài ra, những đối tượng thuộc các yếu tố nguy cơ sau đây cũng cần làm sán dải chó Echinococcus để tầm soát:

  • Các gia đình có nuôi chó, hoặc gia súc như bò, heo, dê, cừu...
  • Ăn phải đồ ăn nước uống, đặc biệt là rau sống có nhiễm trứng sán.
  • Ăn phải những nội tạng của động vật, ăn thịt chó có bị nhiễm ấu trùng.

Một số xét nghiệm sán dải chó Echinococcus bao gồm:

  • Xét nghiệm công thức máu cho thấy tỷ lệ bạch cầu ái toan tăng khoảng 20 - 25%. 
  • Xét nghiệm phát hiện kháng thể IgG của sán dải chó Echinococcus.
  • Xét nghiệm huyết thanh miễn dịch học phát hiện sán dải chó Echinococcus.
  • Chụp X - quang có thể phát hiện sớm các nang sán.
xét nghiệm sán dải chó
Có nhiều xét nghiệm được chỉ định để chẩn đoán sán dải chó Echinococcus

3. Điều trị sán dải chó Echinococcus

Dựa vào triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm sán dải chó Echinococcus, bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị bệnh phù hợp và hiệu quả với từng người bệnh. Có thể sử dụng cách thức điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật bóc tách nang sán dải chó Echinococcus tùy theo trường hợp bệnh cụ thể. Hiện nay, sán dải chó Echinococcus được điều trị bằng phác đồ sử dụng thuốc thuốc Albendazole đơn độc hoặc kết hợp với phẫu thuật cắt bỏ phần gan hoặc cắt bỏ một phần phổi, hoặc chọc hút nang sán.

Ngoài việc điều trị sán dải chó, để phòng ngừa nhiễm sán dải chó Echinococcus cần chú ý đến một số biện pháp như sau:

  • Hạn chế đồ sống, đặc biệt là ăn rau sống hoặc chỉ ăn khi đã được ngâm rửa sạch, ăn chín uống sôi
  • Rửa tay sau khi tiếp xúc với thú cưng, đặc biệt là chó và méo… trước khi chế biến thức ăn.
  • Quản lý và xử lý chất thải, đặc biệt là phân đúng quy định. Không thải bỏ chất thải và phân ra ngoài môi trường công cộng. Không khuyến cáo dùng phân động vật để bón cây.
  • Nếu gia đình bạn có nuôi thú cưng, cụ thể là chó thì nên thường xuyên cho chúng đi kiểm tra sức khỏe và tiêm phòng định kỳ.
  • Tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần.

Sán dải chó Echinococcus là một loại ký sinh trùng gây bệnh cho người ít phổ biến tại Việt Nam, tuy nhiên, việc đề phòng nhiễm bệnh cần phải luôn được đề cao. Hãy thường xuyên đi khám sức khỏe cho bản thân và có thể lựa chọn gói tầm soát các loại ký sinh trùng. Khi lựa chọn gói tầm soát này các bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện thăm khám, làm các xét nghiệm chẩn đoán, từ đó đưa ra các biện pháp điều trị kịp thời.

Nguồn: http://impe-qn.org.vn

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Đặng Phước Bảo xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Thịt gà có thể gây dị ứng - cách nào để biết bạn có bị dị ứng thịt gà không?

Thịt gà có thể gây dị ứng - cách nào để biết bạn có bị dị ứng thịt gà không?

Chỉ số xét nghiệm máu EOS tăng 47,7% có sao không?

Chỉ số xét nghiệm máu EOS tăng 47,7% có sao không?

Các chỉ số xét nghiệm giun đũa

Các chỉ số xét nghiệm giun đũa

Xét nghiệm máu IgE là gì?

Xét nghiệm máu IgE là gì?

Chỉ số xét nghiệm máu ige thế nào là bình thường?

Chỉ số xét nghiệm máu ige thế nào là bình thường?

153

Bài viết hữu ích?