Bệnh cơ tim phì đại (Hypertrophic Cardiomyopathy-HCM) là bệnh thường gặp nhất với cơ chế di truyền liên quan đến cơ tim. Chẩn đoán bệnh cơ tim phì đại sớm và phân tầng tiên lượng thích hợp sẽ giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh/ tử vong liên quan thông qua các biện pháp can thiệp phù hợp.
Khi được mô tả lần đầu tiên, bệnh cơ tim phì đại được xem là một bệnh lý hiếm gặp có thể ảnh hưởng đến hầu hết bệnh nhân trẻ tuổi, với một hệ quả không tốt và chủ yếu liên quan đến nguy cơ đột tử do tim (SCD). Ngày nay, người ta nhận ra rằng bệnh cơ tim phì đại có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi và tiên lượng chung thường là tốt với gần ⅔ có tuổi thọ bình thường với tỷ lệ mắc bệnh tương đối thấp và tỷ lệ tử vong chung chỉ khoảng khoảng 0.7%/năm. Tuy nhiên, một số bệnh nhân bệnh cơ tim phì đại có nguy cơ cao bị đột tử do tim hoặc phát triển suy tim (HF)/rung tâm nhĩ (AF). Do đó, việc chẩn đoán bệnh cơ tim phì đại là một mục tiêu quan trọng, trong đó siêu âm tim là nền tảng chính trong việc sàng lọc, chẩn đoán, phân tầng tiên lượng và theo dõi bệnh nhân.
Các phép đo trên siêu âm tim trong cơ tim phì đại giúp xác định rủi ro đột tử do tim và đã được ESC lẫn AHA xác nhận. Một số kỹ thuật siêu âm tim tiên tiến (như Doppler mô) có thể giúp phân biệt bệnh cơ tim phì đại với các nguyên nhân gây phì đại khác và xác định bệnh nhân có nguy cơ đột tử hoặc phát triển suy tim ở mức độ nào. Siêu âm tim 3 chiều cung cấp thêm thông tin về sự phân bố của khối cơ tim phì đại, khối lượng tâm thất trái và cơ chế tắc nghẽn đường ra thất trái.
Bác sĩ điều trị có thể sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm và kỹ thuật hình ảnh để chẩn đoán bệnh cơ tim phì đại hoặc loại trừ các tình trạng khác có thể gây ra các triệu chứng tương tự. Trong đó, kỹ thuật siêu âm tim là nền tảng và thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh lý này. Kỹ thuật siêu âm tim tuân theo nguyên lý sử dụng sóng âm để xem cơ tim có dày bất thường không, đồng thời cung cấp hình ảnh các buồng tim và van tim có vấn đề bất thường hay không. Do đó, vai trò của siêu âm tim trong cơ tim phì đại là rất lớn.
Bên cạnh siêu âm tim, bác sĩ có thể chỉ định một số kỹ thuật khác để chẩn đoán bệnh cơ tim phì đại, như sau:
Mục tiêu của điều trị bệnh cơ tim phì đại là làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa đột tử do tim ở những người có nguy cơ cao. Điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Bệnh nhân và bác sĩ sẽ thảo luận về cách điều trị thích hợp nhất cho tình trạng cụ thể của bản thân.
Nếu bị bệnh cơ tim phì đại và đang mang thai hoặc đang nghĩ đến việc mang thai, bác sĩ có thể khuyên bạn nên đến khám với các chuyên gia có kinh nghiệm chăm sóc phụ nữ mang thai có nguy cơ cao (bác sĩ chu sinh hoặc bác sĩ chuyên khoa về bà mẹ và thai nhi).
Thuốc có thể giúp giảm sức co bóp của cơ tim và làm chậm nhịp tim để tim có thể bơm máu tốt hơn. Thuốc điều trị bệnh cơ tim phì đại và các triệu chứng có thể bao gồm:
Một số phẫu thuật hoặc liệu pháp có sẵn để điều trị bệnh cơ tim phì đại hoặc các triệu chứng, bao gồm:
Có thể thấy siêu âm tim là một công cụ hữu ích trong việc chẩn đoán các tình trạng bất thường khác trong hệ thống tim mạch. Nhờ đó, các bác sĩ có thể phát hiện và chẩn đoán chính xác bệnh và đưa ra các phương pháp điều trị kịp thời.
Siêu âm hiện nay cũng được biết đến là một kỹ thuật thường quy không thể thiếu tại bất cứ một phòng khám đa khoa, bởi siêu âm giúp bác sĩ sàng lọc bệnh lý tốt hơn để từ đó đưa ra các phác đồ điều trị hợp lý nhằm ngăn ngừa nguy cơ diễn tiến phức tạp gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Do đó, khi có bất cứ vấn đề bất thường về sức khỏe, bạn nên dành thời gian tới các cơ sở y tế hoặc phòng khám để được bác sĩ thăm khám và tiến hành siêu âm trong thời gian sớm nhất.
Nguồn tham khảo: ncbi.nlm.nih.gov; mayoclinic.org.
233
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
233
Bài viết hữu ích?