Zalo

Người bị hạ kali máu nên ăn gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Hạ Kali máu xảy ra khi cơ thể không giữ được lượng Kali cần thiết để duy trì những hoạt động thường ngày, một số trường hợp nguy kịch có thể dẫn đến tử vong. Vậy hạ Kali máu là gì? Người bị hạ kali máu nên ăn gì? Đọc thêm bài viết dưới đây để biết nên ăn gì khi hạ kali máu bạn nhé.

1. Hạ kali máu là gì?

Hạ Kali máu được đánh giá là 1 rối loạn điện giải thường hay gặp trên lâm sàng. Ở trên một cơ thể khỏe mạnh thì tình trạng này còn bù trừ được, nhưng với trường hợp bị hạ kali máu nặng nếu không được xử lý kịp thời và hiệu quả thì có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. 

Kali được đưa vào cơ thể chủ yếu bằng đường ăn uống hoặc đường truyền tĩnh mạch, phần lớn kali trong cơ thể được dự trữ trong các tế bào và sau đó được bài tiết vào nước tiểu. Do đó giảm đưa lượng kali vào hoặc tăng vận chuyển kali vào trong tế bào hoặc hay gặp hơn là mất qua nước tiểu, qua đường tiêu hóa hoặc qua mồ hôi dẫn đến giảm nồng độ kali trong máu.

Kali máu bình thường ở giới hạn từ 3,5 – 5 mmo/l và được đánh giá là hạ Kali máu khi chỉ số xét nghiệm < 3,5mmol/l.

hạ kali máu
Hạ Kali máu nặng không được xử lý kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh

2. Nguyên nhân gây hạ kali máu?

Hạ Kali máu có nhiều nguyên nhân có thể kể đến như:

Mất kali qua thận

  • Đi tiểu liên tục.
  • Đái tháo đường không kiểm soát.
  • Tăng calci máu, hạ magie máu, hạ clo máu.
  • Có tình trạng toan ống thận type I hoặc type II.
  • HC Fanconi, HC Bartter.

Mất kali qua đường tiêu hóa

  • Người bệnh có tình trạng nôn mửa hoặc mất khi dẫn lưu qua sonde dạ dày.
  • Tiêu chảy (ỉa chảy).
  • Dẫn lưu mật, sau phẫu thuật ruột non, mở thông hồi tràng.
  • Thụt tháo hoặc dùng thuốc nhuận tràng.

Ảnh hưởng do thuốc:

  • Thuốc lợi tiểu thải kali (thiazid, furosemid).
  • Insulin, Glucose, Natri bicarbonat.
  • Cường Beta-adrenergic.
  • Corticoid.
  • Kháng sinh: amphotericin B, penicillin, ticarcillin, aminoglycosides, rifampicin, ampicillin, insulin.
  • Kiềm máu.
  • Điều trị thiếu hụt acid folic và vitamin B12.

Lượng kali đưa vào không đủ

Thừa corticoid chuyển hóa muối nước

  • Cường aldosteron tiên phát (hội chứng Conn), cường aldosteron thứ phát.
  • Tăng huyết áp ác tính.
  • Hội chứng Cushing, u tế bào cạnh cầu thận, ung thư thận, uống nhiều cam thảo…

3. Vai trò của Kali trong cơ thể

Kali được xem là 1 chất rất cần thiết cho cơ thể, có thể kể đến một số vai trò của Kali trong cơ thể như sau:

  • Kali đảm bảo cho hoạt động thần kinh và cơ được diễn ra một cách bình thường. Kali là một ion nội bào chính với nồng độ khoảng 145 mEq/l trong khi nồng độ tại dịch bào chỉ là là 4 mEq/l. Một số nghiên cứu đã cho thấy răng có tới khoảng 98% lượng Kali trong cơ thể nằm trong tế bào, cho nên việc đo lường Kali trong máu tương đối không nhạy bởi vì chỉ một dao động nhỏ trong máu sẽ tương ứng với một thay đổi lớn trong lượng dự trữ Kali trong cơ thể.
  • Kali cũng rất cần thiết cho chức năng của cơ, các cơ vận động chủ ý bao gồm cơ cánh tay, cơ bàn tay,…và các cơ vận động không chủ ý bao gồm cơ tim và cơ thành ruột,… Nếu có sự bất thường nào về nồng độ trong Kali máu có thể dẫn đến sự hủy hoại chức năng tim nghiêm trọng và từ đó có thể dẫn đến ngừng tim và tử vong.

4. Khi bị hạ Kali máu nên ăn gì?

Lượng Kali máu thay đổi phụ thuộc vào lượng Kali cả ở bên trong và bên ngoài tế bào, ngoài tế bào thì lượng Kali thường mất qua mồ hôi, qua thận và phân. Nếu có một chế độ ăn uống đầy đủ thì sẽ đảm bảo được dinh dưỡng và bổ sung lượng Kali mất hàng ngày. Tới đây sẽ nhiều người thắc mắc vậy khi bị hạ Kali máu nên ăn gì?

