Zalo

Hướng dẫn cách chăm sóc da mặt sau khi nặn mụn

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Tự nặn mụn tại nhà có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như để lại sẹo hoặc viêm nhiễm vĩnh viễn. Nguyên nhân là do bạn có thể truyền vi khuẩn từ tay sang vị trí mụn khi nặn gây ra nhiều mụn trứng cá hơn về sau. Vậy cách chăm sóc da mặt sau khi nặn mụn để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn, bảo vệ làn da như thế nào?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trần Quang Dũng - Bác sĩ Da liễu - Thẩm mỹ da

1. Da tổn thương thế nào sau khi nặn mụn?

Việc nặn mụn có thể thỏa mãn cảm giác tức thời nhưng dễ gây các ảnh hưởng xấu cho da mặt ngay lập tức cũng như về lâu dài. Các ảnh hưởng của việc nặn mụn đối với làn da gồm có:

  • Sẹo mụn: áp lực từ việc nặn mụn có thể làm tổn thương lớp da bên dưới và dẫn tới sẹo mụn mất thẩm mỹ
  • Tăng sắc tố: việc nặn mụn còn có thể dẫn tới viêm nhiễm, sau đó tăng sắc tố hoặc đổi màu vùng da bị tổn thương so với khu vực xung quanh
  • Sự nhiễm trùng: nặn mụn không đúng cách có thể khiến vùng da đó dễ bị vi khuẩn xâm nhập, điều này dẫn tới các đốm mụn nóng, đỏ khi chạm vào và đôi khi chảy mủ rất nguy hiểm
  • Vết thâm ngày càng nghiêm trọng: đôi khi một nốt mụn nổi có thể quay trở lại và gây ra hậu quả nặng nề hơn lần đầu tiên bạn nặn mụn. Đồng thời tình trạng thâm da ở vùng xung quanh khu vực mụn cũng nghiêm trọng hơn
Ảnh 1: Việc tự nặn mụn có thể để lại nhiều tổn thương cho da
Việc tự nặn mụn có thể để lại nhiều tổn thương cho da

2. Nặn mụn an toàn như thế nào?

Việc nặn mụn an toàn tốt nhất nên được thực hiện bởi các bác sĩ da liễu tại phòng khám hoặc bệnh viện. Trong trường hợp bạn không có khả năng tiếp cận với các dịch vụ nặn mụn chuyên nghiệp thì có thể ghi nhớ một số nguyên tắc trong việc nặn mụn an toàn như sau:

  • Nguyên tắc vô trùng: các bác sĩ da liễu chắc chắn sẽ sử dụng kỹ thuật vô trùng trong việc nặn mụn bằng việc đeo găng tay vô khuẩn, sử dụng các dụng cụ vô trùng để tránh đưa vi khuẩn vào da khiến mụn trở nên trầm trọng hơn
  • Dùng áp lực vừa phải: các bác sĩ da liễu cũng biết phải sử dụng bao nhiêu áp lực trong việc nặn mụn, tránh để lại sẹo. Họ cũng biết khi nào mụn không thể nặn được và khi nào nên dừng quá trình nặn mụn lại
  • Sử dụng thuốc: thông thường bác sĩ da liễu có thể tiêm corticosteroid vào những nốt mụn đặc biệt lớn hoặc đau đớn để thúc đẩy quá trình lành vết thương sau khi nặn mụn
  • Phân biệt các nốt mụn cần nặn: không phải nốt mụn nào cũng cần loại bỏ, vì vậy các bác sĩ da liễu sẽ phân biệt những nốt mụn cần thiết nặn và những nốt mụn không cần điều trị.

