Kali là cation thiết yếu trong nội bào với nhu cầu hàng ngày khoảng 1 mmol/kg cho cơ thể, được hấp thu chủ yếu qua đường tiêu hoá và bài tiết qua thận. Nhờ có chất điện giải kali mà cơ thể mới có thể thực hiện các chức năng vận động cơ quan trong cơ thể cả chủ động (cánh tay, bàn tay…) và không chủ động (tim, ruột). Chính vì vậy, chỉ số xét nghiệm kali máu thường được chỉ định để đánh giá nồng độ kali trong máu. Qua đó xác định các vấn đề bất thường của cơ thể, gây rối loạn kali hoặc thậm chí huỷ hoại chức năng tim và có thể dẫn tới tử vong.
Xét nghiệm kali máu cần thiết cho các đối tượng sau:
Giá trị bình thường của nồng độ kali máu là 3,5-5 mmol/L. Vì vậy, khi kết quả xét nghiệm trả về có giá trị nằm ngoài khoảng bình thường thì tức là người bệnh đang có các rối loạn về nồng độ kali, cụ thể như sau:
Tăng kali máu:
Là khi kali máu > 5 mmol/L. Nếu giá trị này trên 7mmol/L thì có thể nguy hiểm đến tính mạng. Nguyên nhân làm xét nghiệm kali máu tăng gồm có:
Hạ kali máu:
Là khi nồng độ kali máu < 3,5 mmol/L. Có nhiều nguyên nhân gây hạ kali máu như:
Rối loạn nhịp là biến chứng nguy hiểm nhất trên hệ tim mạch do hạ kali máu. Do đó phát hiện sớm hạ kali máu rất quan trọng trong điều trị và cứu sống người bệnh.
Tóm lại, kali máu là 1 trong những chỉ số quan trọng trong xét nghiệm máu tổng quát, được thực hiện ở các đối tượng người bệnh có triệu chứng hay nghi ngờ tăng/ hạ kali máu. Mục tiêu của xét nghiệm là chẩn đoán hoặc theo dõi sự thay đổi của kali huyết do các nguyên nhân khác nhau để có hướng điều trị phù hợp. Hiện nay, để tầm soát bệnh tật 1 cách hiệu quả, bạn nên thực hiện xét nghiệm máu tổng quát định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín. Thông qua kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng sức khỏe tổng thể của bạn, nguy cơ mắc các bệnh lý như mỡ máu, tiểu đường, gan nhiễm mỡ, thừa cân béo phì. Từ đó sẽ có những lời khuyên phù hợp về hướng xử lý.
40
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
40
Bài viết hữu ích?