Tình trạng hạ Kali máu có thể nói là rất nguy hiểm, nhất là trên đối tượng bệnh có sẵn những bệnh lý như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, suy tim,… Tại sao lại nói như vậy? Bởi hạ Kali máu có thể gây những biến chứng giảm sức co bóp cơ tim, nhịp chậm, hay nhịp nhanh xoắn đỉnh. Những rối loạn này có thể dẫn đến ngừng tim. Việc cấp cứu ngừng tuần hoàn ở những người bệnh này thì không phát hiện được tình trạng hạ Kali máu sẽ dẫn đến tình trạng thất bại do liệt cơ hô hấp dẫn đến suy hô hấp, thậm chí gây liệt tứ chi.

Khi bị hạ Kali máu bạn có thể tham khảo một số loại thực phẩm sau nhầm bổ sung lượng Kali vào cơ thể bằng đường ăn uống một cách hợp lý:

  • Các loại trái cây và rau củ quả: Quả chuối chắc hẳn là loại trái cây được nghĩ đến đầu tiên khi nhắc đến những thực phẩm chứa nhiều Kali. Thế nhưng ngoài chuối ra thì còn khá nhiều loại thực phẩm bạn ăn hàng ngày cùng bổ sung hàm lượng Kali rất lớn bao gồm: Trái cây sấy khô: Mận khô, chà là và nho khô. Trái cây tươi: Cam, lê, dưa hấu, bưởi, quả bơ,…. Nước áp trái cây: Bưởi, cà chua, cam, mận, dưa hấu, nước dừa. Củ quả: Trái dưa leo tươi, khoai lang, khoai tây, củ cải, cà tím, nấm, bí ngô chế biến và củ dền.
hạ kali máu
Chuối hay được nghĩ đến đầu tiên khi bị hạ kali máu 
  • Những sản phẩm từ sữa: Một số sản phẩm từ sữa như sữa chua, sữa tươi bổ sung khá nhiều Kali cho cơ thể. Trung bình cứ mỗi hộp sữa chua thì sẽ có khoảng 573g Kali, đáp ứng 12% nhu cầu cần thiết mỗi ngày, bên cạnh đó còn cung cấp đến 50% lượng canxi cho cơ thể. Để tốt cho cơ thể bạn nên lựa chọn loại sữa chua ít béo.
  • Một số thực phẩm khác: Cá có chứa rất nhiều Kali như cá hồi, cá ngừ, cá tuyết, cá đá, cá bơn… Bên cạnh đó một số loại hải sản khác cũng bổ sung rất nhiều dưỡng chất này.
  • Các loại đậu: Đậu vốn là thực phẩm bổ sung hàm lượng lớn protein trong cơ thể và các loại chất xơ tốt cho hệ tim mạch. Đậu cũng được đánh giá là một lựa chọn hợp lý cho đối tượng bị thiếu Kali. Một số loại đậu bao gồm đậu nành, đậu ngự, đậu hà lan, đậu đen, đậu lăng…

Ngoài những thực phẩm tốt cho bệnh nhân bị hạ Kali máu thì người bệnh nên tham khảo bác sĩ về hạ Kali máu không nên ăn gì để tránh nguồn thực phẩm và hạn chế sự tái phát của bệnh.

Ngoài chế độ ăn, người bệnh cần thực hiện một số điều sau nhầm phòng ngừa hạ Kali máu:

  • Tránh các hoạt động thể chất nặng và kéo dài.
  • Kiêng rượu bia.
  • Tránh dùng các thảo dược hoặc thuốc nhuận tràng, thuốc lợi tiểu,… có thể gây ra tình trạng hạ Kali máu. Khuyến cáo người bệnh luôn dùng thuốc theo chỉ định điều trị của bác sĩ cũng như có một chế độ dự phòng và theo dõi Kali máu trong thời gian điều trị các thuốc này.
  • Bù đủ lượng Kali bị mất đi hàng ngày trên những bệnh nhân tiểu nhiều hoặc tiêu chảy do dùng các thuốc lợi tiểu.
  • Bù đủ kali bằng đường uống với những đối tượng có nguy cơ hạ Kali máu.

Tóm lại, thừa cân, béo phì là 1 trong những nguyên nhân gây ra các vấn đề về sức khỏe, trong đó có hạ kali máu. Giảm béo không phải chỉ 1 lần là xong, bạn cần chọn phương pháp giảm béo nhanh/ hiệu quả sớm/ có thể lặp đi lặp lại nhiều lần trong đời mà vẫn đạt hiệu quả tốt. Ngày nay, nếu muốn giảm cân hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Hoàng Trần An Phương xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Những khó khăn khi giảm cân phổ biến nhất

Những khó khăn khi giảm cân phổ biến nhất

Các bài tập giảm vòng bụng cho nam giới hiệu quả nhất

Các bài tập giảm vòng bụng cho nam giới hiệu quả nhất

Danh sách các thực đơn giảm cân hiệu quả nhất

Danh sách các thực đơn giảm cân hiệu quả nhất

105

Bài viết hữu ích?