Dinh dưỡng trong củ cà rốt có hàm lượng cao nhất phải kể đến là nước chiếm 86% đến 95%. Trong 100 gam cà rốt sống có khoảng 41 calo, 0.9 gam protein, 9 gam carb, 2.7 gam chất xơ, 0.1 gam chất béo và các vi chất dinh dưỡng đặc biệt khác.
Hàm lượng carb là một trong những thành phần dinh dưỡng trong củ cà rốt không thể thiếu. Chúng bao gồm cả tinh bột và đường. Ngoài ra cà rốt có hàm lượng chất xơ tương đối phù hợp để cung cấp cho cơ thể. Chất xơ trong cà rốt chủ yếu là dạng chất xơ hòa tan. Loại chất xơ này giúp làm chậm quá trình tiêu hoá của dạ dày. Hơn nữa, các chất xơ này còn giúp nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi trong ruột giúp cải thiện sức khỏe đường ruột và giảm nguy cơ mắc bệnh. Các chất xơ không hòa tan chính trong cà rốt là cellulose, hemicellulose và lignin. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, cà rốt là nguồn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là biotin, kali và vitamin A (từ beta carotene), K1 (phylloquinone) và B6.
Cà rốt có nhiều đường không? Thành phần trong cà rốt có chứa tinh bột và đường chẳng hạn như sucrose, glucose…Tuy nhiên, có một số người cho rằng do cà rốt có chứa hàm lượng đường đáng kể nên nếu sử dụng cà rốt nhiều sẽ ảnh hưởng tới cân nặng.
Trung bình mỗi củ cà rốt có hàm lượng carb khoảng 6 gam và 3 gam đường. Hàm lượng đường trong cà rốt nhiều hơn so với các loại rau khác.
Các nghiên cứu đã thực hiện kiểm tra chỉ số đường huyết của cà rốt khi nấu chín cho thấy có thể tăng lên đến 92 và chỉ số này gần tương đương với đường trắng. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây lại cho kết quả ngược lại, khi thực hiện nấu chín cà rốt thì chỉ số đường huyết chỉ còn 33. Còn với cà rốt sống thì chỉ số đường huyết là 35. Bên cạnh đó, tải lượng đường huyết của cà rốt còn được tính phụ thuộc vào kích thước khẩu phần. Trong ½ cốc cà rốt sống sẽ có tải lượng đường huyết là 1, còn ½ cốc cà rốt nấu chín sẽ cho tải lượng đường huyết là 2.
Mặc dù hàm lượng đường trong cà rốt có thể làm tăng lượng đường huyết sau ăn hoặc sử dụng nhiều có thể khiến tăng cân, nhưng trong cà rốt còn chứa lượng lớn beta caroten. Đây là chất chống oxy hóa mạnh có trong cà rốt, có thể đóng vai trò điều chỉnh quá trình chuyển hóa glucose. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa beta-carotene và tình trạng kháng insulin vẫn đang được tiến hành. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy thiếu vitamin A có thể làm giảm tiết insulin và làm tăng lượng đường trong máu. Beta-carotene chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể, vì vậy ăn nhiều cà rốt có thể giúp cải thiện tình trạng kháng insulin và bệnh tiểu đường tuýp 2.
Dựa vào những thông số này cho thấy nếu đang thực hiện chế độ ăn giảm cân bằng phương pháp cắt giảm carbs trong khẩu phần thì cà rốt sẽ không phù hợp so với việc sử dụng các loại rau khác có hàm lượng đường huyết và tải lượng đường huyết thấp. Tuy nhiên, nếu áp dụng các cách chế biến khoa học vẫn có thể sử dụng kết hợp cà rốt vào chế độ ăn kiêng giúp giảm cân hiệu quả.
Một số lưu ý khi sử dụng cà rốt:
Ngoài sử dụng cà rốt trong chế độ ăn giảm cân, người thừa cân, béo phì cũng có thể áp dụng thêm công nghệ Drip FIT là giải pháp giảm béo và quản trị cân nặng được thực hiện ở cấp độ tế bào. Ưu điểm của công nghệ này khá phù hợp với những người đã từng thực hiện giảm béo nhiều lần mà vẫn gặp thất bại. Công nghệ được thực hiện với 3 giai đoạn theo tiêu chuẩn y khoa Mỹ, sử dụng phương pháp không xâm lấn, khá an toàn với người sử dụng. Đồng thời giúp giảm béo dễ dàng và thực hiện khá nhẹ nhàng. Với cơ chế hoạt động là sự tổ hợp các vi hoạt chất tác động trực tiếp và mạnh mẽ vào các tế bào mỡ nhằm giúp chuyển hóa tế bào mỡ thành năng lượng sống ATP, và tăng cường tiêu hao năng lượng cơ bản, giúp giảm kích thước và số lượng mỡ. Người dùng áp dụng công nghệ Drip FIT có thể giảm lượng mỡ giảm từ 1 đế 1,2% trong lượng cơ thể mỗi tuần.
Cà rốt có hàm lượng đường và tinh bột nhiều hơn so với các loại rau khác. Tuy nhiên, thành phần dinh dưỡng trong củ cà rốt khá đa dạng và phong phú. Có thể sử dụng cà rốt trong khẩu phần giảm cân nhưng cần lưu ý lượng bổ sung và cách chế biến đúng cách để nâng cao hiệu quả.
Nguồn: healthline.com - webmd.com - signos.com
59
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
59
Bài viết hữu ích?