Gnathostomiasis (sán đầu gai) là 1 trong những bệnh giun sán lây truyền từ động vật sang người. Người mắc bệnh giun đầu gai nguyên nhân là do ăn thực phẩm có chứa ký sinh trùng Gnathostoma spp như lươn, ếch, nhái, tôm, cua,... nhưng chưa được nấu chín hoặc ăn sống, ăn tái, làm gỏi,...
Sán đầu gai là 1 loại giun tròn, hình ống, đối với con cái có kích thước từ 1,5cm - 3,3cm, còn ở con đực từ 1,2 - 3cm và trên đầu có nhiều gai. Loại sán này sinh sản bằng cách đẻ trứng, trứng có màu vàng nâu. Trong chu kỳ sống của sán Gnathostoma, nó ký sinh trên động vật như chó, mèo, lợn, chồn, rái cá, sau đó đẻ trứng, trứng ra ngoài theo phân và rơi xuống nước nở ra ấu trùng (đây là ấu trùng giai đoạn 1), ấu trùng vào vật thể trung gian thứ nhất (ấu trùng ký sinh trong Cyclops gọi là ấu trùng giai đoạn 2); bò sát, cá, lưỡng cư là vật thể trung gian thứ 2 ăn phải Cyclops có ấu trùng, ấu trùng tạo kén trong phủ tạng hoặc cơ (ấu trùng giai đoạn 3). Nếu người hay một số động vật khác ăn phải các vật chủ trung gian có ấu trùng giai đoạn 3 thì sẽ bị nhiễm bệnh.
Ký sinh trùng có thể di chuyển đến bất kì cơ quan nào những tình trạng ấu trùng di chuyển tới da là thường gặp nhất. Biểu hiện những nốt phù di chuyển trên da, có thể gây ra ngứa, đau, nổi mề đay. Những vết lằn đỏ từng vùng, kích thước và màu sắc mỗi vùng khác nhau như tái màu hoặc màu hồng. Trường hợp hiếm gặp đó là thể bệnh ở phủ tạng, biểu hiện không rõ nên rất dễ chẩn đoán nhầm với những bệnh khác. Thể thần kinh rất nguy hiểm đi kèm với các triệu chứng như: Đau đầu, chóng mặt, rối loạn thị lực, biến chứng viêm màng não, viêm rễ tủy, xuất huyết nhu mô và nhồi máu não. Qua đó, rất khó phân biệt với các bệnh lý nội thần kinh khác nên không dễ để chẩn đoán kịp thời và chính xác và nguy cơ dẫn đến tử vong rất cao.
Đặc điểm lây truyền của bệnh là do con người ăn phải ấu trùng giai đoạn 3 được tìm thấy ở trong thịt hay những đồ hải sản chưa được nấu chín. Ở trong cơ thể người, ấu trùng sẽ không phát triển đến giai đoạn trưởng thành mà nó chỉ xuất hiện ở dạng ấu trùng và di chuyển từ nơi này sang nơi khác hay từ da đến các cơ quan nội tạng. Đa số những biểu hiện của bệnh nhẹ nhưng nếu ấu trùng di chuyển tới cơ quan như não thì bệnh sẽ tiến triển nghiêm trọng hơn, trường hợp xấu nhất đó là dẫn đến tử vong.
Để nhận biết bạn có bị nhiễm sán đầu gai hay không thì cần dựa vào 4 tiêu chuẩn chính như sau:
Sau khi dựa vào 4 tiêu chuẩn chính như trên, nếu bạn nghi ngờ bản thân có thể nhiễm sán đầu gai thì cần đến cơ sở y tế uy tín để tiến hành xét nghiệm sán đầu gai và được bác sĩ chẩn đoán bệnh kịp thời. Hiện nay, xét nghiệm Gnathostoma Igg đang khá phổ biến để chẩn đoán bệnh nhiễm sán đầu gai. Nó là xét nghiệm miễn dịch học ELISA - dùng men để đánh dấu kháng thể và phát hiện sự kết hợp đặc hiệu, qua đó có thể nhận biết kháng thể Igg có trong huyết thanh của bệnh nhân nhiễm sán đầu gai Gnathostoma spp, giúp xác định được tình trạng đang nhiễm hoặc từng bị nhiễm.
Thời gian xét nghiệm Gnathostoma Igg khá nhanh vì nó là xét nghiệm không xâm lấn với độ nhạy và độ đặc lên tới 80 - 85%, có giá trị cao trong chẩn đoán bệnh. Xét nghiệm Gnathostoma là loại xét nghiệm dựa trên nguyên lý Elisa sandwich. Kết quả xét nghiệm được đánh giá và thông qua sự kết hợp của 2 kháng thể capture antibodies (kháng thể bắt) và detection antibodies (kháng thể phát hiện) có gắn biotin. Đồng thời, các bước ủ và rửa sẽ rửa trôi các thành không xảy ra phản ứng sau khi thêm TMB, sau đó phản ứng với biotin và cuối cùng ấn Stop để dừng phản ứng. Kết quả cho ra nồng độ của chất cần phát hiện tỷ lệ thuận với độ đậm màu của dung dịch.
Một số lưu ý khi lấy mẫu xét nghiệm đó là:
Xét nghiệm sinh học phân tử nhằm xác định cụ thể phân loài của Gnathostoma đồng thời giúp giải trình tự gen. Ngoài ra, nó có thể phân tích cấu trúc di truyền, xác định rõ loài nhưng chỉ dùng trong nghiên cứu.
Có thể thấy xét nghiệm Gnathostoma IgG là một xét nghiệm quan trọng để giúp bác sĩ kiểm tra xem sán đầu gai có trong cơ thể con người hay không và nó còn giúp các bác sĩ nhận thấy các tác nhân nguy hiểm gây ra biến chứng nguy hiểm tới sức khoẻ của người bệnh. Vì vậy, nếu người bệnh mắc phải những triệu chứng của sán đầu gai thì việc tiến hành xét nghiệm Gnathostoma IgG là vô cùng cần thiết.
Trường hợp, nếu bạn cảm thấy nghi ngờ bị nhiễm sán đầu gai thì có thể đến các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa tiến hành làm xét nghiệm và chẩn đoán chính xác tình trạng sức khoẻ.
145
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
145
Bài viết hữu ích?