Zalo

Ai và khi nào cần chụp X quang cột sống?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Cột sống là một phần cực kỳ quan trọng của cơ thể. Do đó việc phát hiện sớm các bệnh lý tại đây đóng vai trò then chốt, trong đó có thể phát hiện bệnh bằng kỹ thuật chụp X quang cột sống. Vậy chụp X quang cột sống để làm gì?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Vũ Thế Khương - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh

1. Chụp X-quang cột sống là gì?

X quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng bức xạ để tạo ra hình ảnh của xương và các cơ quan trong cơ thể. Trong đó, chụp X quang cột sống cung cấp hình ảnh chi tiết về cấu trúc xương cột sống, bao gồm 3 vị trí khác nhau là chụp X quang cột sống cổ, chụp X quang cột sống lưng trên (hay ngực) và X quang cột sống thắt lưng (lưng dưới).

Trong quá trình thực hiện, một chùm tia bức xạ hội tụ được truyền qua cơ thể, sau đó hình ảnh dạng đen trắng sẽ được ghi lại trên một loại phim đặc biệt hoặc trên máy tính.

Tia X tác động khác nhau đến các mô của cơ thể, vì chúng có mật độ (hay độ dày) khác nhau. Mỗi mô cụ thể chỉ cho phép một lượng bức xạ đi qua. Ví dụ, cấu trúc xương rất đặc khiến cho phần lớn bức xạ bị chặn lại và không đi qua phim. Kết quả là cấu trúc xương đó sẽ có màu trắng trên phim X quang. Ngược lại, các mô ít đậm đặc hơn, chẳng hạn như phổi chứa đầy không khí, cho phép lượng bức xạ đi qua nhiều hơn, do đó hiện diện nhiều hơn trên phim và hình ảnh nhận được sẽ có màu đen trên phim X quang.

Chỉ định chụp X quang cột sống nhằm mục đích đánh giá mức độ chấn thương các đốt sống

Để hiểu rõ hơn về kỹ thuật chụp X quang cột sống, chúng ta nên tìm hiểu sơ lược về cấu trúc cột sống con người. Cột sống được tạo thành từ 33 đốt sống, ngăn cách nhau bởi các đĩa xốp và được phân chia thành các khu vực riêng biệt, bao gồm:

  • 7 đốt sống cổ;
  • 12 đốt sống ngực;
  • 5 đốt sống thắt lưng;
  • Xương cùng có 5 đốt sống nhỏ hợp thành một;
  • 4 đốt sống cụt hợp nhất để tạo thành xương cụt.

Tủy sống, một phần quan trọng của hệ thống thần kinh trung ương, nằm trong ống sống và kéo dài từ đáy hộp sọ đến phần trên của các đốt sống thắt lưng. Tủy sống được bao quanh bởi các xương cột sống và một túi chứa dịch não tủy. Tủy sống mang tín hiệu cảm giác và chuyển động đến và đi từ não và kiểm soát nhiều phản xạ của cơ thể.

2. Chụp X quang cột sống để làm gì?

Nhiều người thắc mắc chụp X quang cột sống cho ai, khi nào và để làm gì. Theo đó, bác sĩ sẽ chỉ định chụp X quang cột sống nhằm mục đích đánh giá mức độ chấn thương các đốt sống (thường là thắt lưng hoặc cổ) hoặc hỗ trợ chẩn đoán và điều trị chứng đau lưng hoặc đau cột sống cổ. 

Chụp X quang cột sống có thể giúp phát hiện các tình trạng sau:

  • Gãy (vỡ) xương đốt sống;
  • Khối u;
  • Viêm khớp cột sống;
  • Vấn đề về đĩa đệm;
  • Biến dạng đường cong cột sống;
  • Loãng xương;
  • Nhiễm trùng.

Với câu hỏi chụp X quang cột sống cho ai, bác sĩ cho biết những trường hợp có các dấu hiệu nghi ngờ vấn đề liên quan đến xương cột sống sẽ được chỉ định thực hiện kỹ thuật này.

Tủy sống là một phần quan trọng của hệ thống thần kinh trung ương

3. Quy trình chụp X quang cột sống

3.1. Chuẩn bị trước chụp

Bác sĩ sẽ giải thích các thủ tục cho bệnh nhân và người nhà, khi đó bệnh nhân sẽ có cơ hội để trao đổi về những vấn đề chưa rõ. Nhìn chung, kỹ thuật chụp X quang cột sống không cần bất kỳ sự chuẩn bị đặc biệt nào trước, chẳng hạn như nhịn ăn hoặc dùng thuốc an thần.

Một lưu ý quan trọng là người bệnh cần thông báo với kỹ thuật viên X quang nếu đang mang thai hoặc nghi ngờ có thể mang thai. Kèm theo đó hãy thông báo cho kỹ thuật viên X quang nếu gần đây đã thực hiện quy trình chụp X quang Barium, vì điều này có thể cản trở việc đạt được độ phơi sáng tối ưu cho vùng thắt lưng.

Cuối cùng, dựa trên tình trạng y tế cụ thể mà bác sĩ điều trị sẽ yêu cầu một số bước chuẩn bị cụ thể khác.

3.2. Lưu ý trong khi chụp X quang cột sống

Kỹ thuật chụp X quang có thể được thực hiện ngoại trú hoặc là một phần của thời gian nằm viện nội trú. Các thủ tục có thể khác nhau tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của người bệnh và cách thực hành bác sĩ điều trị.

