Zalo

Chỉ định và ý nghĩa của chụp Xquang dạ dày

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
X quang là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thường quy và được sử dụng vô cùng rộng rãi, trong đó có chụp X quang dạ dày. Vấn đề đặt ra là kỹ thuật này thực hiện nhằm mục đích gì và liệu chụp X quang có phát hiện ung thư dạ dày không?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Vũ Thế Khương - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh

1. Chụp X quang dạ dày có ý nghĩa gì?

Chụp X quang dạ dày là kỹ thuật sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh và bản chất nó vẫn là một dạng X quang bụng thông thường. Tia X sử dụng các chùm năng lượng đi qua các mô cơ thể và đến một tấm phim đặc biệt để tạo ra hình ảnh. X quang hiển thị hình ảnh của các mô, xương và các cơ quan trong cơ thể, trong đó xương và kim loại sẽ có màu trắng trên phim X quang.

Nhiều bệnh nhân thắc mắc chụp X quang có phát hiện ung thư dạ dày không. Các bác sĩ cho biết kỹ thuật chụp X quang dạ dày thực quản hay X quang bụng có thể được thực hiện để kiểm tra nguyên nhân gây đau bụng, bên cạnh đó còn nhằm mục đích tìm dị vật đã nuốt, vị trí tắc nghẽn hoặc các lỗ thủng trong dạ dày ruột và đôi khi ghi nhận hình ảnh các khối u trong dạ dày nếu chúng có kích thước rất lớn.

Chụp X quang dạ dày có thể được thực hiện ở các tư thế sau:

  • Đứng;
  • Nằm ngửa với máy tia X chiếu từ phía trên xuống;
  • Nằm ngửa với tia X chiếu từ phía sau bệnh nhân;
  • Nằm nghiêng trái với người bệnh không đứng được.

Khi 2 hoặc nhiều lượt chụp X quang dạ dày được thực hiện, một tập hợp phim có thể hỗ trợ xác định vị trí tắc nghẽn dạ dày ruột hoặc trong ổ bụng.

Chụp X quang dạ dày là kỹ thuật sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh

2. Trường hợp nào cần chỉ định chụp X quang dạ dày?

Như đã đề cập X quang bụng hay X quang dạ dày có thể được sử dụng để chẩn đoán nguyên nhân gây đau bụng, bao gồm các khối u, lỗ thủng trong ruột hoặc nguyên nhân gây tắc nghẽn. Chụp X quang dạ dày ruột có thể được thực hiện trước các xét nghiệm khác để xem xét rõ hơn ống tiêu hóa hoặc đường tiết niệu, bao gồm CT bụng và xét nghiệm chức năng thận.

Thông tin cơ bản về kích thước, hình dạng và vị trí của các cơ quan trong ổ bụng có thể được nhìn thấy trên phim X quang bụng, bao gồm cả sỏi túi mật, sỏi thận hoặc sỏi niệu quản. Vôi hóa động mạch chủ cũng có thể được nhìn thấy khi chụp X quang dạ dày. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định kỹ thuật này vì một số lý do khác.

3. Quy trình chụp X quang dạ dày thực quản

3.1. Chuẩn bị trước chụp X quang bụng

Bác sĩ sẽ giải thích quy trình cho bệnh nhân và người nhà, đồng thời giải thích các thắc mắc nếu có. Nhìn chụp, kỹ thuật chụp X quang bụng dạ dày ruột không cần chuẩn bị trước, bao gồm cả việc không cần nhịn ăn hoặc sử dụng thuốc an thần.

Người bệnh cần thông báo cho bác sĩ điều trị và kỹ thuật viên X quang nếu đang mang thai hoặc nghĩ rằng có thể đang mang thai. Đồng thời trao đổi với bác sĩ và kỹ thuật viên X quang nếu đã dùng một loại thuốc có chứa bismuth trong 4 ngày trước đó, vì Bismuth có thể cản trở quy trình chụp X quang

3.2. Các bước chụp X quang dạ dày ruột

X quang bụng dạ dày ruột có thể được thực hiện ngoại trú hoặc trong thời gian nằm viện của bệnh nhân.

