Zalo

Lão hoá tế bào gốc melanocyte và hiện tượng bạc tóc

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Melanocyte là những tế bào tạo sắc tố chịu trách nhiệm về màu da và tóc của con người. Việc các tế bào melanocyte bị lão hoá sớm hơn các tế bào gốc nang tóc (chịu trách nhiệm cho sự phát triển của tóc) hoặc thiếu hụt melanocyte sẽ dẫn đến tóc bạc sớm. Tuy nhiên nguyên nhân cho sự lão hoá sớm của melanocyte vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Vậy thực sự mối liên hệ giữa tóc bạc sớm và lão hoá tế bào gốc melanocyte như thế nào?

1. Tổng quan về quá trình hoạt động của các tế bào melanocyte tạo tóc

Các nang tóc, cấu trúc tạo ra tóc phải trải qua nhiều chu kỳ phát triển trong suốt cuộc đời của một người. Tế bào gốc hắc tố được tìm thấy ở hai vị trí tại đáy mỗi nang tóc mà trong đó một vị trí sẽ có các tế bào melanocyte trải qua quá trình tự đổi mới để duy trì số lượng tế bào gốc chưa trưởng thành trong khi ở vị trí khác melanocyte có thể biệt hoá để hình thành nên tế bào hắc tố sản xuất melanin cho tóc. Nói cách khác, trong mỗi chu kỳ tăng trưởng tế bào gốc melanocyte có thể biệt hoá một phần sản xuất sắc tố và sau đó quay trở lại trạng thái không biệt hoá.

Ngoài ra, sự biến đổi của các tế bào giữa các vùng bị gián đoạn khi chu kỳ phát triển nang lông lặp đi lặp lại cũng dẫn tới giảm số lượng tế bào gốc có thể phát triển thành hắc tố sản xuất sắc tố ít hơn, từ đó dẫn tới bạc tóc. Có thể nói, việc duy trì tế bào gốc melanocyte khoẻ mạnh là chìa khoá để bảo tồn mái tóc đen của bạn. May mắn là các tế bào melanocyte cũng có thể tự thay đổi vị trí đến nơi thích hợp trong nang lông để giúp ngăn ngừa tình trạng bạc tóc.

Ảnh 1: Tế bào gốc melanocyte đóng vai trò quan trọng trong hình thái của tóc
Tế bào gốc melanocyte đóng vai trò quan trọng trong hình thái của tóc

2. Vai trò của tế bào gốc trong các giai đoạn tăng trưởng của tóc

Mỗi sợi tóc bao gồm phần bên ngoài có thể nhìn thấy được gọi là thân tóc và phần gốc nằm dưới bề mặt da. Chân tóc được bao quanh hoặc bọc bởi nang tóc, có nhiệm vụ thúc đẩy sự phát triển của tóc. Nang tóc cũng ảnh hưởng đến kết cấu và màu sắc của tóc. Trong số rất nhiều loại tế bào có trong nang lông thì phải kể đến tế bào gốc chịu trách nhiệm tái tạo các mô trong cơ thể và có thể biệt hoá để tạo thành một tế bào chuyên biệt.

Cụ thể sự phân chia của một tế bào gốc có thể dẫn tới sự hình thành các tế bào gốc mới giống nhau và/hoặc các tế bào có thể biệt hoá để đảm nhận những vai trò khác nhau. Sự biệt hoá của tế bào gốc thành loại tế bào thực hiện một chức năng cụ thể được cho là không thể đảo ngược.

