Làm đẹp bằng chất làm đầy da là 1 trong những xu hướng của cả nam giới lẫn phụ nữ hiện nay. Mặc dù đem lại nhiều lợi ích cho da, che đậy các khuyết điểm, tuy nhiên việc bơm chất làm đầy mặt, làm căng da cũng mang lại một số tác dụng phụ nhất định. Cục quản lý Dược phẩm & Thực phẩm Hoa Kỳ cũng đã nêu ra một số chống chỉ định sử dụng chất làm đầy da. Hãy cùng tìm hiểu khi nào nên và không nên sử dụng chất làm đầy, căng da nhé.
1. Chất làm đầy mặt, đầy da là gì?
Chất làm đầy da, đầy mặt là những hoạt chất dạng gel được sử dụng bằng các tiêm dưới da. Chất này thường được sử dụng để làm căng da, che đi các vết da nhăn và làm mịn da hơn.
Theo Cục quản lý Dược phẩm & Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) quy định thì làm đẹp bằng chất làm đầy da đồng nghĩa với việc sử dụng một thiết bị y tế. Do đó, việc sử dụng chất làm đầy da được xem như một biện pháp làm thẩm mỹ cho da, và phải được thực hiện bởi nhân viên y tế có kinh nghiệm sử dụng loại thiết bị này (bác sĩ thẩm mỹ hoặc kỹ thuật viên y tế).
Trong nhiều báo cáo lâm sàn thì chất làm đầy da đã được chấp thuận sử dụng tạm thời cho đến khi có các kết quả thử nghiệm mới. Theo như hiện tại, làm đẹp bằng chất làm đầy da, đầy mặt là an toàn vì chúng được làm từ các nguyên liệu mà cơ thể sẽ phân hủy và hấp thụ. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả tốt khi bơm chất làm đầy mặt hay tiêm chất làm đầy hốc mắt thì bạn sẽ phải lặp lại nhiều lần trong quy trình làm đẹp, tùy theo bác sĩ thẩm mỹ yêu cầu.
Một số loại chất làm đầy mặt, đầy da phổ biến hiện nay là
Axit hyaluronic, một loại đường được tìm thấy tự nhiên trong cơ thể.
Canxi hydroxyapatite, một khoáng chất và là thành phần chính của xương.
Poly-L-lactic acid (PLLA), một vật liệu tổng hợp có thể phân hủy sinh học.
Ngoài ra, một loại chất làm đầy da được làm từ hạt polymethylmethacrylate (PMMA) và collagen của bò, dù FDA chấp thuận cho phép sử dụng loại chất này, tuy nhiên cơ thể của con người lại không hấp thụ loại chất này và có thể gây nguy hiểm nếu sử dụng lâu dài.
2. Khi nào nên làm đẹp bằng chất làm đầy da?
Theo khuyến nghị từ FDA, một số trường hợp sau đây có thể sử dụng biện pháp làm đẹp bằng chất làm đầy, điều kiện yêu cầu với người trên 22 tuổi và sức khỏe bình thường.
Bơm chất làm đầy mặt khi muốn chỉnh sửa các nếp nhăn và nếp gấp trên khuôn mặt, mức độ từ trung bình đến nặng.
Bơm chất làm đầy mặt để tăng độ đầy đặn của môi, má, cằm, sử dụng phương pháp tiêm chất làm đầy hốc mắt để tăng độ đầy đặn của hõm dưới mắt, đường viền hàm hay mu bàn tay.
Khắc phục tình trạng mất mỡ trên khuôn mặt ở người bị nhiễm virus HIV.
Dù được FDA chấp thuận sử dụng ở những trường hợp trên, tuy nhiên, các phương pháp làm đẹp bằng chất làm đầy trên da, da mặt của bạn vẫn sẽ để lại những hậu quả nguy hiểm như sau:
Bầm tím;
Viêm (gồm sưng, nóng, đỏ đau trên da);
Sưng tấy;
Ngứa;
Phát ban.
Khi làm đẹp bằng chất làm đầy ở khu vực bàn tay, bạn có thể bị cản trở các hoạt động của bàn tay.
Một trong các biến chứng xảy ra khi làm đẹp bằng chất làm đầy da đó chính là vô tình tiêm vào mạch máu: khi chất làm đầy da xâm nhập vào mạch máu có thể gây hoại tử da, chết mô, nếu nặng có thể gây đột quỵ hoặc mù lòa (tiêm ở vùng mặt). Theo các chuyên gia của FDA, dù tỷ lệ thấp tuy nhiên nếu để các biến chứng của việc làm đẹp bằng chất làm đầy xảy ra, nó có thể kéo dài vĩnh viễn với người bệnh.
3. FDA Mỹ khuyến cáo không làm đẹp bằng chất làm đầy khi nào?
Ở một số trường hợp, FDA khuyến cáo mọi người không nên sử dụng phương pháp làm đẹp bằng chất làm đầy không được chấp thuận vì nó không an toàn cho sức khỏe và nguy cơ gây ra tác dụng phụ vô cùng cao.
FDA không chấp thuận silicone dạng tiêm hoặc các chất làm đầy dạng tiêm nhằm tạo đường nét cơ thể. Do đó, bạn không nên tìm đến các dịch vụ tiêm chất làm đầy vào ngực, mông, hoặc khoảng trống của các cơ bắp. Sử dụng chất làm đầy dạng tiêm để tạo nét cơ thể hoặc cải thiện cơ thể trên quy mô lớn hoàn toàn có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng, nặng nhất có thể tử vong.
FDA cũng không phê duyệt những thiết bị không sử dụng kim để tiêm chất làm đầy da vào cơ thể. Đồng thời, cảnh báo bạn không sử dụng các thiết bị này để tiêm axit hyaluronic hoặc các chất làm đầy môi và mặt khác. Sử dụng các thiết bị này có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng, có thể tổn thương vĩnh viễn cho da, môi hoặc mắt.
Phương pháp làm đẹp bằng chất làm đầy chỉ được thực hiện tại các cơ sở y tế có chuyên môn đầy đủ và cơ sở vật chất tốt. Các chất này không được phép bán cho người dân để tự sử dụng, hơn nữa, khi mua các chất làm đầy mặt, da trên thị trường, bạn sẽ không thể kiểm chứng chất lượng và biết rằng nó có thể để lại hậu quả gì cho cơ thể.
Nhìn chung, xu hướng làm đẹp bằng chất làm đầy da, mặt là một trong các phương pháp phổ biến hiện nay. Tuy vậy, phương pháp này cũng mang lại nhiều rủi ro nếu như bạn không tìm hiểu kỹ về danh mục các chất không được FDA chấp thuận hay thực hiện bơm chất làm đầy mặt, tiêm chất làm đầy hốc mắt ở những nơi không uy tín.
Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số
094 164 8888