Zalo

Chụp MRI có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Chụp cộng hưởng từ, hay còn gọi là MRI, là 1 kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại với ưu điểm không sử dụng bức xạ. Kỹ thuật này hiện nay được ứng dụng rất phổ biến, tuy nhiên nhiều bệnh nhân vẫn thắc mắc chụp MRI có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Vũ Thế Khương - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh

1. Chụp MRI có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Trước khi tìm hiểu vấn đề chụp cộng hưởng từ có hại cho sức khỏe không, chúng ta nên có những khái niệm cơ bản về kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này.

MRI, hay cộng hưởng từ, là quá trình kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại. Nguyên lý hoạt động của MRI là sử dụng từ trường và sóng vô tuyến để ghi lại hình ảnh các bộ phận, cơ quan bên trong cơ thể. Kỹ thuật này ghi nhận được cả hình ảnh của mô mềm, và đây chính là điểm nổi bật của MRI khi so sánh với các kỹ thuật sử dụng bức xạ như X quang hoặc CT. 

Nói một cách đơn giản là MRI quét hình ảnh của nước, và hầu hết các mô trong cơ thể đều chứa nước với số lượng khác nhau, qua đó cho phép chụp lại hình ảnh có độ phân giải cao của nhiều cơ quan và mô mà các kỹ thuật bức xạ tiêu chuẩn không nhìn thấy được. 

Về cơ chế hoạt động, máy quét MRI sẽ bao gồm một bảng trượt và một ống hình trụ lớn. Bên trong ống này một xi lanh nam châm với nhiệm vụ tạo ra từ trường cực mạnh. Mô mềm chứa các phân tử nước và từ trường sẽ tác động lên các proton có trong nước. Khi đó các hạt proton bị từ hóa trong mô mềm sẽ phát ra tín hiệu phản hồi để đáp lại sóng vô tuyến của máy MRI. Cuối cùng, một hệ thống máy tính được thiết lập sẵn để thu lại những tiếng vang và tạo ra hình ảnh.

chụp mri có ảnh hưởng đến sức khỏe không
Nhiều người thắc mắc chụp MRI có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Nhiều bệnh nhân vì lo sợ mà thắc mắc về vấn đề chụp cộng hưởng từ có hại sức khỏe không mà bỏ quên đi những lợi ích mà kỹ thuật này mang lại. Theo các chuyên gia, kỹ thuật MRI được sử dụng để sàng lọc hoặc chẩn đoán các tình trạng ảnh hưởng đến mô mềm, chẳng hạn như:

  • Các khối u, bao gồm cả ung thư;
  • Tổn thương mô mềm như dây chằng bị đứt/rách;
  • Khớp bị tổn thương hoặc mắc bệnh;
  • Chấn thương hoặc bệnh lý cột sống;
  • Tổn thương hoặc các bệnh liên quan đến các cơ quan nội tạng, bao gồm não, tim và ống tiêu hóa.

Lưu ý: MRI cung cấp hình ảnh rõ ràng và chi tiết liên quan đến mô mềm. Tuy nhiên, MRI không ghi nhận được mô xương tốt vì bản chất chúng không chứa nhiều nước. Đây là lý do tại sao các tình trạng chấn thương hoặc bệnh lý về xương thường được bác sĩ chỉ định chụp X-quang thường quy hơn là chụp MRI.

Vậy chụp MRI có ảnh hưởng đến sức khỏe không? Các chuyên gia khẳng định MRI là một kỹ thuật rất an toàn, trong đó thỉnh thoảng chỉ xảy ra các tác dụng phụ như sau:

  • Các thiết bị kim loại (như trang sức) mà người bệnh đeo trong quá trình quét có thể gây tổn thương cho cơ thể;
  • Từ trường mạnh của máy MRI có thể làm hỏng các thiết bị kim loại cấy ghép bên trong cơ thể, chẳng hạn như máy tạo nhịp tim;
  • Trong một số ít trường hợp, chẳng hạn như khi khảo sát mạch máu, thuốc cản từ sẽ được tiêm vào tĩnh mạch ngay trước khi chụp MRI nhằm mục đích tạo ra hình ảnh rõ ràng hơn. Tuy nhiên một số bệnh nhân, dù tỷ lệ rất hiếm, gặp phải các biểu hiện của tình trạng dị ứng thuốc cản từ.
chụp mri có ảnh hưởng đến sức khỏe không
Biết được chụp MRI có ảnh hưởng đến sức khỏe không giúp bạn rõ hơn những lợi ích của phương pháp này 

2. Chụp MRI có chống chỉ định không?

Sau khi được giải đáp thắc mắc chụp cộng hưởng từ có hại cho sức khỏe không, vấn đề tiếp theo được nhiều bệnh nhân quan tâm là chống chỉ định của kỹ thuật này. Theo đó, bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ về những vấn đề sau trước khi tiến hành chụp MRI:

  • Kim loại: Một số vật dụng/thiết bị bằng kim loại có thể bị ảnh hưởng bởi từ trường mạnh trong quá trình chụp MRI. Vì vậy người bệnh cần thông báo cho bác sĩ biết về bất kỳ thiết bị hoặc dụng cụ cấy ghép nào bằng kim loại ở bên trong cơ thể, chẳng hạn như máy điều hòa nhịp tim, đinh vít kim loại hoặc máy bơm thuốc. Và các bác sĩ nhấn mạnh người mang máy tạo nhịp tim là đối tượng không được chụp MRI;
  • Mang thai: Những ảnh hưởng của máy MRI đối với thai nhi là không rõ. Tuy nhiên bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ nếu đang mang thai hoặc nếu nghĩ rằng bản thân có thể mang thai;
  • Nhịn ăn: Trước khi chụp MRI vùng chậu hoặc bụng, bệnh nhân sẽ được khuyến cáo không ăn hoặc uống ít nhất 5 giờ trước đó. Và trong hầu hết các trường hợp chụp MRI khác, bệnh nhân không bắt buộc phải nhịn ăn hoặc uống trước khi chụp;
  • Claustrophobia: Bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ nếu mắc chứng sợ bị giam cầm Claustrophobia. Một số bệnh nhân chỉ cần thấy không gian hạn chế trong quá trình chụp MRI là cảm thấy lo ngại. Để chống lại vấn đề này, bác sĩ có thể cho bệnh nhân dùng thuốc an thần trong suốt quá trình thực hiện;
  • Trẻ em: Thường thì trẻ em sẽ được bác sĩ cho sử dụng thuốc chống lo âu trước khi chụp MRI. Phụ huynh hãy nói chuyện với bác sĩ khi có bất kỳ mối quan tâm nào về vấn đề này.

3. Quy trình chụp MRI

Quy trình chụp MRI thường sẽ bao gồm những yếu tố sau đây:

  • Bệnh nhân được nhân viên y tế yêu cầu loại bỏ tất cả các đồ vật/vật dụng bằng kim loại đang mang trong người, bao gồm cả đồng hồ đeo tay, chìa khóa và trang sức;
  • Trong hầu hết các trường hợp, bệnh nhân sẽ được yêu cầu cởi quần áo và mặc một chiếc áo choàng mỏng;
  • Bệnh nhân được nhân viên y tế hướng dẫn nằm trên bàn của máy chụp MRI. Sau đó, bảng trượt sẽ di chuyển vào bên trong từ trường;
  • Một vấn đề quan trọng là bệnh nhân phải nằm yên vì bất kỳ chuyển động nào đều sẽ làm mờ hoặc biến dạng hình ảnh thu được;
  • Trong khi đang thực hiện kỹ thuật, máy chụp MRI sẽ tạo ra các tiếng động như tiếng gõ, tiếng nổ lớn và tiếng lách cách;
  • Bệnh nhân cần cảm nhận xem khu vực được quét MRI trên cơ thể có hơi ấm hay không?;
  • Quá trình chụp MRI có thể mất đến 1 giờ, tuy nhiên sẽ tùy thuộc vào mục đích thực hiện cụ thể là gì.

Ngay sau khi chụp MRI, bệnh nhân có thể được yêu cầu đợi trong khi kỹ thuật viên X quang kiểm tra chất lượng hình ảnh. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể được yêu cầu quay lại máy MRI để chụp thêm hình ảnh. Khi đã có được kết quả ưng ý, bệnh nhân có thể mặc quần áo và về nhà.
Hiện nay không ghi nhận các tác dụng phụ lâu dài liên quan đến MRI. Chụp MRI không sử dụng bức xạ ion hóa để tạo ra hình ảnh. Ưu điểm của MRI là không xâm lấn, gây không đau và rất an toàn, đồng thời không yêu cầu bất kỳ thời gian phục hồi nào.

Một bác sĩ X quang và các bác sĩ chuyên khoa khác sẽ kiểm tra và giải thích các hình ảnh mà máy MRI ghi nhận được. Sau đó bác sĩ X quang sẽ báo cáo kết quả MRI đến bác sĩ điều trị, từ đó giúp bác sĩ lên kế hoạch điều trị thích hợp.

Nguồn: radiologyinfo.org, familydoctor.org, medicinenet.com, betterhealth.vic.gov.au.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả

4013

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

Bác sĩ Vũ Thế Khương

BS.Vũ Thế Khương

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Chụp MRI và CT cái nào tốt hơn?

Chụp MRI và CT cái nào tốt hơn?

Chụp MRI có hại không?

Chụp MRI có hại không?

Chụp MRI có tiêm thuốc cản quang có an toàn không?

Chụp MRI có tiêm thuốc cản quang có an toàn không?

Chụp X Quang nhiều lần có hại không?

Chụp X Quang nhiều lần có hại không?

Khoảng cách giữa 2 lần chụp MRI nên là bao lâu?

Khoảng cách giữa 2 lần chụp MRI nên là bao lâu?

4013

Bài viết hữu ích?