Zalo

Người bệnh Parkinson có châm cứu được không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Trong y học cổ truyền, châm cứu là một phương pháp phổ biến và được chỉ định cho rất nhiều bệnh lý khác nhau. Vậy bệnh Parkinson có châm cứu được không? Và cách thực hiện như thế nào?

1. Châm cứu có tác dụng gì với bệnh Parkinson? 

Trước khi tìm hiểu bệnh Parkinson có châm cứu được không thì bạn hãy hiểu sơ lược về khái niệm của bệnh và phương pháp chữa trị căn bệnh này. Bởi thực tế, dù rất an toàn, nhưng không phải bệnh lý nào cũng có thể thực hiện châm cứu.

  • Parkinson là bệnh lý rối loạn hệ thống thần kinh, làm ảnh hưởng đến khả năng vận động và gây ra các cơn co cứng.
  • Châm cứu là một phương pháp chữa bệnh y học cổ truyền từ lâu đời dùng các loại kim nhỏ để tác dụng lên các huyệt đạo của cơ thể.

Ngoài điều trị bằng các loại thuốc Tây y và các bài thuốc y học cổ truyền thì châm cứu cũng được rất nhiều bệnh nhân Parkinson chọn lựa. Không chỉ mang đến hiệu quả điều trị bệnh cao mà châm cứu còn được đánh giá là phương pháp điều trị bệnh Parkinson an toàn. Theo đó, các bác sĩ sẽ sử dụng kim nhỏ để tác động đến các huyệt đạo để tạo sự cân bằng nhờ việc khơi thông dòng khí huyết bị gián đoạn.

Thắc mắc bệnh Parkinson có châm cứu được không? Câu trả lời chính là CÓ. Vậy những tác dụng của châm cứu với bệnh Parkinson hiệu quả như thế nào? Một số lợi ích có thể kể đến như: 

  • Châm cứu giúp cải thiện đáng kể những triệu chứng của bệnh Parkinson như giảm khả năng vận động, cứng khớp,...
  • Trì hoãn làm chậm sự tiến triển, biến chứng của bệnh Parkinson
  • So với nhiều các phương pháp điều trị khác, châm cứu chữa bệnh Parkinson hạn chế được tối đa những tác dụng phụ của thuốc điều trị.
  • Hỗ trợ giảm liều lượng thuốc điều trị bệnh Parkinson được bác sĩ chỉ định

Những lợi ích trên đã phần nào giúp bạn giải đáp được thắc mắc bệnh Parkinson có nên châm cứu? Tuy nhiên, để tăng cường hiệu quả thì việc thực hiện châm cứu toàn thân cũng phải dựa trên các triệu chứng đang có ở bệnh nhân như mức độ suy nhược, giai đoạn bệnh, tần suất run, cứng cơ, cứng khớp và vị trí phát triển bệnh Parkinson để lựa chọn huyệt châm cứu phù hợp.

bệnh Parkinson có châm cứu được không
Châm cứu giúp giảm các triệu chứng bệnh Parkinson

2. Châm cứu chữa bệnh Parkinson áp dụng với các huyệt đạo nào và cách thực hiện ra sao? 

2.1. Các huyệt đạo châm cứu chữa bệnh Parkinson

  • Huyệt Phong trì: Đây là huyệt đạo ở phía đối diện qua phần đốt sống cổ, phía sau tai và tại chỗ lõm của phần chân tóc. Huyệt đạo này chính là nơi liên kết các dây thần kinh trung ương với nhánh của các dây thần kinh vận động. Chính vì thế, khi thực hiện châm cứu bấm huyệt phong trì sẽ tác động tới hệ tuần hoàn não, từ đó làm giảm các triệu chứng bệnh, đặc biệt ở những người trẻ mắc bệnh.
  • Huyệt Khúc trì: Huyệt đạo này nằm tại vị trí lõm bờ ngoài mặt sau khuỷu tay. Theo y học cổ truyền, huyệt đạo này có tác động bảo vệ sức khỏe, bởi khả năng trừ thấp, giải biểu, khu phong, thanh nhiệt, tiêu độc, dưỡng huyết,... Khi tác động đến huyệt Khúc trì có thể làm đẩy lùi các tà khí có bên trong cơ thể, giúp lưu thông mạch máu và giảm các triệu chứng bệnh.
  • Huyệt Hợp cốc: Đây là điểm nối kinh mạch từ mu bàn tay tới đại tràng thông qua rất nhiều các mao mạch nhỏ. Huyệt đạo này gây ra ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến sự vận hành của các cơ quan trong cơ thể của con người. Khi thực hiện châm cứu bấm huyệt đạo này sẽ giúp hệ thống kinh mạch, kinh dương minh của người bệnh Parkinson được lưu thông, làm giảm nhanh các triệu chứng bệnh hiệu quả.
  • Huyệt Thái xung: Huyệt đạo này nằm tại vị trí khe giữa ngón chân cái và ngón thứ hai, có tác dụng bình can, can dương, lý huyết và thanh can hỏa nên có tác dụng giảm đau, giảm sự lo âu và được ứng dụng rất nhiều trong các biện pháp chữa bệnh Đông y.
  • Huyệt Thái khê: Huyệt đạo này nằm phía sau mặt cá chân trong, khi tác động vào huyệt đạo này sẽ giúp điều trị chứng bệnh hoa mắt, chóng mặt và ù tai. Bên cạnh đó, chúng đặc biệt hữu ích khi điều trị các chứng bệnh đau khớp xương chân, cổ chân nên chúng cũng được thực hiện trong quá trình châm cứu chữa bệnh Parkinson.
  • Huyệt Dương lăng tuyền: Huyệt đạo này nằm tại phần đầu trên xương mác, khi thực hiện châm cứu giúp cho cơ thể được thư giãn gân cốt, trừ phong tà nên đặc biệt hữu ích cho những người mắc bệnh Parkinson, đặc biệt là những người cao tuổi.

