Zalo

Sán lá phổi ký sinh ở đâu? Sán lá phổi gây bệnh gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Ký sinh trùng chỉ đứng sau vi rút và vi khuẩn trong những tác nhân gây bệnh hàng đầu ở người. Hiện nay, có rất nhiều căn bệnh được ghi nhận có liên quan đến việc nhiễm ký sinh trùng và sán lá phổi cũng không phải là một ngoại lệ. Vậy sán lá phổi là gì, sán lá phổi ký sinh ở đâu và xét nghiệm sán lá phổi như thế nào để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Sán lá phổi là gì?

Trước tiên hãy cùng tìm hiểu sán lá phổi là gì? Sán lá phổi có tên khoa học là Paragonimus spp, đây là một loài ký sinh trùng hay một loại giun dẹp thường sống ký sinh ở phổi người, cụ thể hơn là tiểu phế quản phổi. Chúng ta có thể bị nhiễm sán lá phổi do ăn phải tôm, cua nhiễm ấu trùng sán khi còn sống hoặc chưa được nấu chín kỹ. Sán lá phổi ngoài gây bệnh ở phổi, chúng còn có thể di chuyển lên hệ thần kinh trung ương, gây ra tình trạng viêm màng não. 

Sán lá phổi là loại ký sinh trùng có tới 40 loài khác nhau nhưng chỉ hơn 10 loài trong số đó gây bệnh ở người. Ở các nước khác, loài gây bệnh ở người được phát hiện nhiều nhất đó là Paragonimus westermani, còn ở Việt Nam là loài sán lá phổi gây bệnh nhiều nhất là Paragonimus heterotremus.

Sán lá phổi trưởng thành có chiều dài khoảng 7 - 13 mm, chiều ngang khoảng 4 - 6 mm, kích cỡ của sán lá phổi tương đương hạt đậu phộng nhỏ hoặc một hạt cà phê. Trứng sán lá phổi có chiều dài khoảng 80 – 120 µm và chiều rộng khoảng 4 - 8 µm. Trứng sán có màu nâu sẫm, có nắp, vỏ dày, hình bầu dục, bên trong chứa phôi sán. Ấu trùng sán lá phổi phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau mới đạt đến mức trưởng thành. Giai đoạn này đi từ ấu trùng lông đến ấu trùng sán có đuôi và ấu trùng nang, cuối cùng trở thành sán lá phổi trưởng thành. Sán lá phổi là loài ký sinh trùng lưỡng tính, chúng vừa có bộ phận sinh dục cái lẫn bộ phận sinh dục đực.

2. Sán lá phổi ký sinh ở đâu?

Vậy sán lá phổi ký sinh ở đâu? Con người là vật chủ ký sinh chủ yếu của sán lá phổi, ngoài ra thì còn có một số loại động vật như heo, chó, mèo…vẫn có thể bị nhiễm bệnh. 

Sán lá phổi thường ký sinh ở các phế quản nhỏ của phổi chúng ta, đôi khi chúng có thể ký sinh ở nhu mô phổi. Sán lá phổi thường đẻ trứng trong các phế quản phổi và sau đó trứng theo đờm hoặc theo phân phát tán ra bên ngoài. Ở bên ngoài, khi gặp môi trường nước, trứng sán lá phổi sẽ phát triển thành các ấu trùng lông, thời gian tồn tại và phát triển của ấu trùng lông là khoảng 16 ngày ở điều kiện mùa hè và khoảng 60 ngày khi mùa đông. 

