Zalo

Chỉ số AST trong máu cao cảnh báo điều gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Gan là một trong những cơ quan quan trọng của cơ thể với nhiều nhiệm vụ khác nhau. Khi tế bào gan bị tổn thương sẽ khiến các chỉ số xét nghiệm máu thay đổi, và một trong số đó là men gan AST trong máu tăng. Vậy cần làm gì khi chỉ số AST trong máu cao bất thường?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Chỉ số AST trong máu cao cảnh báo điều gì?

Chỉ số AST trong xét nghiệm máu thường quy là viết tắt của cụm từ Aspartate Transaminase. Đây là enzyme tham gia vào quá trình chuyển hóa Aspartate của cơ thể. Ở điều kiện bình thường, chỉ số AST trong xét nghiệm máu được duy trì ở mức rất thấp và ổn định. Một số bệnh lý liên quan đến gan, tim, cơ xương hoặc thận sẽ gây giải phóng men AST vào máu, qua đó khiến chỉ số AST trong máu cao bất thường. Theo bác sĩ, định lượng AST máu là một trong những xét nghiệm quan trọng nhằm mục đích chính là đánh giá chức năng gan, qua đó giúp tầm soát các tổn thương hoặc bệnh lý tại gan. Thông thường, xét nghiệm AST cần thực hiện đồng thời với các xét nghiệm đánh giá chức năng gan khác, phổ biến nhất là định lượng ALT. Tỷ lệ giữa AST và ALT hỗ trợ bác sĩ xác định mức độ và nguyên nhân khiến tế bào gan bị tổn thương, như nhiễm virus, sử dụng rượu bia, tác dụng phụ của thuốc hay nhiễm độc chất. Một điểm đáng chú ý là chỉ số AST trong xét nghiệm máu có thể dao động và thay đổi tùy theo giới tính, độ tuổi hoặc bị ảnh hưởng bởi các sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, nó chỉ dao động trong giới hạn nhất định và khi vượt quá mức sẽ báo hiệu có hiện tượng tổn thương bệnh lý tế bào gan. Ở người khỏe mạnh, chỉ số AST bình thường sẽ dưới 40 UI/L và khi chỉ số AST trong máu tăng thì bệnh nhân cần chỉ định thêm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác, điều trị kịp thời và hạn chế để bệnh diễn biến nghiêm trọng hơn. Theo bác sĩ, các mức độ xét nghiệm AST trong máu tăng bất thường cụ thể như sau:

  • AST trong máu tăng nhẹ dưới 100 UI/L: Gợi ý các bệnh lý như viêm gan mạn, xơ gan, gan nhiễm mỡ hoặc một số trường hợp vàng da tắc mật;
  • AST trong máu tăng vừa dưới 300 UI/L: Gợi ý tình trạng tổn thương gan do lạm dụng rượu bia;
  • AST trong máu tăng cao vượt quá 3000 UI/L: Gợi ý có tình trạng hoại tử tế bào gan như viêm gan virus cấp hoặc mãn tính, trụy mạch kéo dài, tổn thương gan do hóa chất hoặc thuốc độc…
Ở người khỏe mạnh, chỉ số AST trong xét nghiệm máu bình thường sẽ dưới 40 UI/L
Ở người khỏe mạnh, chỉ số AST trong xét nghiệm máu bình thường sẽ dưới 40 UI/L

Một số nguyên nhân phổ biến khiến chỉ số AST trong máu cao:

  • Viêm gan virus, bao gồm viêm gan A, B và C khiến enzym AST trong máu tăng cao kèm theo các triệu chứng như đau bụng, mệt mỏi, vàng da, nước tiểu sẫm màu;
  • Viêm gan tự miễn: Tình trạng này xảy ra khi các tế bào gan bị tấn công bởi chính hệ thống miễn dịch của cơ thể, dẫn đến viêm và khiến chỉ số AST trong máu cao bất thường kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, biếng ăn, đau cơ, phù;
  • Viêm gan do rượu: Đây là nguyên nhân thường gặp khiến chỉ số AST trong máu tăng cao và mức độ tổn thương tế bào gan sẽ tỷ lệ thuận với nồng độ các xét nghiệm men gan trong máu;
  • Gan nhiễm mỡ không liên quan rượu bia: Mặc dù phổ biến nhưng nguyên nhân khiến chỉ số AST trong xét nghiệm máu tăng này lại thường bị bỏ qua do người bệnh chủ quan. Tuy nhiên các bác sĩ cho biết tuy đa phần là lành tính nhưng khi bệnh tiến triển vẫn có thể gây ra các biến chứng như xơ gan hay ung thư gan;
  • Viêm gan mạn, xơ gan, ung thư gan, tắc nghẽn mạch máu đến gan là những nguyên nhân khác làm AST trong máu cao;
  • Bệnh lý đường mật như sỏi mật, viêm túi mật, giun chui ống mật hay tắc đường mật đều ít nhiều ảnh hưởng đến gan, qua đó khiến chỉ số AST trong máu cao;
  • Tác dụng phụ của thuốc: Nhiều loại thuốc khi dùng quá liều sẽ dẫn đến ngộ độc, khiến tế bào gan bị tổn thương và xét nghiệm AST trong máu tăng cao, có thể kể đến như Aspirin, Acetaminophen, Ibuprofen, Naproxen, kháng sinh Amoxicillin hay Isoniazid…
Có nhiều nguyên nhân khiến AST trong máu cao
Có nhiều nguyên nhân khiến AST trong máu cao

