Zalo

Mục đích của xét nghiệm Gamma GT trong máu

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Xét nghiệm Gamma GT thường được chỉ định thực hiện nhằm đánh giá những tổn thương ở gan và mật. Không những thế, chỉ số Gamma GT trong máu còn giúp bác sĩ làm căn cứ để tìm ra nguyên nhân gây ra những rối loạn chức năng gan để lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả cho người bệnh. Bạn có thể theo dõi bài viết dưới đây để biết chỉ số Gamma GT trong xét nghiệm máu là gì?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Xét nghiệm máu Gamma GT là gì?

Nhiều người bệnh được bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm Gamma GT nhưng không biết rõ xét nghiệm Gamma GT gì? Trước tiên, chúng ta cần hiểu rằng, Gamma GT (GGT là viết tắt của Gamma-Glutamyl transpeptidase) là 1 trong 3 loại men gan đóng vai trò quan trọng. Loại men này có nhiệm vụ giúp gan thực hiện quá trình chuyển hóa các chất chuyển hóa tại gan như các loại thuốc và một số chất độc khác. GGT chủ yếu có mặt tại gan , tuy nhiên cũng có thể tìm thấy loại men này ở túi mật, lá lách, tụy và thận.

Chỉ số GGT trong mức bình thường là dưới 50 UI/L. Tuy nhiên, chỉ số này sẽ thay đổi theo giới. GGT bình thường ở nam là từ 11 - 50 UI/L và ở nữ là từ 7 - 32 UI/L.

Kết quả chỉ số GGT trong máu cao cho thấy tình trạng hoạt động của gan bị tổn thương. Tùy theo lượng tăng của chỉ số này cho thấy mức độ tổn thương tế bào gan cụ thể như:

  • Tăng gấp 2 lần cho thấy gan bị tổn thương ở mức độ nhẹ. Người bệnh có thể được điều trị khỏi hẳn kết hợp với chế độ ăn kiêng và hạn chế một số món ăn và đồ uống như rượu, bia và thuốc lá...
  • Tăng gấp  2 – 5 lần cho biết tổn thương gan ở mức trung bình. Có thể việc điều trị sẽ gặp khó khăn hơn. Bên cạnh đó bạn nên hạn chế một số món ăn dầu mỡ, cay nóng, thực phẩm không lành mạnh và kiêng những loại đồ uống có cồn như rượu, bia...
  • Tăng trên 5 lần thì gan đã bị tổn thương khá nặng. Có thể việc điều trị sẽ gặp rất nhiều khó khăn, có thể có nguy cơ bị ung thư gan, xơ gan nếu chỉ số GGT lớn hơn hoặc bằng 5000 UI/L. Người bệnh nên tuân thủ điều trị và áp dụng chế độ ăn kiêng và hạn chế một số món ăn và đồ uống.
xét nghiệm gamma gt
Nhiều người chưa biết xét nghiệm gamma gt là gì?

Xét nghiệm GGT trong máu được thực hiện tương tự như các xét nghiệm máu thường quy khác. Nhân viên y tế sẽ thực hiện lấy mẫu máu từ tĩnh mạch cánh tay hoặc bàn tay đựng trong ống xét nghiệm, sau đó đưa đến phòng thí nghiệm để phân tích. Thường xét nghiệm này không cần yêu cầu người bệnh phải nhịn ăn trước khi lấy máu.

2. Vì sao cần làm xét nghiệm Gamma GT?

Một số người bệnh mắc phải các bệnh lý liên quan đến gan, mật hoặc chức năng gan, mật bị suy giảm ở các mức độ khác nhau nhưng không có bất kỳ triệu chứng bệnh hoặc các triệu chứng không rõ ràng. Chính vì vậy, việc chỉ định thực hiện xét nghiệm Gamma GT cho người bệnh có nguy cơ là rất quan trọng, nhằm phát hiện sớm các tình trạng mà người bệnh đang mắc phải. Cụ thể:

  • Đây là 1 chỉ số xét nghiệm máu trong gói khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ để chẩn đoán và đánh giá chức năng gan.
  • Đánh giá hiệu quả của quá trình điều trị và theo dõi tiến triển tình trạng bệnh gan.
  • Theo dõi ảnh hưởng của các tác dụng phụ không mong muốn của một số loại thuốc chuyển hóa tại gan.
  • Là xét nghiệm giúp tầm soát bệnh gan ở những người bệnh đã và đang mắc các bệnh lý liên quan đến gan, mật. 
  • Đưa ra chẩn đoán khi người bệnh nhân có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh gan và mật gây ra. 