Các tế bào gốc trong nang tóc tạo ra các tế bào giúp tái tạo tế bào nang tóc và tạo điều kiện cho tóc phát triển. Trong suốt cuộc đời của một người, mỗi nang tóc trải qua một số chu kỳ phát triển bao gồm 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn tăng trưởng: Có thể kéo dài từ 2-6 năm và liên quan đến sự phân chia tế bào trong nang lông, dẫn tới sự dài ra của tóc
  • Giai đoạn chuyển tiếp ngắn: Có thể kéo dài vài tuần và liên quan đến sự co rút của nang lông và làm chậm quá trình mọc tóc
  • Giai đoạn nghỉ ngơi (giai đoạn telogen): Kéo dài từ 3-4 tháng và liên quan đến việc ngừng tăng trưởng và rụng tóc cũ, sau đó là bắt đầu giai đoạn tăng trưởng mới

Các tế bào cấu tạo nên nang tóc và sản xuất keratin được tạo ra bởi tế bào gốc nang tóc. Ngược lại, các tế bào hắc tố tạo ra melanin (sắc tố chịu trách nhiệm về màu tóc) được tạo ra bởi sự biệt hoá của tế bào gốc melanocyte. Những melanocyte này hiện diện ở hai vị trí riêng biệt trong giai đoạn telogen gồm vùng mầm tóc và vùng dự trữ tế bào gốc. Trong khi vùng dự trữ sẽ là nơi chứa đa số các khoang tế bào gốc thì các tế bào melanocyte ở vùng mầm tóc sẽ biệt hóa để hình thành các tế bào melanocyte trưởng thành tạo ra sắc tố cho tóc trong giai đoạn tăng trưởng hoặc chuyển tiếp.

3. Lão hoá tế bào gốc melanocyte và hiện tượng bạc tóc có liên quan gì đến nhau?

Khi con người càng lớn tuổi, cùng với sự lão hoá tự nhiên của cơ thể, các tế bào melanocyte cũng ngày càng suy yếu và không còn khả năng biệt hoá để tạo ra hắc tố melanin hay chức năng biệt hoá bị gián đoạn. Điều này dẫn tới sự thiếu hụt của melanin ở tóc và tạo ra tóc bạc. Tuy nhiên, ở một số người trẻ tuổi cũng gặp phải hiện tượng tóc bạc sớm, điều này lại do nhiều nguyên nhân khác tác động lên chứ không hẳn chỉ là tế bào melanocyte. Các yếu tố có thể gây ra tóc bạc sớm gồm có:

  • Thiếu vitamin B12
  • Có bệnh lý tuyến giáp
  • Tiêu thụ nhiều thực phẩm không lành mạnh
  • Stress
  • Gia đình có gen tóc bạc sớm
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc có hoá chất và thuốc nhuộm có hại làm giảm mức độ melanin, tóc mất màu tự nhiên sớm.
Ảnh 2: Sự lão hoá của tế bào melanocyte dẫn tới tình trạng tóc bạc sớm
Sự lão hoá của tế bào melanocyte dẫn tới tình trạng tóc bạc sớm

4. Ứng dụng của hiểu biết về tế bào gốc melanocyte trong chăm sóc tóc

Hiện nay các nhà khoa học đang tìm các biện pháp phục hồi tóc tự nhiên nhất nhằm hạn chế vấn đề tóc mỏng, tóc bạc nhiều. Họ đã tìm ra một giải pháp có hiệu quả tái tạo nang tóc tự nhiên nhất, đó là liệu pháp sử dụng chất tiết tế bào hay exosome được chứng minh có hiệu quả lâm sàng trong lĩnh vực tái tạo da trên bệnh nhân bị bỏng, vì vậy các nhà khoa học cũng cho rằng chúng có khả năng tái tạo cho nang tóc. 

Hiện nay, exosome đã được ứng dụng trong điều trị nhằm kích thích phát triển nang tóc khỏe mạnh tại các phòng khám và điều trị rụng tóc, bạc tóc.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Hải Minh xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Tác dụng của lăn kim tế bào gốc

Tác dụng của lăn kim tế bào gốc

Các tác dụng của tế bào gốc trong làm đẹp

Các tác dụng của tế bào gốc trong làm đẹp

Tiềm năng của liệu pháp kéo dài tuổi thọ

Tiềm năng của liệu pháp kéo dài tuổi thọ

Ứng dụng của tế bào gốc trong làm đẹp da

Ứng dụng của tế bào gốc trong làm đẹp da

Trẻ hóa bằng tế bào gốc: Những điều cần biết

Trẻ hóa bằng tế bào gốc: Những điều cần biết

12

Bài viết hữu ích?