Tắc mạch máu sau khi tiêm filler là biến chứng mạch máu cần lưu tâm trong các ca làm đẹp. Mặc dù tắc mạch máu xảy ra với tần suất không phổ biến nhưng hệ lụy để lại vô cùng nghiêm trọng cho người bệnh (bao gồm mù lòa, đột quỵ, hoại tử mô mềm,...) nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Tắc mạch máu xảy ra khi chất làm đầy (filler) vô tình được tiêm trực tiếp vào động mạch, hoặc xung quanh động mạch với lượng đủ lớn gây tình trạng tắc nghẽn. Lúc này, máu không thể lưu thông được như bình thường, dần tích tụ lại và hình thành cục máu đông hoặc mảng bám trên thành động mạch. Tiêm chất làm đầy môi (tiêm filler môi) hoặc chất làm đầy da có nguy cơ tắc mạch máu cao hơn cả. Nguyên nhân là vì mạch máu tại khu vực tiêm tương đối hẹp và lượng filler tiêm nhiều hơn so với các trường hợp tiêm chất làm đầy khác.
Hiện nay, chất làm đầy (filler) dần trở nên phổ biến trong các quy trình làm đẹp trên toàn thế giới với vai trò làm đầy mô mềm, điều chỉnh các rãnh, nếp nhăn trên da do lão hóa. Theo thống kê, chất làm đầy da được sử dụng trong gần 1,6 triệu ca làm đẹp (năm 2011), tăng lên 2,3 triệu ca (năm 2013) và 5,5 triệu ca (năm 2014).
Hyaluronic acid (HA) là chất làm đầy dạng tiêm được sử dụng phổ biến nhất, kế đến là mỡ tự thân. Theo Hiệp hội Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ Hoa Kỳ, gần 900.000 ca phẫu thuật nâng mô mềm bằng Hyaluronic acid đã được thực hiện vào năm 2004. Ngoài HA, các vật liệu độn khác cũng được sử dụng trong làm đẹp như: Collagen người và bò, acid poly-L-lactic (kích thích sản sinh collagen nội sinh trong 15 tháng), canxi hydroxylapatite, polymetyl metacrylat,...Tất cả các chất làm đầy này được sử dụng để thay thế và nâng cao các cơ (nâng gò má, nâng cằm), xóa nếp nhăn quanh mắt, tạo hình mũi, làm đầy mặt và môi,...
Mặc dù quy trình tiêm chất làm đầy được đánh giá là an toàn, một số tác dụng phụ vẫn được ghi nhận (ngoài phản ứng tại chỗ tiêm) như phù nề, ban đỏ, nổi u hạt, tăng/giảm sắc tố, nhiễm trùng,...Tắc mạch máu tuy là biến chứng hiếm gặp nhưng hậu quả vô cùng nghiêm trọng do một khi xảy ra là không thể hồi phục.
Các biến chứng mạch máu có thể dẫn đến hoại tử da dai dẳng, liệt vận động nhãn cầu, mất thị lực vĩnh viễn một hoặc hai bên mắt, đột quỵ,... Trong đó, mù lòa là hậu quả phổ biến nhất của biến chứng mạch máu (61%) với tổn thương không thể hồi phục (72% ca bệnh). Theo một nghiên cứu trên 93 trường hợp tắc mạch máu do tiêm filler, Hyaluronic Acid và mỡ tự thân là hai chất làm đầy liên quan nhất đến biến chứng này. Trong đó, tiêm mỡ tự thân có nguy cơ gây nên các tổn thương không thể phục hồi cao hơn so với HA.
Tắc động mạch mắt và não là biến chứng nghiêm trọng nhất xảy ra do chất làm đầy được tiêm trực tiếp vào động mạch. Lúc này, filler sẽ di chuyển từ động mạch ngoại biên đến vùng võng mạc hoặc động mạch mắt, khiến bệnh nhân đau đột ngột và dữ dội, nguy cơ mù vĩnh viễn và hoại tử mô.
Ngoài ra, tắc mạch cũng có thể xảy ra do lực nén của chất làm đầy tại các mô xung quanh tác động trực tiếp lên thành mạch. Áp lực này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự lưu thông máu dưới da, gây đau, sưng và thay đổi màu sắc của da. Các dấu hiệu này có thể nhận biết trong vòng 24 giờ sau khi tiêm filler.
Vậy làm thế nào để nhận biết dấu hiệu tiêm filler vào mạch máu gây biến chứng? Các chuyên gia y tế cho biết, bạn cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để thăm khám và theo dõi nếu có các triệu chứng sau đây trong vòng 24 giờ sau khi tiêm filler:
Như đã nói ở trên, tắc mạch máu sau tiêm filler là tình trạng nghiêm trọng cần được cấp cứu ngay lập tức. Nếu không được điều trị, tắc mạch máu có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như hoại tử mô (do mô thiếu oxy và nguồn cấp máu), tổn thương cơ quan, mù lòa, đột quỵ,...
Tắc mạch máu sau khi tiêm filler có thể xảy ra tại động mạch hoặc tĩnh mạch do những nguyên nhân sau:
Các động mạch và tĩnh mạch đóng vai trò đưa máu từ tim đến các bộ phận khác nhau trong cơ thể, sau đó lại quay trở về tim. Do đó, một khi đã xảy ra hiện tượng tắc mạch tại bất kỳ vị trí nào trong cơ thể, máu và oxy không thể lưu thông như bình thường, dẫn đến các triệu chứng tắc mạch máu được mô tả ở phần trên.
Biến chứng tắc mạch máu thường được chẩn đoán thông qua khám lâm sàng và chụp X-quang. Bác sĩ sẽ hỏi bạn một số thông tin về bệnh sử, thời điểm xuất hiện triệu chứng cũng như có từng thực hiện tiêm filler trước đây hay không. Chụp X-quang là phương pháp cần thiết để bác sĩ có cái nhìn trực quan hơn về tình trạng tắc nghẽn mạch máu đang xảy ra.
Sau khi xác định nguyên nhân tắc mạch là do chất làm đầy, tùy vào mức độ nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp dưới đây:
Trong trường hợp da bị hoại tử, nếu tình trạng tắc nghẽn mạch máu được khắc phục hoàn toàn, bạn cần trải qua một cuộc phẫu thuật nhỏ để cải thiện vùng da bị tổn thương, tránh để lại sẹo, vết thâm gây mất thẩm mỹ.
Sau khi loại bỏ nguyên nhân gây tắc mạch máu, bạn có thể cảm thấy đau nhức kéo dài nhiều ngày sau đó. Cơn đau có thể trở nên dữ dội hơn nếu bạn bị hoại tử mô. Lúc này, thuốc giảm đau không kê đơn có thể là lựa chọn phù hợp để giảm bớt cảm giác đau đớn. Nếu triệu chứng đau không cải thiện ngay cả khi dùng thuốc, hãy thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để có hướng giải quyết phù hợp.
Ngăn ngừa các biến chứng mạch máu sau khi tiêm filler là việc làm cần thiết để đảm bảo quá trình làm đẹp an toàn và hiệu quả. Dưới đây là một số biện pháp mà bạn có thể áp dụng:
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về biến Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về biến chứng mạch máu sau khi tiêm chất làm đầy (filler). Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc bảo vệ sức khỏe bản thân và thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ một cách an toàn và hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về tính an toàn khi thực hiện thủ thuật tiêm filler, bạn hãy liên hệ với các bác sĩ, chuyên gia thẩm mỹ tại các bệnh viện/phòng khám uy tín để được hỗ trợ nhé.
1293
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
1293
Bài viết hữu ích?