Ý nghĩa của xét nghiệm chỉ số GGT trong máu giúp bác sĩ có thể làm căn cứ để chẩn đoán các tình huống lâm sàng mà người bệnh có thể đang gặp phải cụ thể như sau:

  • Bệnh lý liên quan đến gan, mật (như viêm gan cấp và mạn, viêm gan do nhiễm trùng, viêm gan do nghiện rượu, xơ gan, ung thư gan, vàng da do tắc mật, thoái hóa mỡ gan).
  • Các trường hợp thâm nhiễm gan như tăng lipid máu, u lympho, kén sán lá gan, lao, bệnh sarcoidose, áp xe và ung thư di căn gan.
  • Bệnh lý ứ tắc mật: Xơ gan do ứ mật tiên phát, viêm đường mật xơ hóa, sỏi túi mật và ung thư biểu mô đường mật.
  • Các tổn thương cơ quan tụy tạng như viêm tụy cấp, viêm tụy mạn và u bóng Vater.
  • Các tổn thương cơ quan thận như hội chứng thận hư và ung thư biểu mô thận.

Chính vì những ý nghĩa nêu trên nên xét nghiệm Gamma GT trong máu thường được chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán và theo dõi diễn biến các bệnh lý gan mật: Chỉ số này được xem như là chỉ số của loại men gan nhạy nhất đối với bệnh lý ở gan. Khi có các biểu hiện trực tiếp hoặc gián tiếp có liên quan đến các bệnh lý gan-mật, GGT là một trong những xét nghiệm cần được chỉ định thực hiện đầu tiên.
  • Nhằm giúp xác định việc tang chỉ số men gan ALP do rối loạn chuyển hóa của xương (GGT bình thường) hay tăng do tình trạng bệnh lý gan mật gây nên (cả GGT và ALP đều tăng).
  • Thực hiện tầm soát nhằm kiểm tra cũng như giúp theo dõi tiến triển của chứng nghiện rượu bị che giấu.
xét nghiệm gamma gt
Chế độ ăn khoa học giúp cải thiện chỉ số trong xét nghiệm Gamma GT

3. Chỉ số xét nghiệm Gamma GT có ý nghĩa gì với người thừa cân, béo phì?

Đối với những trường hợp có nguy cơ cao như người thừa cânbéo phì, mắc bệnh chuyển hóa hay có lối sống không lành mạnh cần thực hiện kiểm tra xét nghiệm GGT thường xuyên vào các đợt khám sức khỏe định kỳ, nhằm giúp phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Những đối tượng này khi có kết quả chỉ số xét nghiệm GGT cao cần phải tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ nhằm giúp gan có thể phục hồi chức năng hoạt bình càng sớm càng tốt. Còn những trường hợp chỉ số này tăng ở mức thấp hoặc bình thường, thì nên áp dụng một số biện pháp nhằm cải thiện chức năng gan bao gồm: 

  • Tránh dùng các thức uống có cồn có ga như rượu bia, nước giải khát.
  • Thiết lập chế độ ăn uống khoa học lành mạnh để tăng cường sức khỏe cho “gan”. Hạn chế sử dụng thường xuyên đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. 
  • Bổ sung các đồ ăn tốt cho hoạt động của gan như súp lơ xanh, bơ, táo, nghệ, bưởi,...
  • Không nên sử dụng các loại thuốc Nam hay Đông Y truyền miệng hoặc không có nguồn gốc rõ ràng để tự ý uống. Bởi những loại thuốc này chưa có bằng chứng khoa học nào xác nhận độ tin cậy  sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, gây tổn hại đến gan của người sử dụng.
  • Chế độ sinh hoạt, làm việc hợp lý, tránh những tác nhân gây ra tình trạng căng thẳng, stress.
  • Thực hiện xét nghiệm viêm gan B và C, đối với xét nghiệm viêm gan B thì cần làm xét nghiệm HBsAg, HBeAg, HBeAb, anti- HBe và xét nghiệm định lượng DNA virus...
  • Có thói quen luyện tập thể dục thể thao hợp lý.
  • Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về các triệu chứng của bệnh lý gan mật nhằm phát hiện sớm và can thiệp điều trị kịp thời.

Như vậy, xét nghiệm Gamma GT trong máu là một xét nghiệm máu cơ bản trong kiểm tra sức tổng quát, giúp bác sĩ chủ động theo dõi sức khỏe của từng đối tượng người bệnh. Việc thực hiện các xét nghiệm máu từ cơ bản đến chuyên sâu có thể giúp tầm soát bệnh tật 1 cách hiệu quả, đặc biệt là các nguy cơ ở người thừa cân béo phì. Bác sĩ sẽ phân tích kết quả xét nghiệm để đưa ra sự tư vấn phương pháp giảm cân phù hợp với từng người.

Bài viết của Điều dưỡng Trần Thị Thanh Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Chỉ số men gan của người bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số men gan của người bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số SGPT trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số SGPT trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số BUN trong xét nghiệm máu thế nào là bình thường?

Chỉ số BUN trong xét nghiệm máu thế nào là bình thường?

Mục đích của xét nghiệm ALT máu

Mục đích của xét nghiệm ALT máu

Cách đọc chỉ số xét nghiệm Gamma GT trong máu

Cách đọc chỉ số xét nghiệm Gamma GT trong máu

31

Bài viết hữu ích?