Nhìn chung, quy trình chụp X quang cột sống lưng hoặc cổ sẽ tuân theo quy trình như sau:

  • Bệnh nhân sẽ được yêu cầu cởi bỏ quần áo, trang sức, kẹp tóc, kính đeo mắt, máy trợ thính hoặc các vật dụng bằng kim loại vì chúng có thể cản trở quy trình chụp X quang cột sống;
  • Nếu được yêu cầu cởi bỏ quần áo, bệnh nhân sẽ được đưa cho một chiếc áo choàng;
  • Bệnh nhân sẽ được đặt trên một bàn chụp X quang, chú ý phần cột sống cần chụp phải nằm giữa máy X quang. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bệnh nhân chụp X quang cột sống ở tư thế đứng;
  • Các bộ phận khác của cơ thể không được chụp X quang có thể được che chắn bằng tấm chì để hạn chế tiếp xúc với bức xạ;
  • Kỹ thuật viên X quang yêu cầu bệnh nhân giữ yên vị trí nhất định trong giây lát để hoàn tất quá trình chụp;
  • Nếu chụp X quang cột sống để xác định thương tích, một số biện pháp chăm sóc đặc biệt cần được thực hiện trước đó để ngăn ngừa thương tích tăng thêm. Ví dụ, nẹp cổ có thể được áp dụng nếu nghi ngờ gãy xương cột sống cổ;
  • Một số chỉ định chụp X quang cột sống có thể yêu cầu người bệnh ở những tư thế khác nhau. Trừ khi được hướng dẫn cách khác, vấn đề cực kỳ quan trọng bệnh nhân phải chú ý là cố gắng giữ yên hoàn toàn trong khi chiếu tia. Bất kỳ chuyển động nào cũng có thể làm thay đổi hình ảnh và thậm chí cần chụp lại để có được hình ảnh rõ nét về bộ phận quan tâm. Bệnh nhân được yêu cầu hít vào và thở ra khi chụp X quang cột sống ngực;
  • Chùm tia X sẽ được hội tụ vào vùng cần chụp;
  • Kỹ thuật viên X quang sẽ bước ra sau cửa sổ bảo vệ trong quá trình chụp.

Mặc dù bản thân quy trình chụp X quang cột sống không gây đau, nhưng việc thao tác trên bộ phận cơ thể có thể gây ra một số khó chịu hoặc đau đớn. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp chấn thương hoặc sau phẫu thuật. Kỹ thuật viên X quang sẽ sử dụng tất cả các biện pháp để tạo sự thoải mái nhất có thể và hoàn thành đầy đủ quy trình một cách nhanh nhất để giảm bớt bất kỳ sự khó chịu hoặc đau đớn nào của người bệnh.

3.3. Lưu ý sau chụp X quang cột sống

Nhìn chung không có bất kỳ hình thức chăm sóc đặc biệt nào sau khi chụp X quang cột sống lưng hoặc cổ. Tuy nhiên, bác sĩ có thể cung cấp cho bệnh nhân các hướng dẫn bổ sung hoặc thay thế sau khi thực hiện kỹ thuật này, và tùy thuộc vào tình huống cụ thể.

3.4. Rủi ro khi chụp X quang cột sống

Bệnh nhân có thể tham khảo bác sĩ về lượng bức xạ được sử dụng trong suốt quá trình chụp X quang cột sống và những rủi ro liên quan có thể xảy ra. Người bệnh nên lưu giữ hồ sơ về lịch sử tiếp xúc với bức xạ trước đây chẳng hạn như các lần chụp X quang trước đó và việc ứng dụng các loại tia X khác. Rủi ro liên quan đến phơi nhiễm phóng xạ có thể liên quan đến số lần kiểm tra hoặc điều trị bằng tia X tích lũy trong một thời gian dài.

Nếu đang mang thai hoặc nghi ngờ có thể mang thai, bệnh nhân nên thông báo bác sĩ. Phơi nhiễm bức xạ trong khi mang thai có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh. Nếu bắt buộc chụp X quang cột sống, một số biện pháp phòng ngừa đặc biệt sẽ được thực hiện để giảm thiểu việc thai nhi tiếp xúc với bức xạ.

Một số rủi ro khác có thể xuất hiện tùy thuộc vào tình trạng y tế cụ thể của bệnh nhân. Do đó, người bệnh cần đảm bảo đã thảo luận với bác sĩ về bất kỳ mối quan tâm trước khi chụp X quang cột sống.

Nguồn: spine-health.com, my.clevelandclinic.org, webmd.com, hopkinsmedicine.org.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Vũ Thế Khương

BS.Vũ Thế Khương

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Chụp X Quang nhiều lần có hại không?

Chụp X Quang nhiều lần có hại không?

Chỉ định và ý nghĩa của chụp Xquang dạ dày

Chỉ định và ý nghĩa của chụp Xquang dạ dày

Chỉ định và giá trị của chụp X - quang ngực

Chỉ định và giá trị của chụp X - quang ngực

Ai cần chụp X quang cột sống thắt lưng? Nó có an toàn không?

Ai cần chụp X quang cột sống thắt lưng? Nó có an toàn không?

Chụp X Quang có hại không?

Chụp X Quang có hại không?

2030

Bài viết hữu ích?