Tuổi sinh học đề cập đến tình trạng sức khỏe tổng thể và chức năng sinh lý của một cá nhân, trái ngược với tuổi theo thời gian của họ. Trong khi tuổi theo thời gian chỉ đơn giản là số năm một người đã sống, thì tuổi sinh học lại tính đến nhiều yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến quá trình lão hóa và sức khỏe tổng thể.
Tuổi theo thời gian không phải lúc nào cũng phù hợp với tuổi sinh học. Một số cá nhân có thể có dấu hiệu lão hóa nhanh, gặp các vấn đề sức khỏe liên quan đến tuổi tác và suy giảm thể chất sớm hơn dự kiến. Mặt khác, một số cá nhân có thể duy trì sức khỏe và sức sống đặc biệt vượt xa độ tuổi theo thời gian của họ, biểu hiện tuổi sinh học trẻ hơn.
Tuổi sinh học bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm di truyền, lựa chọn lối sống, phơi nhiễm môi trường và tình trạng sức khỏe tổng thể. Những yếu tố này tương tác và góp phần vào những thay đổi sinh lý xảy ra trong cơ thể theo thời gian. Một số dấu hiệu và chỉ số phổ biến được sử dụng để đánh giá tuổi sinh học bao gồm:
Tuổi sinh học được sử dụng cho nhiều mục đích và đã trở thành một khái niệm quan trọng trong nhiều lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, sức khỏe và nghiên cứu. Dưới đây là một số ứng dụng và ứng dụng chính của tuổi sinh học:
Mặc dù tuổi sinh học là một công cụ có giá trị để đánh giá sức khỏe tổng thể và sự lão hóa nhưng không có tiêu chuẩn nào được chấp nhận rộng rãi để đo lường nó. Đánh giá và tính toán khác nhau có thể mang lại kết quả hơi khác nhau. Dưới đây là một số ví dụ về cách tính tuổi sinh học hay cách đo tuổi sinh học bạn có thể sử dụng để thử ước lượng tuổi sinh học của bản thân mình:
Trái tim và mạch máu là một trong số những cơ quan quan trọng nhất đối với cơ thể, nhịp tim khỏe mạnh và các mạch “đập” tốt là một phần rất quan trọng để duy trì sức khỏe. Thông thường, nhịp tim của bạn thường đập 60 - 100 lần/phút.
Để đếm được mạch đập, bạn hãy đặt 2 - 3 ngón tay lên cổ đối diện (thường là tay phải đặt lên tay trái), đặt lên động mạch chính của cơ thể, cụ thể ở đây là động mạch quay. Bạn có thể sẽ cảm thấy mạch nảy ngay dưới đầu ngón tay của mình. Đếm số lần đập trong vòng 15 giây rồi nhân với 4 để tìm ra nhịp tim trong vòng 1 phút của bạn, tuy nhiên để chính xác hơn, hãy đếm trong 60 giây. Mạch đập nhanh hơn hoặc quá chậm khi nghỉ ngơi cho thấy tim của bạn đang phải làm việc nhiều hơn, cũng tức là có nguy cơ bạn làm việc kém hiệu quả hơn. Nếu nhịp tim của bạn nhanh hơn 100 lần/phút, hãy cộng thêm 1 tuổi vào tuổi thực của mình, bạn có thể ước lượng được tuổi sinh học của bản thân.
Khả năng co giãn cơ giảm dần theo tuổi, tuy nhiện khả năng này cũng sẽ bị giảm đi ở người cao tuổi bởi rất nhiều yếu tố, ví dụ như thay đổi cấu trúc hóa học của các mô hay tăng canxi lắng đọng.
Ngồi trên sàn, khép chân, thẳng lưng và giơ tay thẳng phía trước mặt, ngang tầm với vai của bạn. Đánh dấu một điểm phía dưới sàn thẳng góc với đầu ngón tay. Sau đó vươn người, cố gắng chạm ngón tay đến đầu ngón chân trong khi vẫn giữ chân của bạn thẳng. Nếu bạn không chạm tới ngón chân, hãy đánh dấu lại một điểm xa nhất có thể với tới, sau đó đo khoảng cách giữa 2 điểm đã đánh dấu.