Sau đó, các ấu trùng lông sẽ thoát khỏi trứng và tìm đến ký sinh ở những loài thủy sinh như ốc, thường là loại thuộc giống Melania. Trong ốc, các ấu trùng lông của sán lá phổi sẽ phát triển thành ấu trùng đuôi. Ấu trùng đuôi sau đó rời ốc và đến ký sinh ở các loài thủy sinh khác cua hoặc tôm để phát triển thành nang trùng. Nang trùng sẽ bắt đầu có khả năng lây nhiễm sau khoảng 45 - 54 ngày ký sinh tại tôm và cua. Người hoặc động vật như chó, mèo, heo… ăn phải nang trùng có trong tôm cua coi như là bị nhiễm bệnh. Trong cơ thể người nhiễm, nang trùng sẽ đi tới ruột rồi xuyên qua các quai ruột để đến xoang bụng. Các nang trùng sẽ ở lại đó khoảng 30 ngày rồi theo máu đi lên phổi ký sinh ở các phế quản nhỏ và các tổ chức khác trong phổi.

sán lá phổi ký sinh ở đâu
Sán lá phổi ký sinh ở đâu là thắc mắc của nhiều người

Sau 26 ngày ký sinh trong phổi, nang trùng sẽ phát triển thành sán lá phổi trưởng thành. Lúc này, xung quanh vị trí sán lá sẽ bắt đầu có hiện tượng thâm nhiễm bạch cầu ưa acid, bạch cầu trung tính và bạch cầu đơn nhân. Nhu mô phổi bắt đầu xuất hiện hoại tử khu trú, sau đó hình thành nang xơ bao quanh sán lá phổi. Hiện tượng này dễ bị chẩn đoán nhầm với ung thư qua hình ảnh X - quang. Sau khi nhiễm bệnh khoảng 7 - 8 tuần, sán lá phổi đẻ trứng ở trong các nang, điều này làm nang to lên và có thể vỡ, thường sẽ vỡ vào các tiểu phế quản. Tuổi thọ của sán lá phổi có thể kéo dài từ 6 - 16 năm.

3. Sán lá phổi gây bệnh gì?

Vậy sán lá phổi gây bệnh gì và sán lá phổi có nguy hiểm không? Như tên gọi, sán lá phổi thường ký sinh và gây bệnh chủ yếu ở phổi, ngoài ra chúng còn có thể gây ra tình trạng bệnh trên toàn cơ thể trong quá trình di chuyển của mình.

TTại giai đoạn đầu của bệnh, người nhiễm sán lá phổi thường không có triệu chứng gì đặc biệt. Khoảng 4 tuần sau khi nhiễm bệnh, bệnh nhân mới bắt đầu có triệu chứng đầu tiên và tùy thuộc vào vị trí sán lá phổi ký sinh mà biểu hiện sẽ khác nhau, bao gồm sốt, đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, ngứa, phát ban.

Ở giai đoạn sán lá phổi di chuyển từ bụng lên ngực, bệnh nhân sẽ bắt đầu có các triệu chứng tại đường hô hấp như ho, đau ngực, khó thở. Nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời, sán lá phổi sẽ gây ra các dấu hiệu trên đường tiêu hóa mãn tính, kéo dài trong suốt nhiều năm. Lúc đó, bệnh nhân sẽ thường xuyên bị ho ra máu, đôi khi là ho có đờm lẫn máu.

Ngoài ra, đối tượng bị nhiễm sán lá phổi còn có thể xuất hiện các triệu chứng tại các cơ quan khác như tiêu chảy ra máu, da bụng và da chi dưới xuất hiện các vết sưng hoặc khối u bất thường. Bên cạnh đó, theo thống kê có đến 25% bệnh nhân mắc sán lá phổi phải nhập viện do có di chứng lên não, với các dấu hiệu như sốt, nhìn đôi, nôn mửa, co giật, đau đầu.

