Zalo

Chỉ định xét nghiệm sán lá gan nhỏ

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Ngoài nhiễm vi khuẩn và virus, tình trạng nhiễm ký sinh trùng hay nấm cũng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nhất định cho sức khỏe. Hiện nay, có rất nhiều loại ký sinh trùng có thể gây bệnh trên con người, một trong số đó là bệnh nhiễm sán lá gan nhỏ. Vậy sán lá gan nhỏ là gì, mục đích và chỉ định xét nghiệm sán lá gan nhỏ ra sao, điều trị sán lá gan nhỏ như thế nào?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Sán lá gan nhỏ là gì?

1.1. Định nghĩa

Clonorchis hay sán lá gan nhỏ là một loại ký sinh trùng sán lá gan mà con người có thể mắc phải khi ăn cá sống hoặc chưa nấu chín từ những khu vực có ký sinh trùng. Được tìm thấy trên khắp các vùng của Châu Á, Clonorchis còn được gọi là sán lá gan Trung Quốc hoặc phương Đông. 

Sán lá gan nhiễm vào gan, túi mật và ống mật ở người. Mặc dù hầu hết những người nhiễm bệnh không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào, nhưng nhiễm trùng kéo dài có thể dẫn đến các triệu chứng và bệnh tật nghiêm trọng. Nếu không được điều trị, nhiễm trùng có thể tồn tại tới 25–30 năm. Có hai loại sán lá gan gây bệnh chủ yếu hiện nay là sán lá gan nhỏ và sán lá gan lớn.

1.2. Cấu tạo

Sán lá gan nhỏ là một loài ký sinh trùng có hình dạng rất giống một chiếc lá, với đặc điểm là mỏng và dẹt, có màu đỏ nhạt. Sán lá gan nhỏ trưởng thành có chiều dài 10 – 12 mm, chiều rộng 3 – 5 mm. Sán lá gan nhỏ có hai mồm hút, một mồm hút nằm ở phía trước, mồm này thông với đường tiêu hóa và có đường kính 600 micromet (μm). Phần mồm hút phía sau là mồm hút bùn, có đường kính 500 micromet (μm). Ống tiêu hóa của sán lá gan nhỏ chạy dọc hai bên thân sán và có dạng ống tắc vì chúng không nối thông với nhau. Khi còn sống, sán lá gan nhỏ có cấu tạo trong suốt thấy rõ các bộ phận bên trong, phần đầu có giác miệng. Trứng sán lá gan nhỏ có kích thước khoảng 30 micromet, màu vàng nâu và nắp nhỏ ở một cực. Loại sán lá gan nhỏ gây bệnh phổ biến ở Việt Nam có tên gọi là Clonorchis sinensis.

Chu kỳ sống của sán lá gan nhỏ khá phức tạp, cụ thể là nếu muốn hoàn thành chu kỳ phát triển, sán lá gan nhỏ phải qua nhiều vật chủ trung gian khác nhau. Có 3 vật chủ chính của sán lá gan nhỏ là ốc, cá và người.

Người nhiễm bệnh sán lá gan nhỏ thường là những người ăn cá chưa nấu chín, ăn gỏi cá hoặc sống ở trong vùng có thói quen ăn gỏi cá, có ấu trùng sán lá gan ở trong. Người hoặc động vật ăn phải cá có ấu trùng nang sán chưa được nấu chín thì ấu trùng này vào dạ dày, sau đó đi xuống tá tràng rồi ngược theo đường mật và chạy lên gan. Tại gan, sán lá gan nhỏ bắt đầu phát triển thành sán lá gan trưởng thành ký sinh và gây bệnh chủ yếu ở đường mật. 

Thời gian từ khi ăn phải ấu trùng nang sán lá gan trong cá đến khi thành sán trưởng thành mất trung bình khoảng 26 ngày. Trứng của sán lá gan nhỏ sẽ theo phân người đào thải vào môi trường bên ngoài. Khi gặp môi trường nước, trứng sán lá gan nhỏ nở thành các ấu trùng lông và ký sinh ở ốc. Các ấu trùng lông sau đó phát triển thành ấu trùng có đuôi, chúng rời khỏi ốc và đến ký sinh ở những loài cá. 

