Zalo

Cẩn trọng nguy cơ ngộ độc thuốc chống trầm cảm 3 vòng

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Thuốc trầm cảm 3 vòng được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân bị trầm cảm, đau đầu và nhiều bệnh lý thần kinh khác. Thuốc có thể dùng dài ngày nhưng nếu lạm dụng có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc thuốc chống trầm cảm 3 vòng. Vì vậy, người bệnh cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng.

1. Ngộ độc thuốc chống trầm cảm 3 vòng là gì? Ai có nguy cơ? 

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng (TCA – Tricyclic Antidepressant) được nghiên cứu và sản xuất từ thập niên 50 - thế kỷ XX. Đây là nhóm thuốc đầu tiên được giới thiệu, áp dụng trong việc điều trị bệnh trầm cảm, cùng các rối loạn liên quan khác. 

Tuy rằng, thuốc chống trầm cảm 3 vòng mang lại hiệu quả tốt, cũng như kiểm soát nhanh chóng các triệu chứng, hạn chế biến chứng nguy hiểm, nhưng nó cũng có thể gây ra tác dụng phụ, đặc biệt là ngộ độc thuốc trầm cảm 3 vòng nếu không được sử dụng đúng cách.

1.1. Ngộ độc thuốc chống trầm cảm 3 vòng là gì?

Khi sử dụng thuốc chống trầm cảm, người bệnh cần được thăm khám và chỉ định sử dụng thuốc của bác sĩ. Nếu người bệnh tự ý sử dụng thuốc, tăng - giảm liều thuốc hay ngưng sử dụng một cách đột ngột đều có thể gây ra tình trạng ngộ độc thuốc chống trầm cảm 3 vòng. Ban đầu, người bệnh thường sẽ bị ngộ độc cấp tính, sau đó sẽ chuyển biến nhanh và gây nguy hiểm đến tính mạng, khó tiên lượng.

Một số tình trạng ngộ độc thuốc chống trầm cảm 3 vòng có thể gặp phải khi sử dụng thuốc như sau:

  • Độc tính trên hệ hô hấp: Người bệnh khi bị ngộ độc thuốc trầm cảm thì độc tính trên hệ hô hấp có thể làm tăng gánh thể tích, tụt huyết áp, nhiễm trùng - tổn thương phổi, co thắt phế quản,...
  • Độc tính trên hệ tim mạch: Nếu sử dụng thuốc chống trầm cảm 3 vòng gây quá liều có thể làm rối loạn nhịp tim, giảm oxy máu, co giật, tụt huyết áp.
  • Độc tính trên hệ thần kinh trung ương: Người bệnh có thể bị toàn thân co giật, ảo giác, ngủ gà, rối loạn hành vi,... đặc biệt ở những bệnh nhân sử dụng quá liều hoặc trong thời gian dài như người có tiền sử co giật, chấn thương sọ não.

1.2. Ai có nguy cơ ngộ độc thuốc chống trầm cảm 3 vòng?

Nếu bị ngộ độc thuốc trầm cảm 3 vòng có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe người bệnh. Vì vậy trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần hết sức thận trọng. Một số đối tượng có nguy cơ cao bị ngộ độc thuốc chống trầm cảm 3 vòng cần chú ý đó là: 

  • Người có tiền sử bệnh tim mạch, huyết áp
  • Người có bệnh lý thần kinh, co giật, chấn thương sọ não, động kinh
  • Người có tổn thương phổi cấp tính, co thắt phế quản
  • Người tự ý sử dụng thuốc, tự - tăng giảm liều mà không hỏi ý kiến bác sĩ
  • Người sử dụng thuốc trầm cảm 3 vòng trong thời gian dài 
ngộ độc thuốc chống trầm cảm 3 vòng
Cần lưu ý một số đối tượng có nguy cơ ngộ độc thuốc chống trầm cảm 3 vòng 

2. Những dấu hiệu ngộ độc thuốc chống trầm cảm 3 vòng

Nhận biết sớm các dấu hiệu ngộ độc thuốc chống trầm cảm 3 vòng sẽ giúp người bệnh sớm được thăm khám, cấp cứu kịp thời, tránh gây nguy hiểm đến tính mạng. Vậy những dấu hiệu ngộ độc thuốc chống trầm cảm 3 vòng là gì?

Ở giai đoạn muộn, tình trạng ngộ độc thuốc chống trầm cảm 3 vòng có thể xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm hơn như:

  • Ngủ lịm
  • Hôn mê sâu
  • Vo giật
  • Hạ huyết áp
  • Rối loạn nhịp tim 

Ở trẻ em, ngộ độc thuốc chống trầm cảm 3 vòng còn có các biểu hiện rối loạn tri giác, điển hình như: lừ đừ, ảo giác, buồn ngủ, thất điều, nhịp tim nhanh, hôn mê, co giật, rối loạn nhịp thất, khô miệng, giãn đồng tử,...

Tất cả các triệu chứng ngộ độc thuốc chống trầm cảm 3 vòng đều có thể gây suy hô hấp, thậm chí có thể gây tử vong nếu người bệnh không được thăm khám và cấp cứu kịp thời.