2. Làm gì khi chỉ số AST trong máu cao?

Định lượng AST là một trong những xét nghiệm phổ biến giúp đánh giá tình trạng tổn thương tế bào gan, tuy nhiên nếu chỉ dựa vào chỉ số AST sẽ không thể đánh giá chính xác, do đó người bệnh cần thực hiện thêm một số cận lâm sàng liên quan như:

  • Định lượng ALT (Alanine aminotransferase): Tương tự AST, chỉ số ALT sẽ tăng khi tế bào gan bị tổn thương, và trong một số trường hợp nó còn phản ánh chính xác tổn thương gan hơn chỉ số AST;
  • Định lượng GGT (Gamma glutamyl transferase);
  • Định lượng ALP (Alkaline phosphatase);
  • Xét nghiệm Albumin máu, bilirubin, số lượng tiểu cầu hay thời gian đông máu prothrombin (PT)...

Chỉ số AST trong máu cao liên quan đến một số bệnh lý nguy hiểm, chính vì thế việc chủ động xét nghiệm và phòng ngừa là vô cùng cần thiết. Vậy cần làm gì khi chỉ số AST trong máu cao?

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp: Trái cây và rau củ tươi cung cấp rất nhiều vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, bên cạnh đó là công dụng mát gan và hạn chế nguy cơ mắc một số bệnh liên quan đến gan, đặc biệt là ngăn ngừa chỉ số AST tăng cao. Do đó người có AST trong máu tăng cần tăng cường nhóm thực phẩm này bên cạnh hạn chế các yếu tố gây hại gan như cà phê, bia rượu và thuốc lá;
  • Ngủ đúng giờ và đủ giấc: Giấc ngủ vô cùng quan trọng và khi ngủ không đủ giấc hoặc thường xuyên thức khuya sẽ khiến cơ thể rất dễ mắc bệnh, điển hình là tăng AST máu. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo người có chỉ số AST trong máu cao nên ngủ đủ giấc, ngủ sớm hoặc đảm bảo ngủ trước 23 giờ;
  • Uống nhiều nước: Mỗi ngày chúng ta cần cung cấp cho cơ thể tối thiểu 2 lít nước để gan thải độc và ngăn nguy cơ chỉ số AST trong máu tăng cao. Tuy nhiên, một điểm cần chú ý là chia thành nhiều lần uống và mỗi lần chỉ uống tối đa 200ml nước;
  • Tập thể dục thường xuyên: Thói quen này giúp cơ thể tăng thêm sức đề kháng và hỗ trợ tuần hoàn máu diễn ra thuận lợi hơn, đồng thời giúp gan thực hiện tốt chức năng và giảm thiểu nguy cơ bị tổn thương;
  • Dự phòng lây nhiễm: Bộ y tế khuyến cáo nên tiêm vaccine phòng ngừa các tác nhân gây bệnh về gan, qua đó đẩy lùi nguy cơ tăng AST và ALT. Đồng thời, chúng ta cũng nên chủ động phòng tránh phơi nhiễm tác nhân gây bệnh như tránh tiếp xúc với bệnh nhân mắc bệnh gan và quan hệ tình dục an toàn.

Xét nghiệm máu là xét nghiệm tổng quát, giúp bác sĩ quản lý, theo dõi tình trạng sức khỏe của cơ thể, trong đó có gan. Do đó, đây cũng là một xét nghiệm thường quy thường gặp trong các buổi khám sức khỏe tổng quát. Sau khi có kết quả bác sĩ sẽ trực tiếp đánh giá, theo dõi và đưa ra lời tư vấn cho người bệnh. Với xét nghiệm này bạn có thể thực hiện tại các cơ sở y tế. Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ điều trị sẽ có những tư vấn tốt nhất về tình trạng sức khỏe của bạn và hướng xử lý phù hợp. Với việc sử dụng các máy móc, trang thiết bị hiện đại để kiểm tra, phân tích máu tại đây luôn đảm bảo cung cấp các thông tin về hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu, hemoglobin,…chính xác, qua đó các bác sĩ có thể đánh giá tổng quát tình trạng sức khỏe của bạn, sớm phát hiện bệnh và đề xuất phương án xử lý kịp thời.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Uyên xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
WBC trong xét nghiệm máu là gì?

WBC trong xét nghiệm máu là gì?

Đã uống rượu có xét nghiệm máu được không?

Đã uống rượu có xét nghiệm máu được không?

Ý nghĩa chỉ số CA 19-9 trong xét nghiệm máu

Ý nghĩa chỉ số CA 19-9 trong xét nghiệm máu

Ý nghĩa của EDTA trong xét nghiệm máu

Ý nghĩa của EDTA trong xét nghiệm máu

Chỉ số AST trong xét nghiệm máu như thế nào là cao, thấp, bình thường?

Chỉ số AST trong xét nghiệm máu như thế nào là cao, thấp, bình thường?

4906

Bài viết hữu ích?