Zalo

Cách nào bảo vệ tế bào thần kinh?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Hệ thống thần kinh thường có nhiệm vụ thực hiện chức năng cao cấp như cảm xúc, trí nhớ, tư duy… Nhưng cấu tạo của hệ thần kinh khá mỏng manh và dễ bị tổn thương. Khi đó sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng và biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe. Vậy làm thế nào để bảo vệ tế bào thần kinh để nâng cao sức khỏe não bộ nói riêng và sức khoẻ tổng thể?

1. Vì sao cần bảo vệ tế bào thần kinh?

Hệ thống thần kinh là mạng lưới khá phức tạp và rộng khắp cơ thể. Nó bao gồm bên trong khá nhiều tế bào thần kinh. Các kết nối của tế bào thần kinh trong hệ thần kinh là các khớp thần kinh tiếp cận mọi vị trí trong cơ thể. Hệ thống thần kinh có vai trò nhận và chuyển thông tin như thông tin cảm giác, âm thanh, khứu giác, thị giác, xúc giác…

Ngoài ra, còn có hệ thần kinh ngoại biên giúp kết nối hệ thần kinh trung ương với các cơ quan, mô, nội tạng trong cơ thể. Những tế bào thần kinh này giống như sợi dây điện lót bên ngoài bởi các tế bào đặc biệt giúp kết nối thần kinh với các bộ phận trên cơ thể. 

Hệ thống thần kinh rất mong manh. Nếu bị tổn thương thì rất khó lành lại được. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của não với các cơ quan trên cơ thể. Chấn thương hệ thần kinh và các tế bào thần kinh bên trong không chỉ gây đau đớn cho người bệnh mà còn gây tra tình trạng tê, ngứa ran, yếu đuối và thậm chí thay đổi quá trình lưu thông máu trong cơ thể. Vì vậy bảo vệ tế bào thần kinh đóng vai trò quan trọng. 

bảo vệ tế bào thần kinh
Bảo vệ tế bào thần kinh đóng vai trò quan trọng

Bên cạnh đó, khi hệ thần kinh bị chấn thương sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng trong cơ thể, ảnh hưởng đến các hoạt động chức năng của cơ thể. Cụ thể: 

  • Chấn thương hệ thần kinh trung ương sẽ liên quan đến chấn thương tuỷ sống hoặc não bộ. Trường hợp thường gặp là do tai nạn ô tô, chấn thương khi chơi thể thao, ngã, đột quỵ… Các tế bào trong hệ thần kinh khi bị tổn thương rất khó khăn để tái tạo lại. Mặc dù, hệ thống thần kinh vẫn có thể tổ chức lại để đáp ứng với chấn thương thì khả năng phục hồi hoàn toàn như ban đầu khó có thể xác định được. Tuy nhiên, hệ thần kinh vẫn có chế độ hoạt động khá linh hoạt. 
  • Chấn thương thần kinh ngoại biên có thể xảy ra theo thời gian hoặc ngay tức thì do té ngã … Các vi chấn thương thường lặp đi lặp lại, như hội chứng ống cổ tay, nghiện rượu, phẫu thuật… Chấn thương thần kinh ngoại biên gây ra chứng rối loạn thần kinh. Khi đó dây thần kinh vẫn nguyên vẹn, chỉ gây choáng váng cho người bệnh. Nếu được nghỉ ngơi thì sẽ sớm hết. Còn chấn thương sợi trục là chấn thương thần kinh một phần. Các tế bào thần kinh có thể tái tạo và phát triển sau đó. Nhưng khả năng phục hồi thường bị thiếu khuyết và chậm. 

Do hệ thần kinh bao gồm các tế bào thần kinh có cấu tạo khá mỏng và cấu trúc dễ bị phá vỡ. Cho nên cần có những biện pháp giúp bảo vệ tế bào thần kinh và hệ thần kinh được khỏe mạnh. 

2. Các cách bảo vệ tế bào thần kinh

Hệ thần kinh có hai chức năng chính là chức năng bình thường và chức năng cao cấp. Với chức năng bình thường, sẽ thực hiện các hoạt động chủ ý, các phản xạ của cơ thể, còn chức năng cao cấp thì tác động đến cảm xúc, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy…Để hệ thần kinh hoạt động đúng chức năng và vai trò của nó thì cần có các cách bảo vệ tế bào thần kinh nhằm đảm bảo sự vững chắc của hệ thần kinh. 

Trong trường hợp bình thường có thể áp dụng một số cách sau để bảo vệ tế bào thần kinh và hệ thần kinh được khỏe mạnh. 

