Zalo

Chỉ số HBsAb trong xét nghiệm máu là gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Chỉ số HBsAb trong xét nghiệm máu giúp đánh giá nồng độ kháng thể được tạo ra để chống lại virus viêm gan B. Vì vậy sử dụng xét nghiệm HBsAb là cách đơn giản để kiểm tra khả năng miễn dịch của cơ thể đối với virus viêm gan B. Vậy thực sự xét nghiệm HBsAb là gì?

1. Xét nghiệm HBsAb định lượng là gì?

HBsAb- Hepatitis B Surface Antibody là một trong những kháng thể chống lại virus viêm gan B do hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo ra nhằm đáp ứng với các protein kháng nguyên trên bề mặt của HBV. Do đó, xét nghiệm định lượng HBsAb sẽ là phương pháp do nồng độ kháng thể viêm gan B trong máu, từ đó đánh giá khả năng hồi phục của người bệnh đang điều trị viêm gan B hoặc khả năng bảo vệ cơ thể và chống lại sự xâm nhập của loại virus này sau khi tiêm phòng vaccine. Xét nghiệm HBsAb sẽ được chỉ định cho các đối tượng sau:

  • Người bệnh từng tiếp xúc với virus viêm gan B
  •  Kiểm tra hiệu quả của vaccine phòng HBV ở người đã tiêm vaccine
HBsAb trong xét nghiệm máu là xét nghiệm máu giúp đánh giá nồng độ kháng thể chống lại virus viêm gan B
HBsAb trong xét nghiệm máu là xét nghiệm máu giúp đánh giá nồng độ kháng thể chống lại virus viêm gan B

2. Ý nghĩa của chỉ số HBsAb xét nghiệm máu là gì?

Nếu chỉ số định lượng HBsAb dương tính

  • Cơ thể người bệnh đã có kháng thể chống lại virus viêm gan B, lúc này nồng độ HBsAb cao hay thấp sẽ thể hiện khả năng bảo vệ mạnh hay yếu trước loại tác nhân này. Khi cơ thể đạt mức nồng độ có hiệu quả phòng ngừa viêm gan B thì cơ thể có khả năng chống lại sự tấn công của virus và bệnh viêm gan B.
  • Mặc dù vậy không thể xác định nguồn gốc kháng thể là do nhiễm bệnh hay do tiêm vaccine. Tuy nhiên việc HBsAb dương tính ở người đang điều trị viêm gan B cấp là một dấu hiệu tốt cho thấy đáp ứng điều trị và cơ thể đang tạo ra kháng thể chống lại virus
  •  HBsAb < 10 mIU/ ml: cơ thể chưa đủ kháng thể để bảo vệ, cần tiêm vaccine phòng ngừa HBV ngay
  • HBsAb từ 10- 1000 mIU/ml: kháng thể đã có tính bảo vệ nhưng còn yếu, có thể tiêm bổ sung vaccine phòng bệnh
  • HBsAb > 1000 mIU/ml: đã đủ kháng thể để bảo vệ, không cần tiêm thêm vacxin phòng bệnh

Nếu chỉ số định lượng HBsAb âm tính

  • Hoặc người bệnh đang trong giai đoạn nhiễm virus viêm gan B nhưng cơ thể chưa có đáp ứng miễn dịch
  • Hoặc là một người khoẻ mạnh không bị nhiễm HBV và chưa có kháng thể bảo vệ. Trường hợp này được khuyến nghị tiêm vaccine phòng ngừa viêm gan B, đặc biệt là đối tượng có nguy cơ phơi nhiễm cao
  • Nếu HBsAb âm tính nhưng các xét nghiệm viêm gan B dương tính thì virus đang hoạt động hoặc bệnh đã tiến triển thành mãn tính, không tạo ra kháng thể. Việc tiêm phòng sẽ không còn ý nghĩa trong giai đoạn này, thay vào đó người bệnh cần được điều trị và theo dõi nhằm kiểm soát hoạt động của virus, ngăn ngừa biến chứng viêm gan mạn tính và tiến triển tới xơ gan, ung thư gan
Thông qua chỉ số HBsAb trong xét nghiệm máu có thể đánh giá đáp ứng điều trị hoặc khả năng phòng ngừa của bệnh trước virus viêm gan B
Thông qua chỉ số HBsAb trong xét nghiệm máu có thể đánh giá đáp ứng điều trị hoặc khả năng phòng ngừa của bệnh trước virus viêm gan B

3. Ai cần thực hiện xét nghiệm HBsAb?

Nhìn chung xét nghiệm HBsAb là xét nghiệm máu thông thường, tương đối đơn giản và có thể thực hiện ở mọi trung tâm y tế. Ngoài những người có đặc thù nghề nghiệp dễ phơi nhiễm với virus viêm gan B thì xét nghiệm HBsAb cũng nên được chỉ định cùng các xét nghiệm khác trong kiểm tra sức khoẻ định kỳ để xác định lượng kháng thể có đủ để bảo vệ cơ thể khỏi virus viêm gan B không. Từ đó bạn có thể chủ động trong việc phòng ngừa viêm gan B thông qua bổ sung vaccine. Đây là hành động đơn giản nhưng quan trọng để bảo vệ sức khỏe khỏi bệnh lý này.

Tóm lại, xét nghiệm HBsAb giúp xác định khả năng miễn dịch của cơ thể trước virus viêm gan B. Từ đó đưa ra những hướng đi phù hợp trong việc điều trị viêm gan B nếu mắc phải hoặc phòng ngừa HBV thông qua tiêm vaccine một cách hiệu quả. Với xét nghiệm này bạn có thể đến cơ sở y tế để thực hiện. Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ điều trị sẽ căn cứ vào đó để có những tư vấn tốt nhất về tình trạng sức khỏe và hướng xử lý cụ thể phù hợp cho bạn.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Hải Minh Xem thêm bài viết của Bác sĩ Nguyễn Hải Minh
Đăng ký tư vấn
xem thêm
Đã uống rượu có xét nghiệm máu được không?

Đã uống rượu có xét nghiệm máu được không?

Ý nghĩa chỉ số CA 19-9 trong xét nghiệm máu

Ý nghĩa chỉ số CA 19-9 trong xét nghiệm máu

Ý nghĩa của EDTA trong xét nghiệm máu

Ý nghĩa của EDTA trong xét nghiệm máu

Chỉ số HCT trong xét nghiệm máu là gì? Thế nào là cao, thấp, bình thường?

Chỉ số HCT trong xét nghiệm máu là gì? Thế nào là cao, thấp, bình thường?

Chỉ số MCHC trong xét nghiệm máu là gì? Thế nào là cao, thấp, bình thường?

Chỉ số MCHC trong xét nghiệm máu là gì? Thế nào là cao, thấp, bình thường?

118

Bài viết hữu ích?