Hiện kỹ thuật chụp X quang dạ dày sẽ tuân theo quy trình như sau:

  • Bệnh nhân được yêu cầu cởi bỏ quần áo, trang sức hoặc các đồ vật khác có thể gây cản trở quá trình chụp X quang;
  • Nếu được yêu cầu cởi bỏ quần áo, bệnh nhân sẽ được đưa cho một chiếc áo choàng để mặc;
  • Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn cẩn thận để đặt phần bụng cần chụp vào giữa máy và phim X quang. Bệnh nhân có thể được yêu cầu ở tư thế đứng, nằm ngửa hoặc nằm nghiêng trên bàn chụp, tùy thuộc vào hình ảnh X quang mà bác sĩ điều trị yêu cầu. Đặc biệt, một bệnh nhân có thể chụp nhiều phim X quang với các tư thế khác nhau;
  • Các bộ phận cơ thể không cần chụp có thể được che chắn bằng tạp dề chì hoặc tấm chắn để hạn chế tiếp xúc với tia X;
  • Khi đã được định vị đúng vị trí yêu cầu, bệnh nhân sẽ được yêu cầu giữ yên một lúc trong khi chụp X quang. Bệnh nhân có thể được kỹ thuật viên yêu cầu nín thở vào những thời điểm khác nhau trong quá trình chụp X quang dạ dày. Đây là yếu tố rất quan trọng vì bất kỳ chuyển động nào cũng có thể làm thay đổi hình ảnh và thậm chí có thể phải chụp lại một phim X quang khác;
  • Chùm tia X từ máy chiếu sẽ được tập trung vào khu vực cần kiểm tra;
  • Kỹ thuật viên X quang đứng sau cửa sổ bảo vệ trong quá trình chụp.

Mặc dù bản thân quy trình chụp X quang dạ dày không gây đau, nhưng các thao tác trên cơ thể trong quá trình thực hiện có thể gây ra một số khó chịu hoặc thậm chí đau đớn, đặc biệt với bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật hoặc bị chấn thương. Kỹ thuật viên X quang sử dụng tất cả các biện pháp để tạo ra sự thoải mái và hoàn thành quy trình nhanh nhất có thể để giảm thiểu bất kỳ sự khó chịu hoặc đau đớn nào của người bệnh.

X quang bụng hay X quang dạ dày có thể được sử dụng để chẩn đoán nguyên nhân gây đau bụng

3.3. Điều gì xảy ra sau khi chụp X quang dạ dày?

Nhìn chung không có hình thức chăm sóc đặc biệt nào sau khi chụp X quang bụng. Bác sĩ có thể có một số hướng dẫn đặc biệt khác tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể của mỗi người.

3.4. Rủi ro khi chụp X quang dạ dày

Bệnh nhân có thể trao đổi với bác sĩ về lượng bức xạ được sử dụng trong quá trình chụp X quang dạ dày, bên cạnh đó là những rủi ro liên quan có thể xảy ra.

Nếu đang mang thai hoặc nghĩ rằng mình có thể mang thai, bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ điều trị vì việc tiếp xúc với tia bức xạ trong khi mang thai có thể dẫn đến các dị tật bẩm sinh.

Có thể có những rủi ro khác tùy thuộc vào vấn đề y tế cụ thể của người bệnh, do đó phải đảm bảo chắc chắn bạn đã thảo luận về bất kỳ mối quan tâm nào với bác sĩ trước khi thực hiện.

Chụp X quang dạ dày hoặc bụng bằng Barium gần đây là một kỹ thuật cải tiến hơn và tăng độ chính xác của phim X quang.

Hiện nay kỹ thuật chụp X quang đã có ở hầu hết tất cả các cơ sở y tế, do đó nếu có vấn đề về sức khỏe, bệnh nhân nên tới bệnh viện hoặc phòng khám để được các bác sĩ thực hiện chụp X quang từ đó có những chẩn đoán về sức khỏe được tốt nhất.

Nguồn: mountsinai.org, healthline.com, hopkinsmedicine.org.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Vũ Thế Khương

BS.Vũ Thế Khương

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Siêu âm ổ bụng đánh giá các bệnh dạ dày

Siêu âm ổ bụng đánh giá các bệnh dạ dày

Chụp X Quang nhiều lần có hại không?

Chụp X Quang nhiều lần có hại không?

Ai và khi nào cần chụp X quang cột sống?

Ai và khi nào cần chụp X quang cột sống?

Chỉ định và giá trị của chụp X - quang ngực

Chỉ định và giá trị của chụp X - quang ngực

Chụp X Quang có hại không?

Chụp X Quang có hại không?

3097

Bài viết hữu ích?