Chính vì thế, khi thấy xuất hiện các triệu chứng ngộ độc thuốc trầm cảm, người bệnh nếu tỉnh táo hoặc người thân trong gia đình cần báo ngay cho bác sĩ để được thăm khám và hỗ trợ.

3. Cần làm gì khi bị ngộ độc thuốc chống trầm cảm 3 vòng?

Ngộ độc thuốc chống trầm cảm 3 vòng cần được thăm khám và cấp cứu kịp thời, theo đó việc ổn định tình trạng sức khỏe bệnh nhân cần được ưu tiên hàng đầu, theo đó cần xử trí theo ABC (đường khí, hô hấp và tuần hoàn) và điều trị hỗ trợ.

ngộ độc thuốc chống trầm cảm 3 vòng
Ngộ độc thuốc chống trầm cảm 3 vòng cần được thăm khám và cấp cứu kịp thời 

Sau khi cấp cứu, hỗ trợ ổn định cho bệnh nhân thì việc khử nhiễm đường tiêu hóa là cấp thiết. Các bác sĩ thường thực hiện điều trị ngộ độc thuốc chống trầm cảm 3 vòng bằng cách rửa dạ dày bằng nhiều nước, bên cạnh đó sử dụng than hoạt tính kết hợp với cùng một loại thuốc tẩy.

Trong trường hợp xuất hiện dấu hiệu của QRS giãn rộng thì truyền muối lactate thường cho thấy hiệu quả và được xem như là một biện pháp đặc trưng. Bên cạnh đó, cần thực hiện hỗ trợ, chăm sóc hệ tim mạch sớm, nếu trong trường hợp bệnh nhân bị suy hô hấp thì cần phải cho thở máy. Nếu huyết áp giảm thì việc truyền dịch sẽ được chỉ định, tuy nhiên cũng cần cân nhắc nếu bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh suy tim.

4. Phòng tránh ngộ độc thuốc chống trầm cảm 3 vòng bằng cách nào? 

Ngộ độc thuốc chống trầm cảm 3 vòng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, vì vậy việc phòng tránh ngộ độc là vô cùng cần thiết. Để tránh bị ngộ độc thuốc chống trầm cảm 3 vòng, bạn cần chú ý: 

  • Phụ nữ có thai, người đang cho con bú, trẻ dưới 12 tuổi, người đang hồi phục sau khi bị nhồi máu cơ tim, hay những người bị mẫn cảm với thành phần của thuốc không sử dụng thuốc chống trầm cảm 3 vòng.
  • Nếu phải sử dụng thuốc chống trầm cảm 3 vòng và thuốc IMAO thì phải đảm bảo được khoảng cách giữa 2 loại ít nhất là 14 ngày.
  • Người mắc bệnh trầm cảm nên sử dụng thuốc với liều thấp, sau đó nhờ sự tư vấn của bác sĩ tăng liệu lượng dần dần và chỉ được dùng khi bác sĩ cho phép.
  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng có tác dụng chậm nên bệnh nhân không được nóng vội mà tự ý thay đổi liều dùng - cách dùng - hoặc không thấy hiệu quả tự ý bỏ thuốc.
  • Trong khi sử dụng thuốc chống trầm cảm 3 vòng không sử dụng các chất kích thích hay uống rượu, bia, hút thuốc lá, vì có thể làm tăng độc tính, gây nguy cơ ngộ độc thuốc chống trầm cảm 3 vòng.
  • Trước khi sử dụng, người bệnh cần thảo luận với bác sĩ về các loại thuốc, thảo dược, thực phẩm chức năng, tiền sử dị ứng, mẫn cảm với thành phần thuốc để tránh nguy cơ bị tương tác thuốc.
  • Người thân cần thường xuyên hỗ trợ, theo dõi bệnh nhân trong suốt quá trình sử dụng, nếu có bất kỳ triệu chứng hay có dấu hiệu ngộ độc thuốc chống trầm cảm 3 vòng thì cần báo ngay cho bác sĩ để được điều chỉnh.
  • Bảo quản thuốc chống trầm cảm 3 vòng đúng cách, tránh để thuốc ở nơi có nền nhiệt cao, ánh sáng trực tiếp hoặc gần nhà tắm, khu vực nhà bếp có độ ẩm cao.

Ngoài ra, để tránh nguy cơ bị ngộ độc thuốc thì bạn cũng có thể tham khảo các liệu pháp hỗ trợ điều trị căn bệnh này, hạn chế việc phải sử dụng thuốc trong thời gian dài như: sử dụng liệu pháp tâm lý, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Dược sĩ Lương Thị Bích Trâm xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Tìm hiểu hội chứng ngưng thuốc chống trầm cảm

Tìm hiểu hội chứng ngưng thuốc chống trầm cảm

Đặc điểm của thuốc chống trầm cảm 3 vòng

Đặc điểm của thuốc chống trầm cảm 3 vòng

28

Bài viết hữu ích?