Sán lá phổi có nguy hiểm không được thể hiện chủ yếu qua các biến chứng của loài ký sinh trùng này:

  • Biến chứng tại phổi: Sán lá phổi có thể gây hoại tử khu trú nhu mô phổi trong giai đoạn đầu, sau đó bắt đầu xuất hiện các nang xơ bao quanh sán trưởng thành. Sau 7 - 8 tuần, khi sán đã hoàn toàn trưởng thành và bắt đầu đẻ trứng vào các nang. Các nang sau đó sẽ lớn nhanh và kích thước và vỡ ra ở các tiểu phế quản.
  • Biến chứng tại cơ quan khác: Trong trường hợp nang trùng sán lá phổi không di chuyển lên phổi mà theo máu “lang thang” ở các cơ quan, chúng có thể gây ra các tình trạng viêm, áp xe, u hạt… tại các vùng mà nó đi qua.
sán lá phổi ký sinh ở đâu
Có nhiều phương pháp xét nghiệm sán lá phổi

4. Xét nghiệm sán lá phổi

Bệnh sán lá phổi rất dễ bị nhầm với một số bệnh lý khác tại phổi như giãn phế quản, bệnh lao phổi hay ung thư phổi…

Chẩn đoán sán lá phổi thường dựa vào triệu chứng bệnh như tràn dịch màng phổi, ho ra máu, ít sốt hay không sốt khi về chiều như bệnh ho lao. Bệnh sán lá phổi thường tiến triển mạn tính, có khi rơi vào đợt cấp tính.

Các xét nghiệm sán lá phổi bao gồm:

  • Xét nghiệm soi đờm khi bệnh nhân ho, dịch màng phổi hoặc xét nghiệm soi phân được xem là tiêu chuẩn vàng để phát hiện một người có nhiễm sán lá phổi hay không. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, tỷ lệ tìm thấy trứng sán lá phổi thường thấp hơn 40%, do đó cần lấy mẫu trong vòng một ngày khi bệnh nhân thải phân hoặc ho ra ngoài.
  • Xét nghiệm huyết thanh miễn dịch bằng phương pháp Elisa giúp phát hiện các kháng thể chống lại sán lá phổi. Kháng thể kháng Paragonimus IgG thường dương tính nếu bệnh nhân có nhiễm bệnh.
  • Một số xét nghiệm khác như dịch não tủy, dịch màng bụng…để tìm yếu tố nguy cơ nhiễm sán lá phổi.

5. Phòng ngừa bệnh sán lá phổi

Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh sán lá phổi:

  • Tập thói quen ăn chín uống sôi, hạn chế việc tiêu thụ các món ăn như gỏi hải sản hoặc nướng.
  • Vệ sinh tay thường xuyên, trước khi nấu ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
  • Thường xuyên vệ sinh các dụng cụ chế biến cá, tôm cua sạch sẽ.
  • Dùng thực phẩm, đặc biệt là các loài hải sản có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để biết được các yếu tố vùng dịch tễ.
  • Vệ sinh môi trường sống thật sạch sẽ, không khạc nhổ hay phóng uế bừa bãi nơi công cộng.
  • Thường xuyên đi khám bệnh để kịp thời phát hiện và điều trị để tránh lây lan cho cộng đồng.

Sán lá phổi như đúng tên gọi của nó là một loài chủ yếu ký sinh trong phổi và gây ra những vấn đề trên đường hô hấp, cụ thể là phổi. Việc kịp thời phát hiện và điều trị bệnh sán lá phổi sẽ giúp bạn hạn chế tối đa các biến chứng có thể gặp, đồng thời tránh lây truyền cho những người xung quanh.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Đặng Phước Bảo xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Khi nào cần xét nghiệm sán lá phổi?

Khi nào cần xét nghiệm sán lá phổi?

Chỉ số xét nghiệm máu EOS tăng 47,7% có sao không?

Chỉ số xét nghiệm máu EOS tăng 47,7% có sao không?

Xét nghiệm nào có thể phát hiện bệnh thiếu máu?

Xét nghiệm nào có thể phát hiện bệnh thiếu máu?

Khi nào cần xét nghiệm chẩn đoán sán lá gan

Khi nào cần xét nghiệm chẩn đoán sán lá gan

Chỉ số LUC trong xét nghiệm máu có ý nghĩa gì?

Chỉ số LUC trong xét nghiệm máu có ý nghĩa gì?

1229

Bài viết hữu ích?