Người và động vật khác ăn phải cá có chứa ấu trùng sán lá chưa được chế biến kỹ, trở thành vật chủ mới và nhiễm bệnh, trong đó con người thường là vật chủ chính. Chu kỳ phát triển của sán lá gan lại tiếp tục phát triển lặp lại theo một chu kỳ khép kín.

xét nghiệm sán lá gan nhỏ
Nhiều người thắc mắc xét nghiệm sán lá gan nhỏ là gì?

1.3. Gây bệnh

Sán lá gan nhỏ là ký sinh trùng gây bệnh ở người, chúng xâm nhập qua đường tiêu hóa và đi đến nhiều cơ quan khác nhau với số lượng có thể lên đến hàng ngàn con. Triệu chứng lâm sàng gây ra bởi sán lá gan nhỏ phụ thuộc vào mức độ nhiễm và phản ứng của vật chủ.

Trong trường hợp nhiễm ít, tình trạng nhiễm sán lá gan nhỏ đôi khi không có triệu chứng gì đặc biệt. Với những trường hợp nhiễm trên 100 con sán lá gan nhỏ, triệu chứng bắt đầu sẽ xuất hiện qua các giai đoạn dưới đây:

  • Giai đoạn khởi phát: Người nhiễm sán thường cảm thấy rối loạn dạ dày, đường ruột, các dấu hiệu về tiêu hóa như chán ăn, buồn nôn, đau âm ỉ vùng bụng, ăn không tiêu, đại tiện bị tiêu chảy và táo bón bất thường. Trong giai đoạn khởi phát, có thể thấy các triệu chứng toàn thân như nổi mẩn, phát ban, bạch cầu ái toan tăng đột ngột.
  • Giai đoạn toàn phát: Khi bệnh tiến triển đến thời điểm này, các biểu hiện lâm sàng của tình trạng nhiễm sán lá gan nhỏ cũng xuất hiện đa dạng và nặng nề hơn. Người nhiễm sán lá phải đối diện với những cơn đau ở mức độ nặng hơn, xuất hiện vàng mắt, vàng da, tắc mật, phù nề và thiếu máu. Các triệu chứng toàn thân cũng kèm theo bao gồm suy kiệt, sụt cân, sốt thất thường. Đôi khi là các biến chứng nhiễm trùng đường mật do vi khuẩn.

Biến chứng nặng nề nhất mà những người nhiễm sán lá gan nhỏ phải đối mặt đó là ung thư đường mật và xơ gan.

2. Chỉ định xét nghiệm sán lá gan nhỏ

Chỉ định xét nghiệm sán lá gan nhỏ thường là đối với những người có yếu tố nguy cơ như thường xuyên ăn gỏi cá sống hoặc các loại động vật thủy sinh mà chưa được qua chế biến kỹ. Các chỉ số xét nghiệm sán lá gan nhỏ còn được bác sĩ chỉ định cho những trường hợp nghi ngờ hoặc đang có những triệu chứng gợi ý của việc nhiễm sán lá gan nhỏ. Các phương tiện xét nghiệm sán lá gan nhỏ bao gồm:

  • Kỹ thuật soi phân xác định trứng sán: Đây là kỹ thuật xét nghiệm sán lá gan nhỏ dễ thực hiện và thường được áp dụng rộng rãi tại các cơ sở y tế. Bệnh phẩm xét nghiệm sán lá gan nhỏ là mẫu phân được lấy liên tiếp ít nhất 3 ngày. Đây là mẫu bệnh phẩm tiêu chuẩn để có xác suất soi tìm thấy trứng sán cao nhất. Xét nghiệm sán lá gan nhỏ bằng kỹ thuật soi phân tìm trứng sán là các phương pháp đơn giản và được xem là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên, biện pháp này thường phụ thuộc vào chu kỳ sinh sản của sán, sự đào thải trứng sán qua phân, cũng như thời gian bảo quản mẫu phân không quá 4 giờ... Vì vậy, chỉ số xét nghiệm sán lá gan nhỏ hay độ nhạy của phương pháp này không cao. 
  • Soi dịch tá tràng hay dịch mật: Đây cũng là kỹ thuật xét nghiệm sán lá gan nhỏ có thể phát hiện cả trứng sán và sán trưởng thành. Phương pháp này thường được chỉ định trong các trường hợp nhiễm ít sán và không tìm thấy trứng sán qua soi phân.
  • Xét nghiệm huyết thanh học: Chỉ số xét nghiệm sán lá gan nhỏ này có tác dụng tìm kháng thể theo phương pháp miễn dịch Elisa. Bệnh phẩm xét nghiệm sán lá gan nhỏ trong trường hợp này là máu. Phương pháp này giúp tìm kháng thể Clonorchis sinensis IgG và Clonorchis sinensis IgM của sán. Kháng thể Clonorchis sinensis IgM xuất hiện sớm sau khi nhiễm bệnh và thường tồn tại trong vài tuần đầu. Sự xuất hiện của kháng thể Clonorchis sinensis IgG theo sau Clonorchis sinensis IgM và tồn tại trong một thời gian dài hơn. Chỉ số xét nghiệm sán lá gan nhỏ bao gồm độ nhạy và độ đặc hiệu của biện pháp này khá cao, trung bình lên đến 85 - 98 %.
xét nghiệm sán lá gan nhỏ
Xét nghiệm sán lá gan nhỏ huyết thanh học giúp chẩn đoán bệnh sán lá gan nhỏ
  • Các xét nghiệm hỗ trợ cho chẩn đoán bệnh: Ngoài những phương pháp đặc hiệu kể trên, việc chẩn đoán còn có thể dựa vào một số xét nghiệm sán lá gan nhỏ như công thức máu với chỉ số bạch cầu ái toan tăng cao từ 25 - 25%. Xét nghiệm nồng độ IgE trong huyết thanh có thể tăng. Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh giúp hỗ trợ như chụp đường mật, siêu âm gan hay ổ bụng và chụp cắt lớp vi tính ổ bụng.

3. Phòng bệnh sán lá gan nhỏ

Để phòng bệnh sán lá gan nhỏ, bạn có thể thực hiện các biện pháp dưới đây:

  • Ăn chín uống sôi đặc biệt là khi tiêu thụ các món ăn liên quan đến cá, cua, ốc.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên rửa tay sạch trước khi ăn, trước khi chế biến thức ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Sử dụng nguồn nước uống cũng như nước để sinh hoạt sạch đảm bảo vệ sinh.
  • Quản lý phân đặc biệt phân của người nhiễm bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh một cách chặt chẽ, tránh  thải ra môi trường .
  • Thực hiện tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần.

Sán lá gan nhỏ là một loại ký sinh trùng gây bệnh cho người phổ biến tại Việt Nam, do vậy, việc dự phòng bệnh cần phải luôn được đề cao. Hãy thường xuyên đi khám sức khỏe cho bản thân và người thân trong gia đình, để được bác sĩ thăm khám, chỉ định các xét nghiệm sán lá gan nhỏ, từ đó đưa ra các biện pháp điều trị sán lá gan nhỏ kịp thời.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Đặng Phước Bảo xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Thịt gà có thể gây dị ứng - cách nào để biết bạn có bị dị ứng thịt gà không?

Thịt gà có thể gây dị ứng - cách nào để biết bạn có bị dị ứng thịt gà không?

Mục đích và chỉ định xét nghiệm sán dải chó

Mục đích và chỉ định xét nghiệm sán dải chó

Chỉ số xét nghiệm máu EOS tăng 47,7% có sao không?

Chỉ số xét nghiệm máu EOS tăng 47,7% có sao không?

Các chỉ số xét nghiệm giun đũa

Các chỉ số xét nghiệm giun đũa

Xét nghiệm máu IgE là gì?

Xét nghiệm máu IgE là gì?

155

Bài viết hữu ích?