Zalo

Chụp MRI có phát hiện ung thư không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Cộng hưởng từ, gọi tắt là MRI, là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh có hiệu quả cao trong việc chẩn đoán ung thư ở nhiều bộ phận của cơ thể. Tuy nhiên, MRI có thể không phát hiện được một số loại ung thư. Vậy vai trò của MRI trong chẩn đoán ung thư là gì và chụp MRI phát hiện bệnh gì?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Vũ Thế Khương - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh

1. Vai trò của MRI trong chẩn đoán ung thư

Nhiều bệnh nhân thắc mắc chụp MRI có phát hiện ung thư không. Các chuyên gia cho biết cộng hưởng từ (MRI) là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được sử dụng để đánh giá các cấu trúc bên trong cơ thể. Nguyên lý hoạt động của MRI là sử dụng nam châm và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh cắt ngang từ nhiều góc độ, qua đó giúp các bác sĩ có cái nhìn chi tiết hơn về mô mềm. Đây là yếu tố mà MRI thực hiện được trong khi các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác thì không thể.

chụp mri có phát hiện ung thư không
Nhiều người thắc mắc chụp MRI có phát hiện ung thư không? 

Với thắc mắc chụp MRI có phát hiện ung thư không, các chuyên gia cho biết đây là kỹ thuật có hiệu quả cao trong việc tìm ra nhiều loại ung thư. MRI thường phát hiện các khối u tốt hơn so với các kỹ thuật hình ảnh khác như chụp X quang hoặc cắt lớp vi tính CT. Nam châm và sóng vô tuyến được sử dụng trong quá trình chụp cộng hưởng từ có thể tạo ra hình ảnh khối u rất chi tiết.

Trong một số tình huống đặc biệt, thuốc nhuộm tương phản (được tiêm vào tĩnh mạch) sẽ được sử dụng để làm cho hình ảnh khối u rõ hơn trên phim MRI. Kỹ thuật bổ sung này cung cấp chi tiết và rõ ràng hơn hình ảnh các khối u ở các khu vực nhạy cảm, chằng hạn như tủy sống.

Ngoài hỗ trợ chẩn đoán, MRI còn có thể được sử dụng để xác định giai đoạn của ung thư bằng cách giúp bác sĩ hiểu tế bào ung thư đã lan rộng bao xa. Bác sĩ điều trị sẽ sử dụng thông tin này để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Đặc biệt, sau khi đã bắt đầu điều trị, bệnh nhân có thể chụp MRI nhiều lần để xem khối u phản ứng như thế nào với hóa trị, xạ trị và các phương pháp điều trị ung thư khác.

chụp mri có phát hiện ung thư không
MRI ung thư cổ tử cung 

2. Ứng dụng MRI trong chẩn đoán ung thư

MRI rất hữu ích trong việc phát hiện nhiều bệnh lý ung thư, vậy câu hỏi đặt ra là chụp MRI phát hiện bệnh gì. Thông thường, MRI là một phần của quá trình chẩn đoán ung thư khi hỗ trợ phát hiện và phác họa sơ bộ hình ảnh các khối u, cụ thể như sau:

  • Ung thư não;
  • Ung thư cột sống
  • Ung thư vú;
  • Ung thư phổi;
  • Ung thư bàng quang;
  • Ung thư tụy;
  • Ung thư gan;
  • Ung thư thực quản;
  • Bệnh đa u tủy;
  • Ung thư tuyến tiền liệt;
  • MRI ung thư cổ tử cung;
  • Lymphoma Non-Hodgkin.

Đôi khi, ung thư có thể được phát hiện một cách tình cơ khi chụp MRI vì một số lý do khác. Ví dụ, chụp MRI khi đau khớp có thể phát hiện ung thư ở cơ quan lân cận, và điều này đôi khi mang đến ý nghĩa rất lớn trong việc chẩn đoán và điều trị ung thư giai đoạn đầu trước khi các triệu chứng xuất hiện.

Tuy nhiên, MRI không phải lúc nào cũng có thể phát hiện được ung thư, đặc biệt MRI có thể bỏ sót các khối u nhỏ. Ngoài ra, MRI đôi khi có thể tạo ra hình ảnh không rõ ràng về khối u. Khi đó kết quả được gọi là âm tính giả. Các chuyên gia cho biết MRI không phải là xét nghiệm duy nhất mà nên là một phần của các kỹ thuật để chẩn đoán bất kỳ loại ung thư nào. Nếu kết quả chụp cộng hưởng từ dường như không phù hợp với các kết quả xét nghiệm khác, bác sĩ có thể yêu cầu chụp lại hoặc kết hợp với một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác.

Nếu MRI không rõ ràng, bệnh nhân có thể chụp MRI với thuốc nhuộm tương phản để làm nổi bật bất kỳ hình ảnh khối u nào. Hoặc có thể kết hợp một cận lâm sàng khác, chẳng hạn như nội soi, để bác sĩ tiếp cận gần hơn với các khối u tiềm ẩn.

3. MRI không phát hiện được ung thư gì?

MRI không phải là lựa chọn tốt nhất trong mọi tình huống. Mặc dù MRI là một công cụ rất hiệu quả để phát hiện khối u và các tổn thương mô mềm. Tuy nhiên, chúng lại không tạo ra hình ảnh rõ ràng liên quan đến xương và chất xương, đồng nghĩa MRI sẽ không thể được sử dụng cho chấn thương bệnh lý hoặc ung thư xương. 

Ngoài ra, bệnh nhân thường sẽ không chụp MRI để chẩn đoán các dạng ung thư máu, như bệnh bạch cầu. Tế bào ác tính trong những bệnh ung thư này được chứa trong máu và/ hoặc tủy xương, và không tạo ra các khối u. Tuy nhiên, khi ung thư máu tiến triển và từ đó khiến các cơ quan, chẳng hạn như lá lách và gan to lên. Nếu bác sĩ nghi ngờ các cơ quan kể trên to bất thường, bệnh nhân có thể chụp MRI để xác nhận triệu chứng này.

Ngay từ bây giờ, nếu bạn đang có nhu cầu chụp MRI tầm soát sức khỏe của bản thân hoặc chẩn đoán bệnh lý thì có thể tới địa chỉ y tế uy tín để được nhân viên y tế hướng dẫn và đặt lịch. Sau khi có kết quả chụp MRI, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn tình trạng sức hiện tại của bạn và đưa ra phương hướng xử lý phù hợp. 

Nguồn: healthline.com, cancerresearchuk.org, cancer.org.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Vũ Thế Khương

BS.Vũ Thế Khương

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Chụp MRI có tiêm thuốc cản quang có an toàn không?

Chụp MRI có tiêm thuốc cản quang có an toàn không?

Chụp MRI và CT cái nào tốt hơn?

Chụp MRI và CT cái nào tốt hơn?

Các xét nghiệm ung thư gan cần thiết

Các xét nghiệm ung thư gan cần thiết

Khoảng cách giữa 2 lần chụp MRI nên là bao lâu?

Khoảng cách giữa 2 lần chụp MRI nên là bao lâu?

Chụp MRI có hại không?

Chụp MRI có hại không?

8031

Bài viết hữu ích?