  • Đảm bảo chất lượng giấc ngủ. Tế bào thần kinh cũng giống như những bộ phận khác của cơ thể. Nó cũng cần có thời gian để được nghỉ ngơi và phục hồi. Khi cơ thể được nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc sẽ giúp tế bào thần kinh và hệ thần kinh được khỏe mạnh. Thêm vào đó, tâm trạng cũng ảnh hưởng bởi giấc ngủ. Ngủ còn giúp cho trí não minh mẫn hơn. Tuy nhiên, nếu ngủ không đủ giấc, chất lượng giấc ngủ giảm sút có thể ảnh hưởng đến cảm xúc dẫn tới các triệu chứng của trầm cảm. Nếu không ngủ đủ giấc còn làm cho cơ thể ủ rũ, dễ cáu gắt, mệt mỏi. Đối với người lớn cần ngủ khoảng từ 6 đến 8 tiếng mỗi ngày. Nên đi ngủ trước 11 giờ đêm và có thời gian ngủ cố định. 
  • Thực hiện chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý. Chế độ ăn cân bằng hợp lý với các loại thực phẩm giàu chất béo tốt như omega 3, có vai trò quan trọng trong bảo vệ tế bào thần kinh. Các loại thực phẩm giàu omega 3 bao gồm cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá thu… Ngoài ra có thể bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin A, thiamin, vitamin C, kẽm…. 
  • Thường xuyên luyện tập thể dục để tăng cường thể chất của cơ thể. Nên lựa chọn một môn thể thao phù hợp với điều kiện của mỗi người và có khả năng duy trì đều đặn luyện tập. Những bài tập thể dục có tác dụng làm tăng hormone serotonin, endorphins và các hợp chất giác giúp kích thích não bộ phát triển tế bào thần kinh mới và hình thành các liên kết não mới. Nên thực hiện khoảng 20 phút luyện tập mỗi ngày. Duy trì thói quen này sẽ giúp kéo dài tuổi thọ hơn nữa. 
bảo vệ tế bào thần kinh
Chế độ ăn cân bằng hợp lý có vai trò quan trọng trong bảo vệ tế bào thần kinh 

Trong một số trường hợp đặc biệt có thể bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng một số thuốc bảo vệ tế bào thần kinh. 

  • Thuốc tăng tuần hoàn cho tế bào thần kinh, loại thuốc này là thuốc bảo vệ thần kinh bao gồm vinpocetin, ginkgo biloba… giúp tăng cường tuần hoàn não. Mặc dù bản chất hoá học các loại thuốc này khác nhau nhưng tác dụng lại giống nhau. Chúng là các chất chẹn canxi trên hệ cơ trơn của thành mạch và làm giãn mạch để tăng lưu lượng tuần hoàn trong cơ thể. Khi lưu lượng tuần hoàn tăng lên thì máu tới não cũng như các cơ quan khác dễ dàng hơn. Vì vậy giúp phục hồi nhanh các tế bào thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên. 
  • Thuốc tăng cường chuyển hóa các tế bào thần kinh như vinacamin, raubasin, piracetam... Thuốc được sử dụng cho các hoạt động chuyển hoá nội tại của tế bào trong hệ thần kinh, giúp tế bào thần kinh có đủ năng lượng cần thiết để tổng hợp cơ chất. Điều này sẽ giúp điều hoà điện giải hai bên màng tế bào giúp bình thường quá trình tạo xung điện. Thuốc được chỉ định cho các tế bào thần kinh trung ương trong bệnh đột quỵ não và có tác dụng hữu dụng với các tế bào thần kinh nằm ở vùng ảnh hưởng chưa tổn thương hoàn toàn, từ đó có thể phục hồi được. 
  • Thuốc tăng tái tạo myelin giúp bình thường hóa chức năng dây thần kinh. Phần lớn các dây thần kinh đều được bao quanh bởi myelin. Cấu trúc này khá đặc biệt giúp bảo vệ xung động thần kinh được dẫn truyền hoàn toàn. Nếu cấu trúc này bị tổn thương sẽ nhanh chóng làm cho dây thần kinh và tế bào thần kinh bị tổn thương, thoái hoá, đứt gãy, thậm chí có thể làm dây thần kinh mất hoàn toàn chức năng. Những loại thuốc này bao gồm vitamin B1 liều cao, tinh chất nấm, vitamin B6

3. Các điểm cần lưu ý bảo vệ tế bào thần kinh

Bảo vệ tế bào thần kinh bằng thuốc bạn cần lưu ý một số vấn đề sau: 

  • Thuốc bảo vệ tế bào thần kinh không kê đơn nhưng vẫn cần có sự tham vấn của bác sĩ, hoặc dược sĩ trước khi sử dụng. Nên sử dụng theo chỉ định, không lạm dụng hoặc tùy hứng sử dụng. 
  • Lựa chọn thuốc bảo vệ thần kinh cần xem xét thực tế người bệnh thiếu hụt cái gì nhằm phù hợp với phương pháp điều trị. 
  • Không nên sử dụng thuốc bảo vệ thần kinh trong thời gian dài, dẫn đến nguy cơ dư thừa gây bất lợi cho cơ thể. Mặc dù là thuốc hỗ trợ nhưng nếu sử dụng dài ngày có thể gây tình trạng lờn thuốc. 

Tế bào thần kinh trong hệ thần kinh khá mong manh và dễ bị tổn thương. Vì vậy việc bảo vệ tế bào thần kinh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe hệ thần kinh nói riêng và sức khoẻ tổng thể nói chung. Theo bạn bạn có thể áp dụng một số cách như thực hiện chế độ ăn khoa học, thường xuyên luyện tập thể dục tăng cường sức khỏe hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại biên. Bên cạnh đó có thể sử dụng thuốc bảo vệ thần kinh, nhưng phải được thăm khám và chỉ định của bác sĩ. 

Nguồn: mayoclinichealthsystem.org

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Tại sao tế bào thần kinh không sinh sản?

Tại sao tế bào thần kinh không sinh sản?

Cấu tạo và đặc điểm của tế bào thần kinh

Cấu tạo và đặc điểm của tế bào thần kinh

68

Bài viết hữu ích?