Rối loạn chuyển hóa natri là gây mất cân bằng nồng độ natri trong máu có thể tăng hoặc giảm bất thường. Điều đáng chú ý là cả hai trường hợp tăng hoặc giảm natri đều gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe cơ thể.
1. Rối loạn chuyển hóa natri là gì?
Natri là thành phần có trong muối ăn và có tác dụng giúp cơ thể cân bằng lượng acid và base. Đồng thời còn giúp duy trì thể tích huyết tương và các chức năng bình thường của cơ thể. Dựa vào quá trình trao đổi thường xuyên của natri ở trong và ngoài tế bào nên hợp chất này luôn được thay mới. Quá trình chuyển hoá bình thường của natri trong cơ thể khi nồng độ natri trong máu đạt khoảng từ 135 - 145 mmol/l.
Tình trạng rối loạn chuyển hóa natri trong cơ thể xảy ra khi nồng độ natri trong máu tăng hoặc giảm bất thường. Chỉ số natri máu có thể giảm dưới 136 mmol/l được nhận định là giảm natri máu và chỉ số này trên 145 mmol/l nhận định là tăng natri máu.
2. Nguyên nhân và dấu hiệu của rối loạn chuyển hóa natri
Rối loạn chuyển hóa natri bao gồm cả hai trạng thái tăng natri máu và giảm natri máu. Ở mỗi tình trạng lại có những nguyên nhân và dấu hiệu hoàn toàn khác nhau.
2.1. Tăng natri máu
Tăng natri máu có thể do các nguyên nhân:
Tăng natri máu giảm thể tích khi cơ thể bị mất nước, thiếu nước hoặc có thể do hạ kali máu. Lý do thường là do người bệnh uống không đủ nước hay gặp một vài tình trạng bệnh lý gây mất nước như tiêu chảy. Hoặc do quá trình bài tiết mồ hôi.
Tăng natri máu với thể tích bình thường. Ở trường hợp này những người có thể tích ngoại bào bình thường nhưng lại bị tăng natri máu do bài tiết quá nhiều nước từ thận. Thêm vào đó còn liên quan đến việc sản xuất không đủ hormon vasopressin từ tuyến yên hoặc suy giảm khả năng đáp ứng với cơ quan thận.
Tăng natri máu tăng thể tích khi một lượng chất lỏng ưu trương với nồng độ hoà tan cao hơn huyết tương sinh lý. Tuy nhiên trường hợp này khá hiếm gặp. Tăng natri máu tăng thể tích có thể gặp ở những bệnh nhân hồi sức được nuôi ăn hoàn toàn với lượng dung dịch bicarbonat natri đậm đặc. Ngoài ra hội chứng Crohn do phì đại tuyến thượng thận còn gây cường aldosteron tiên phát khiến tăng tái hấp thu muối nước, gây ra tình trạng rối loạn chuyển hoá muối nước.
Tăng natri máu còn có thể xảy ra do ngộ độc muối và thường gặp ở trẻ em hoặc một số người trưởng thành có vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Dấu hiệu của tăng natri máu có triệu chứng điển hình là khát nước. Khi đó, người bệnh có phản xạ cần được bổ sung nước liên tục. Tuy nhiên, triệu chứng này lại hạn chế ở trẻ nhỏ hoặc bệnh nhân cao tuổi hôn mê. Do đó, nếu không phát hiện kịp thời tình trạng tăng natri máu có thể diễn tiến nặng. Nồng độ muối trong cơ thể quá cao gây tình trạng rối loạn chuyển hoá muối khiến tế bào não co rút gây ra rối loạn tri giác, co giật, hôn mê…
2.2. Hạ natri máu
Hạ natri máu xảy ra khi nồng độ natri trong máu thấp hơn so với ngưỡng bình thường. Nguyên nhân gây rối loạn chuyển hóa natri dẫn tới hạ natri máu có thể do:
Một số loại thuốc bao gồm thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau,thuốc chống trầm cảm…. Những loại thuốc này có thể tác động vào quá trình sản xuất nội tiết tố và quá trình lọc máu.
Suy tim sung huyết hoặc một số bệnh liên quan đến thận và gan có thể khiến tích tụ chất lỏng trong cơ thể và làm loãng natri máu.
