Zalo

Các thương tổn cơ bản của da

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Các thương tổn cơ bản của da phản ánh những thay đổi liên quan đến bệnh lý trên da. Một vài trường hợp trong số đó có thể khiến da bị tổn thương và đôi khi ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân. Nhưng ngược lại, vẫn có một số thương tổn hầu như không gây ra bất kỳ khó chịu nào cho người bệnh. Vậy có những thương tổn cơ bản trong da liễu nào và ảnh hưởng của chúng như thế nào?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Nguyễn Thị Thanh Huyền - Bác sĩ Da liễu Thẩm mỹ

1. Tổn thương da cơ bản nguyên phát

Những tổn thương da cơ bản được chia làm hai nhóm chính là tổn thương da nguyên phát và tổn thương da thứ phát. Dưới đây là một số tổn thương da nguyên phát thường gặp.

1.1. Những tổn thương không gồ lên mặt da

1.1.1. Dát (macule)

Các dát là những tổn thương có cấu trúc phẳng, không lồi cao hoặc lõm xuống hơn so với bề mặt da và không thể sờ thấy được. Các tổn thương dạng dát thường có đường kính < 10 mm, da bị tổn thương có màu sắc tùy theo nguyên nhân gây ra. Những tổn thương này xảy ra do hiện tượng xung huyết, giãn mạch nhất thời  ở trung bì, khi ấn kính dồn máu sẽ gây mất dát, bỏ ra thì hình dạng máu lại trở lại. Dát viêm thường có dạng hồng ban, màu đỏ tươi hoặc đỏ tím. Sau khi khỏi, da bị tổn thương không để lại dấu tích gì. Dát không viêm là những sang thương xảy ra mà không có quá trình viêm, tổn thương này có thay đổi màu sắc da và khi ấn kính không gây mất dát. Một số loại dát không viêm như:

  • Dát sẫm màu (ban sắc tố) thường gặp trong tình trạng tàn nhang, sạm da.
  • Dát bạc màu thường gặp trong bạch biến (vitiligo) hoặc bạch tạng (albinos).
  • Dát xuất huyết (purpura).
  • Giãn mao mạch dưới da (telangiectasie).
  • Dát do xăm trổ (tattoo).

1.1.2. Mảng

Tổn thương mảng có hình dáng và cấu trúc tương tự như dát, nghĩa là có cấu trúc phẳng, không lồi cao hoặc lõm xuống hơn so với bề mặt da và không thể sờ thấy được. Tuy nhiên, các tổn thương dạng dát khi lan rộng > 10 mm, sẽ được gọi là tổn thương da dạng mảng. Tổn thương da này thường gặp trong bệnh vẩy nến, bệnh u hạt hình vòng…

1.2. Tổn thương da dạng lỏng

Tổn thương da dạng lỏng là những sang thương chứa thanh dịch, có khi là máu hoặc mủ, có cấu trúc gồ cao trên mức da với dạng hình tròn hoặc bán cầu. Các cấu trúc này có thể nông hoặc sâu, khó vỡ hoặc dễ vỡ tùy vào nguyên nhân gây ra. Tổn thương da dạng này khi vỡ thường để lại vết trợt, có thể đóng vảy tiết và không để lại sẹo khi lành. Các thương tổn cơ bản của da dạng lỏng bao gồm: mụn nước, bọng nước, mụn mủ, phỏng nước…

các thương tổn cơ bản của da
Mụn là dạng tổn thương da gây ra sự khổ sở cho rất nhiều người

1.3. Tổn thương da dạng chắc

Tổn thương da dạng chắc là những sang thương có cấu trúc gồ cao trên bề mặt da. Tính chất tổn thương dày, chắc và khi chọc không có ra dịch. Các thương tổn cơ bản của da dạng chắc bao gồm: Sẩn (papule) Sẩn là tổn thương da dạng đặc, chắc, gồ cao trên mặt da, có kích thước < 10 mm và khi lành không để lại sẹo. Một số dạng đặc trưng của sẩn bao gồm:

  • Sẩn viêm: Tổn thương da có sự thâm nhiễm tế bào ở chân bì, thường gặp trong sẩn trứng cá, sẩn giang mai II…
  • Sẩn không viêm: Tổn thương da do tăng sinh thượng bì (tăng gai thường gặp trong sẩn hạt cơm) hoặc do tăng sinh trong trung bì có ứ đọng sản phẩm bệnh lý (thường gặp trong bệnh u vàng).
  • Một số dạng khác: Sẩn tròn, dẹt hơi bóng thường gặp trong bệnh viêm da thần kinh. Sẩn có màu tím hoa cà, hình đa giác thường gặp trong bệnh liken phẳng. Sẩn khu trú ở chân lông, hình chóp nón thường gặp trong bệnh dày sừng nang lông. Sẩn to dẹt thành đám mảng thường gặp trong bệnh vẩy nến…