Hãy cộng thêm 1 tuổi vào tuổi thật của bạn nếu bạn vươn được dưới 5 inch (tương đương 12.7 cm), trừ đi 1 vào tuổi thật của bạn nếu bạn vươn xa hơn 10 inch (hơn 25.4 cm), lúc này bạn sẽ tính được tuổi sinh học. Nếu khoảng cách bạn vươn tới nằm trong khoảng từ 5 inch và 10 inch thì giữ nguyên tuổi thật của bạn.
Đo chỉ số khối cơ thể - BMI là một cách khác để đánh giá cơ thể cũng như là một cách đo tuổi sinh học của bạn. Chỉ số BMI bằng cân nặng (kg) chia cho chiều cao bình phương (m). Chỉ số BMI lớn chứng tỏ lượng mỡ cơ thể của bạn nhiều, bạn sẽ dễ mắc các vấn đề sức khỏe liên quan đến thừa cân - béo phì. Chỉ số BMI trên 25 thường được coi là thừa cân.
Cộng thêm 1 vào tuổi thật nếu BMI của bạn dưới 18.5 (đây là tình trạng nhẹ cân), cộng thêm 2 vào tuổi thật của bạn nếu BMI của bạn từ 25 - 29.9 (đây được xem là tình trạng thừa cân) và cộng thêm 3 tuổi nếu BMI của bạn trên 30 (đây là tình trạng béo phì). Trừ đi 1 tuổi vào tuổi thật nếu BMI của bạn từ 18.5-25 (đây là mức BMI khỏe mạnh).
Cơ thể bạn có hình trái táo, trái lê hay trái bơ? Tất cả mọi người đều có xu hướng tăng cân khi lớn tuổi, lúc này xem xét tỷ lệ eo/hông là một cách nhanh nhất để đánh giá sự phân bố mỡ trong cơ thể, đây cũng là một cách đo tuổi sinh học của bạn. Sự phân bố mỡ có thể cho biết phần nào về các nguy cơ sức khỏe như tiểu đường, đột quỵ, tăng huyết áp và một số loại ung thư. Số đo vòng eo của bạn là số đo khi đặt thước dây cao hơn rốn khoảng 5 cm, còn số đo của vòng hông là số đo lớn nhất ở vùng dưới rốn (thường đi ngang qua 2 gai chậu)
Đối với nam giới, nếu tỉ lệ eo/hông lớn hơn 1 và đối với nữ giới là lớn hơn 0.85 chứng tỏ rằng bạn đang có rất nhiều mỡ thừa ở vùng trung tâm cơ thể. Hãy cộng thêm 1 vào tuổi thực của bạn nếu tỷ lệ eo/hông của bạn vượt quá 2 con số trên.
Điều quan trọng cần lưu ý là những phương pháp này cung cấp các ước tính chứ không phải là thước đo chính xác về tuổi sinh học. Ngoài ra, các biến thể riêng lẻ và các yếu tố không được tính toán khác có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của phép tính. Việc tư vấn với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, chẳng hạn như bác sĩ hoặc chuyên gia lão khoa có thể đưa ra đánh giá toàn diện hơn về tuổi sinh học của một người dựa trên đánh giá y tế và kiến thức chuyên môn.
Hãy nhớ rằng, tuổi sinh học chỉ là một khía cạnh của sức khỏe tổng thể và những thay đổi liên quan đến tuổi tác. Các lựa chọn về lối sống, bao gồm duy trì chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục thường xuyên, kiểm soát căng thẳng và ngủ đủ giấc, có thể góp phần thúc đẩy quá trình lão hóa khỏe mạnh và có thể giúp làm chậm quá trình lão hóa sinh học.
1213
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
1213
Bài viết hữu ích?