Hội chứng tăng tiết hormon chống bài niệu xảy ra khi nồng độ hormon chống lợi tiểu được sản xuất quá nhiều so với bình thường. Điều này khiến cơ thể giữ nước thay bì bài tiết qua đường tiểu.
Tình trạng nôn mãn tính hoặc tiêu chảy sẽ dẫn đến việc cơ thể bị mất nước. Điều này sẽ gây ra rối loạn chuyển hoá muối nước, và làm tăng nồng độ ADH.
Uống quá nhiều nước có thể làm cho hàm lượng natri hạ thấp do tăng khả năng bài tiết nước của thận. Ngoài ra, cơ thể có thể bị mất natri qua tuyến mồ hôi do uống quá nhiều nước khi thực hiện các hoạt động thể lực.
Thay đổi nội tiết tố chẳng hạn như suy tuyến thượng thận gây ảnh hưởng đến sản xuất hormon thượng thận. Hoặc nồng độ hormon tuyến giáp thấp làm giảm lượng natri trong máu.
Dấu hiệu của hạ natri máu bao gồm:
Người bệnh có thể gặp trạng thái buồn nôn và nôn.
Đau đầu và có thể bị lú lẫn.
Người lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ.
Đôi lúc người bệnh cảm thấy trong người bồn chồn và khó chịu, hay cáu kỉnh
Có thể gặp tình trạng yếu cơ, chuột rút hoặc co thắt cơ
Một số trường hợp nặng có thể bị hôn mê.
3. Hậu quả của rối loạn chuyển hóa natri trong cơ thể
Rối loạn chuyển hóa natri có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe ở cả hạ natri máu và tăng natri máu. Do do, một vài tình trạng sức khỏe mà bạn có nguy cơ phải đối mặt như:
3.1. Tăng natri máu
Tăng natri máu tác động đến cơ thể và gây ra các vấn đề:
Tăng huyết ápở những trường hợp tăng natri máu. Bởi vì natri giữ nước trong cơ thể, và khi nồng độ natri tăng lên thì nước cũng tăng lên, khiến cho huyết áp tăng theo. Tăng huyết áp có thể gây tổn thương đến các mạch máu, cơ quan tim cùng với các cơ quan quan trọng khác của cơ thể
Khi nồng độ natri trong máu tăng cao có thể gây ra rối loạn chuyển hoá muối nước dẫn đến tình trạng mất nước, mất điện giải…
Ngoài việc tăng natri máu gây tăng huyết áp thì còn tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, mạch vành và nhồi máu cơ tim. Natri ảnh hưởng tới lượng nước và muối có trong cơ thể từ đó làm tăng lượng máu và áp lực trong mạch máu.
3.2. Hạ natri máu
Hạ natri máu có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho cơ thể bao gồm:
Phù não là biến chứng nguy hiểm nhất khi rơi vào trạng thái hạ natri máu. Khi nồng độ natri trong máu giảm quá mức so với bình thường, lúc này não không thể duy trì áp lực oncotic và áp lực hydrostatic. Nước lúc này sẽ chuyển từ máu sang não gây ra tình trạng sưng não. Khi não sưng lên gây ra căng thẳng tới các mô não đồng thời ức chế hoạt động của não. Người bệnh không được điều trị kịp thời có thể sẽ bị co giật, rối loạn ý thức, hôn mê hoặc tử vong…
Suy tim cũng là biến chứng khá phổ biến của hạ natri máu. Cơ chế hoạt động tương tự như phù não, khi bị suy tim không được điều trị kịp thời sẽ làm cho người bệnh khó thở, ngực đau, tim có thể rơi vào trạng thái ngừng đập.
Rối loạn não khi nồng độ natri trong máu giảm quá mức ảnh hưởng đến cân bằng nước trong cơ thể. Từ đó gây rối loạn hoạt động của thần kinh và tế bào não. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ làm rối loạn não gây đau nhức đầu, mất trí nhớ, và thậm chí có thể bị hôn mê.
Rối loạn chuyển hóa natri bao gồm cả hạt natri máu và tăng natri máu. Nguyên nhân của hai trạng thái này mặc dù khác nhau nhưng hậu quả để lại của chúng cho người bệnh khá nghiêm trọng. Vì vậy cần phát hiện sớm và điều trị cho để tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Nguồn: sciencedirect.com
Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số
094 164 8888