Zalo

Giảm cân ảnh hưởng đến tăng/ giảm huyết áp như thế nào?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Các nghiên cứu cho thấy trọng lượng cơ thể dư thừa chiếm khoảng 26% các trường hợp tăng huyết áp ở nam và 28% ở nữ giới. Nguyên nhân là do bệnh nhân béo phì có sự gia tăng mô mỡ làm tăng sức cản mạch máu từ đó mà tim phải thực hiện để bơm máu đi khớp cơ thể. Do đó mối quan hệ giữa béo phì và chỉ số huyết áp thường là trực tiếp và tiến triển. Vậy giảm cân có làm tăng huyết áp không hay giúp ổn định chỉ số này?

1. Tăng huyết áp là gì?

Tăng huyết áp hay huyết áp cao là tình trạng áp lực máu tác dụng lên thành trong của động mạch gia tăng vượt quá mức cho phép. Huyết áp cao thường được đánh giá thông qua giá trị trung bình của hai hoặc nhiều chỉ số huyết áp được đo trong nhiều lần khám. Tăng huyết áp được xác định khi huyết áp tâm thu lớn hơn 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg. Có 2 loại tăng huyết áp gồm:

  • Tăng huyết áp vô căn: Hiện nay vẫn chưa được hiểu rõ và có thể do các vấn đề di truyền, thiếu oxy, thiếu hụt dinh dưỡng, nhiễm trùng hoặc do thuốc, do hoạt động thần kinh, thừa cân béo phì.
  • Tăng huyết áp thứ phát: Thường là kết quả của một số bệnh lý thận, cường aldosteron nguyên phát, hội chứng Cushing, hội chứng ngưng thở khi ngủ, hẹp động mạch chủ.
Nhiều người thắc mắc giảm cân ảnh hưởng đến huyết áp không? 

2. Giảm cân ảnh hưởng đến huyết áp không?

Nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ đáng kể giữa vấn đề thừa cân, béo phì với tăng huyết áp và nguy cơ tăng huyết áp. Tăng huyết áp phổ biến ở người béo phì gấp đôi so với người không béo phì ở cả hai giới, người có chỉ số BMI trên 29 còn có nguy cơ tăng huyết áp gấp 2-6 lần so với người có BMI dưới 22. Vì vậy giảm cân cho thấy lợi ích đáng kể trong việc giảm huyết áp trung bình cho người bệnh tăng huyết áp, giúp cải thiện sức khỏe. 

Giảm 1 kg trọng lượng cơ thể có liên quan đến việc giảm chỉ số huyết áp khoảng 1 mmHg. Vì thế giảm cân bất cứ lúc nào cũng góp phần kiểm soát và ổn định huyết áp. 

Nguyên nhân giảm cân dẫn tới giảm huyết áp có thể liên quan đến các vấn đề như:

  • Giảm đề kháng insulin
  • Tăng cường giữ natri
  • Thay đổi cấu trúc và chức năng mạch máu
  • Thay đổi vận chuyển ion
  • Tăng cường kích thích hệ renin-angiotensin-aldosteron
  • Tăng kích hoạt hệ giao cảm và thay đổi peptide bài niệu

Hơn nữa, các hoạt động thể chất là một phần trong bất cứ chế độ giảm cân nào cũng cho thấy hiệu quả giảm huyết áp. Như vậy việc giảm cân dù đạt được bằng phương pháp nào, có thể là ăn uống hoặc vận động đều sẽ đem lại hiệu quả giảm huyết áp đáng kể.

3. Chỉ giảm cân có đủ để giảm huyết áp ở người bệnh không?

Mặc dù giảm cân là phương pháp đem lại rất nhiều chuyển biến tích cực trong sức khỏe tổng thể cũng như hiệu quả hạ huyết áp. Tuy nhiên áp dụng giảm cân để đạt được mục tiêu kiểm soát huyết áp còn gặp nhiều vấn đề:

  • Người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong việc duy trì cân nặng tối ưu, mặc dù có thể thành công trong thời gian đầu nhưng cân nặng rất dễ trở về như cũ nếu không kiên trì thực hiện chế độ giảm cân. Tuy vậy tác động của giảm cân đối với huyết áp không đòi hỏi phải đạt được cân nặng tối ưu và việc giảm được một ít cân nặng cũng đã giúp kiểm soát phần nào huyết áp trung bình.
  • Việc giảm cân dựa vào thay đổi chế độ ăn cùng với tăng cường vận động dẫn tới khó đánh giá được tác động mà giảm cân mang lại đối với việc giảm huyết áp do chế độ ăn hay do hoạt động thể chất mang lại. Tuy nhiên thừa cân vẫn là yếu tố nguy cơ chính gây tăng huyết áp nên dù bằng cách gì để giải quyết thừa cân vẫn đem lại hiệu quả trong kiểm soát huyết áp
  • Giảm cân có thể chỉ tác động lên huyết áp khi người bệnh bị tăng huyết áp giai đoạn đầu, vì thực tế việc giảm cân chủ yếu vẫn dựa trên thay đổi lối sống. Đôi khi việc giảm cân là không đủ để kiểm soát huyết áp, lâm sàng người bệnh cần được đánh giá và can thiệp sâu hơn thông qua sử dụng thuốc để giảm huyết áp có hiệu quả. 
Biết được giảm cân ảnh hưởng đến huyết áp không sẻ giúp người bệnh điều trị bệnh hiệu quả 

Tóm lại, đối với câu hỏi giảm cân có làm giảm huyết áp không thì câu trả lời chắc chắn là có dù ít hay nhiều. Không chỉ vậy, việc giảm cân còn giúp phòng ngừa các bệnh tật khác có thể dẫn tới tăng huyết áp thứ phát. Vì vậy giảm cân cũng là một giải pháp quan trọng trong vấn đề kiểm soát huyết áp lâu dài.

Để quá trình giảm cân mang đến kết quả tốt và hiệu quả lâu dài thì ngoài việc áp dụng những cách giảm cân thông thường, bạn cũng có thể tham khảo liệu pháp giảm cân tiêu hao năng lượng để thúc đẩy quá trình kiểm soát bệnh lẫn cân nặng được tốt hơn.

Tiêu hao năng lượng được hiểu là phương pháp giảm cân mà ở đó người thừa cân sẽ được truyền các vitamin và khoáng chất để kích thích các tế bào mỡ trong cơ thể chuyển hóa sang dạng năng lượng ATP sử dụng trong hoạt động hàng ngày. Quá trình này giúp cho việc đốt cháy mỡ thừa trên cơ thể được diễn ra theo cách tự nhiên. Song song với vitamin truyền tĩnh mạch đó chính là việc lên kế hoạch ăn uống, tập luyện riêng biệt cho từng cá nhân để đảm bảo người bệnh vẫn duy trì được các hoạt động thể chất hàng ngày.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Hải Minh xem thêm bài viết cùng tác giả

39

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Giảm cân làm giảm nguy cơ mắc bệnh gì?

Giảm cân làm giảm nguy cơ mắc bệnh gì?

Sống chung với béo phì ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn như thế nào?

Sống chung với béo phì ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn như thế nào?

Vì sao người béo phì, thừa cân cần cảnh giác nguy cơ đột quỵ?

Vì sao người béo phì, thừa cân cần cảnh giác nguy cơ đột quỵ?

Nguy cơ xơ vữa động mạch ở bệnh nhân béo phì

Nguy cơ xơ vữa động mạch ở bệnh nhân béo phì

39

Bài viết hữu ích?