2.2. Cách thực hiện châm cứu chữa bệnh Parkinson 

Cách thực hiện như sau: 

  • Xác định huyệt đạo: Xác định huyệt đạo châm cứu, dùng tay ấn mạnh trên vùng huyệt, di chuyển ngón tay trên bề mặt da vùng huyệt.
  • Chọn kim châm cứu: Chọn loại kim, độ dài tùy thuộc vào độ dày cơ vùng châm cứu. Kim châm cần đảm bảo chất lượng, sử dụng 1 lần.
  • Sát trùng da: Làm sạch bề mặt vùng da cần châm cứu, áp dụng kỹ thuật vô trùng.
  • Châm qua da: Thực hiện thao tác châm cứu nhanh gọn, dứt khoát.
  • Vê kim: Khi thực hiện châm cứu chữa bệnh Parkinson, kỹ thuật viên châm cứu hay bác sĩ thực hiện sẽ vê kim để tìm được cảm giác đắc khí, từ đó kết quả châm cứu mới hiệu quả. (Đắc khí là khi người bệnh cảm thấy tê, căng, tức, nặng tại vị trí được châm cứu. Với tay châm cứu của thầy thuốc, đắc khí là cảm giác mũi kim châm cứu bị da thịt của người bệnh giữ lại, muốn châm sâu hơn hay rút ra đều bị cản trở)
  • Rút kim: Kim châm được giữ tại vị trí châm khoảng 15 – 20 phút hoặc tùy thuộc tình trạng người bệnh, khi bệnh nhân thư giãn thì bác sĩ sẽ thực hiện rút kim. Cuối cùng thực hiện sát trùng

Châm cứu chữa bệnh Parkinson sẽ tùy thuộc vào ý đồ điều trị của bệnh mà các bác sĩ sẽ lựa chọn các huyệt đạo cần châm cứu.

bệnh Parkinson có châm cứu được không
Châm cứu chữa bệnh Parkinson

3. Những điều cần lưu ý thực hiện châm cứu chữa bệnh Parkinson an toàn

Châm cứu chữa bệnh Parkinson mang lại hiệu quả, đồng thời tránh được nhiều tác dụng phụ so với các phương pháp Tây y. Theo đó, việc thực hiện châm cứu giúp chống oxy hóa, đồng thời cản trở sự phát triển của bệnh Parkinson tốt hơn.

Nếu thực hiện châm cứu đúng cách có tác động đến vùng não, làm cải thiện các triệu chứng. Người bệnh sẽ cảm thấy dễ nuốt, chân tay giảm run, tăng khả năng vận động cho cơ thể.

Tuy rằng, đem lại hiệu quả cao nhưng người bệnh cần được châm cứu bấm huyệt đúng cách mới có thể đem lại tác dụng tốt. Tốt nhất người bệnh nên đến cơ sở y tế hoặc các bệnh viện y học cổ truyền để các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, tìm ra nguyên nhân, đồng thời hiểu rõ về các triệu chứng bệnh. Từ đó các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị, đồng thời lựa chọn cách châm cứu và tác động vào huyệt đạo phù hợp. Người bệnh không nên tự ý thực hiện tại nhà, việc không xác định rõ nguyên nhân gây bệnh, cũng như huyệt đạo có thể gây ra những tai biến vô cùng nghiêm trọng.

Nếu trong quá trình thực hiện châm cứu chữa bệnh Parkinson, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, vã mồ hôi, hoa mắt, chóng mặt, khó chịu thì cần thông báo cho bác sĩ, đồng thời khai rõ tiền sử bệnh để được hỗ trợ kịp thời.

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh Parkinson có châm cứu được không và cách châm cứu chữa bệnh Parkinson an toàn. Mặc dù đây là bệnh lý nguy hiểm và gây ra sự suy giảm vận động làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, nhưng các phương pháp điều trị kết hợp của cả y học cổ truyền và y học hiện đại đều mang đến những hy vọng có thể điều trị dứt điểm căn bệnh này. 

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Dược sĩ Lương Thị Bích Trâm xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Các phương pháp mới điều trị bệnh Parkinson

Các phương pháp mới điều trị bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson có di truyền không?

Bệnh Parkinson có di truyền không?

Các triệu chứng của bệnh Parkinson có dễ nhận biết không?

Các triệu chứng của bệnh Parkinson có dễ nhận biết không?

Chỉ định và các tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh parkinson

Chỉ định và các tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh parkinson

Bệnh parkinson có chữa khỏi được không?

Bệnh parkinson có chữa khỏi được không?

91

Bài viết hữu ích?