3. Hướng dẫn cách chăm sóc da mặt sau khi nặn mụn

Dù tự nặn mụn hay được bác sĩ, chuyên gia về da liễu thực hiện việc loại bỏ mụn thì sau đó bạn vẫn cần quan tâm đến việc ngăn ngừa nhiễm trùng, để lại sẹo. Một số bước để chăm sóc mặt mụn sau khi nặn gồm:

  • Rửa tay kỹ bằng xà phòng kháng khuẩn
  • Thoa thuốc mỡ kháng sinh như bacitracin bằng tay sạch hoặc tăm bông. Rửa tay sau khi bôi thuốc mỡ
  • Áp dụng điều trị tại chỗ kháng khuẩn như dầu cây trà giúp chống lại vi khuẩn, giảm viêm tốt hơn
  • Nếu mụn hở hoặc kích ứng hãy tiếp tục bôi thuốc mỡ
  • Tiếp tục các thói quen lành mạnh cho làn da như rửa mặt hàng ngày, áp dụng các phương pháp điều trị nếu cần như trị mụn, dưỡng ẩm cho da
  • Sử dụng miếng dán mụn có tác dụng chống lại mụn trứng cá và giảm viêm, đồng thời giúp bạn hạn chế việc nặn mụn. Các thành phần có trong miếng dán mụn gồm axit hyaluronic, niacinamide, axit salicylic hoặc dầu cây trà.
Ảnh 2: Bôi thuốc mỡ hoặc điều trị tại chỗ có thể giảm thiểu ảnh hưởng sau khi nặn mụn gây ra cho làn da
Bôi thuốc mỡ hoặc điều trị tại chỗ có thể giảm thiểu ảnh hưởng sau khi nặn mụn gây ra cho làn da

4. Các lựa chọn thay thế cho việc nặn mụn

Như đã đề cập việc nặn mụn được chỉ định rất hạn chế và có những lựa chọn thay thế tốt hơn, tuy nhiên đòi hỏi sự kiên nhẫn từ bạn. Một số phương pháp thay thế cho việc nặn mụn gồm:

  • Không chạm vào mặt, đặc biệt là vùng mụn và luôn rửa tay trước khi chạm vào chúng
  • Chườm đá bằng túi đá sạch phủ vải lên vùng mụn có thể giúp giảm mẩn đỏ và viêm do mụn trứng cá
  • Áp dụng các sản phẩm điều trị tại chỗ như benzoyl peroxide, axit salicylic hoặc dầu cây trà có thể giúp giảm vết thâm do mụn. Chúng cần thời gian để giảm viêm và an toàn trước khi được loại bỏ khỏi làn da
  • Tiếp tục thói quen làm sạch da, rửa mặt 2 lần mỗi ngày, thoa các sản phẩm trị mụn và tẩy tế bào chết khi cần thiết để ngăn ngừa nổi mụn, giữ cho mụn không trở nên tồi tệ hơn.
  • Bác sĩ da liễu có thể kê đơn thuốc kháng sinh nếu cần thiết trong điều trị mụn trứng cá. Nếu mụn liên quan đến hormone, một số thuốc đặc biệt hơn như thuốc tránh thai, thuốc kháng androgen sẽ được kê đơn và sử dụng.
  • Sử dụng dòng điện chuyên dụng hoặc tần số điện tử để loại bỏ mụn nhọt sâu, kích thước lớn

Tóm lại, việc tự nặn mụn có thể gây hại cho làn da. Nếu bạn đã quyết định tự loại bỏ mụn thì cần bôi thuốc mỡ kháng khuẩn hoặc điều trị tại chỗ để giảm tác hại do việc nặn mụn gây ra. Nếu mụn vấn tiến triển trở lại hoặc gặp khó khăn trong việc kiểm soát mụn thì đến gặp bác sĩ da liễu giúp xác định các nốt mụn cần điều trị, cũng như nguyên nhân gây ra mụn để có một làn da hoàn toàn khỏe mạnh.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Hải Minh xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Hướng dẫn cách chăm sóc da mặt ban ngày đơn giản nhất

Hướng dẫn cách chăm sóc da mặt ban ngày đơn giản nhất

Cách chăm sóc da mặt mụn lỗ chân lông to

Cách chăm sóc da mặt mụn lỗ chân lông to

Hướng dẫn cách chăm sóc da mặt sau khi tái tạo

Hướng dẫn cách chăm sóc da mặt sau khi tái tạo

Chăm sóc da bị mụn trứng cá

Chăm sóc da bị mụn trứng cá

Cách nào thu nhỏ lỗ chân lông trên da mặt?

Cách nào thu nhỏ lỗ chân lông trên da mặt?

10

Bài viết hữu ích?