Sẩn mày đay Sẩn mày đay là tổn thương da có cấu trúc gồ cao và phù nề do giãn mạch   thoát dịch, giới hạn rõ, thường có tính chất nhất thời, lỗ chân lông thường bị dãn rộng. Một số tính chất khác của sẩn mày đay bao gồm:

  • Sẩn mày đau có màu da hoặc hồng, trung tâm tổn thương da có màu nhạt hơn.
  • Có kích thước khoảng 10 - 20 mm liên kết thành mảng lớn như hình bản đồ.
  • Thường xuất hiện đột ngột và có thể mất nhanh chóng trong vòng một vài giờ hoặc một vài ngày mà không để lại dấu vết trên da.
  • Các ảnh hưởng kèm theo bao gồm ngứa dữ dội và liên tục, có thể kèm theo khó thở hoặc tiêu chảy…
  • Sẩn mày đay thường gặp khi cơ thể bị dị ứng với một tác nhân nào đó, hoặc có thể xảy ra mà không có nguyên nhân gì.

Ngoài ra còn có tình trạng tổn thương da như: củ, cục, gôm hay u…

1.4. Tổn thương mất da

Tổn thương mất da là sang thương khiến một phần hoặc một mảng da lớn bị mất đi. Các thương tổn cơ bản dạng mất da bao gồm:

  • Vết trợt: Trợt xước là những tổn thương mất da của biểu bì, rất nông và thường không vượt quá màng đáy xảy ra do chấn thương. Các vết trợt xước thường hình thành từng điểm hoặc đám, mảng trợt có màu đỏ hồng, rớm máu hoặc dịch. Thông thường tổn thương da dạng này khi khỏi không để lại sẹo, tuy nhiên nếu có tình trạng bội nhiễm tổn thương đến lớp tế bào đáy thì có thể gây ra sẹo.
  • Vết loét: Tổn thương da dạng này thường gây mất nhiều mô hơn do thường ảnh hưởng đến chân bì hoặc hạ bì. Vết loét thường xảy ra do nhiễm khuẩn da hoặc tiến triển của củ, cục mà thành. Khi lành có thể để lại sẹo.
  • Vết nứt nẻ hay vết rạn da: Đây là những tổn thương da hở, thường mất da ở phần thường bì, xảy ra do da bị căng dãn đột ngột, từ đó hình thành các tổn thương dạng vết nứt nông hoặc sâu, dạng đường thẳng, có thể rớm máu. Các tổn thương da dạng này thường xuất hiện ở gót chân, rạn da bụng ở phụ nữ mang thai.
các thương tổn cơ bản của da
Rạn da vòng bụng là tổn thương da thường gặp ở phụ nữ mang thai

1.5. Tổn thương bong da, vảy tiết

Bong da là những sang thương khiến một phần da có nguy cơ mất đi trong quá trình sinh hoạt bình thường. Các thương tổn cơ bản dạng mất da bao gồm:

  • Vảy da: Về sinh lý, lớp thượng bì tầng ngoài cùng của da được tạo bởi các tế bào sừng hòa xếp chồng lên nhau thành nhiều lớp. Sự tác động của quá trình sinh hoạt như kỳ cò, chà sát… hoặc bệnh lý, các lớp sừng hóa này sẽ bong ra và tạo thành vảy. Các tác động từ sinh hoạt thường gây bong vảy da không đáng kể. Trong khi đó, các bệnh lý như nấm da, lang ben, vẩy nến, mảnh dẻ… thường gây tróc vảy da số lượng nhiều.
  • Vảy tiết: Vảy tiết hay mài là những tổn thương da do mủ, dịch, máu ở vết loét khô hay mụn nước, mụn mủ đọng lại. Tùy theo màu sắc ta có thể nhận biết được các nguyên nhân gây ra vảy tiết như thanh dịch có màu trong hoặc vàng nhạt, máu thường có màu nâu hoặc đỏ, mủ thường giống keo dính hoặc màu vàng sậm…

2. Tổn thương da cơ bản thứ phát

Các thương tổn cơ bản của da dạng thứ phát thường xuất xuất hiện trên nền một sang thương trước đó trên da (thường là những sang thương nguyên phát kể trên). Dưới đây là một số tổn thương da thứ phát thường gặp.

2.1. Teo da

Teo da là một tổn thương da thứ phát khi da bị mỏng đi, mất độ căng chắc và mất tính đàn hồi. Các bệnh lý thường gây teo da về sau như bệnh phong, lupus ban đỏ mạn… Đôi khi teo da có thể xuất hiện ở người lớn tuổi, người ăn uống thiếu chất, uống ít nước…

  • Teo thường bì thường gây mỏng nhú bì, tình trạng da xếp nếp
  • Teo bì thường gây mỏng phần bì, da lõm và bề dày của da giảm đi.

2.2. Sùi

Sùi là tổn thương da xảy ra khi có hiện tượng tăng gai thành tia, thành sẩn hoặc thành các búi, mật độ mềm. Tổn thương da dạng sùi thường phát triển thành đám trên các cục, sẩn, củ hoặc vết loét có sẵn. Các ví dụ như sùi trong viêm da mủ sùi, ung thư da dạng sùi, lao da sùi, sùi mào gà do nhiễm virus…

2.3. Liken hóa

Liken hóa là hiện tượng da dày lên, thẫm màu do tăng sắc tố, nhiễm cộm và hằn da nổi rõ. Các tổn thương da này thường có bề mặt thô ráp, sờ cứng cộm là hậu quả của bệnh da ngứa mãn tính như chàm da mãn tính, viêm da thần  kinh… hình thành do chà xát, cào gãi lâu ngày.

2.4. Sẹo

Các tổn thương da gây mất da đến phần chân bì và hạ bì khi lành lại có thể hình thành nên sẹo. Sẹo có rất nhiều hình dạng bao gồm:

  • Sẹo phẳng, sẹo teo hay sẹo lõm thường gặp trong các bệnh như lupus ban đỏ…
  • Loại sẹo lồi, sẹo đầy da hay sẹo phì đại thường gặp trong các bệnh như bệnh sẹo lồi (keloids), tổn thương mất da sâu, rách da, phẫu thuật trên da như mổ nội soi, mổ hở lấy thai…
  • Sẹo có cầu da ngóc ngách thường gặp trong bệnh lao da.
các thương tổn cơ bản của da
Tổn thương da sẹo mổ lấy thai thường gây mất thẩm mỹ cho vòng bụng các bà mẹ

2.5. Vết bạc màu, vết sẫm màu

Các tổn thương trên da trước đó như phản ứng viêm mãn, áp xe da… sau khi lành có thể làm lắng đọng melanin hoặc các chất khác trong da, hậu quả là gây ra tình trạng tăng sắc tố da, khiến da có vết sẫm màu. Ngược lại, những tổn thương thứ phát cũng có thể làm giảm melanin, hay còn gọi là Leucodermis, hậu quả là gây ra vết bạc màu trên da. Các thương tổn cơ bản của da kể trên có thể gây ra mất thẩm mỹ trên da, khiến người bệnh cảm thấy tự ti và lo lắng, đây có thể được xem là ảnh hưởng thường gặp nhất của chúng. Ngoài ra, một số tổn thương da dạng viêm loét có thể gây đau đớn cho da, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình sinh hoạt và làm việc. Da bị tổn thương nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm trên da và đôi khi là ảnh hưởng đến toàn thân. Vì thế, khi phát hiện bất kỳ những tổn thương da kể trên, hãy đi khám hoặc nói chuyện ngay với bác sĩ da liễu để được xử trí kịp thời. Ngoài ra để hạn chế các tình trạng tổn thương da, lão hóa da, hiện nay nhiều người đã sử dụng đến giải pháp làm chậm quá trình lão hóa với hormone peptide mới cải tiến. Phương pháp này có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, giải quyết các vấn đề do căng thẳng, stress, bệnh về da, lão hóa hoặc rối loạn tình dục gây ra thông qua việc kích thích sản xuất collagen, cải thiện độ đàn hồi và độ săn chắc của da, làm giảm các vết nám và đốm trên da, chống lão hóa da hiệu quả… Hiện phương pháp này mang tới rất nhiều ưu điểm giúp giải quyết được đồng thời nhiều vấn đề về da đang tồn tại.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Đặng Phước Bảo xem thêm bài viết cùng tác giả

179

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Các nguyên nhân gây béo phì phổ biến nhất

Các nguyên nhân gây béo phì phổ biến nhất

Cách áp dụng chế độ ăn giảm cân không tinh bột

Cách áp dụng chế độ ăn giảm cân không tinh bột

Nhịn ăn gián đoạn giảm bao nhiêu kg nếu thực hiện đúng cách?

Nhịn ăn gián đoạn giảm bao nhiêu kg nếu thực hiện đúng cách?

Hướng dẫn cách nhịn ăn gián đoạn 16/8 an toàn, hiệu quả để giảm cân, đốt mỡ tốt

Hướng dẫn cách nhịn ăn gián đoạn 16/8 an toàn, hiệu quả để giảm cân, đốt mỡ tốt

Da bị nám tàn nhang và tổn thương, làm sao để phục hồi?

Da bị nám tàn nhang và tổn thương, làm sao để phục hồi?

179

Bài viết hữu ích?