Zalo

Chỉ định xét nghiệm ấu trùng sán dải heo

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Xét nghiệm Cysticercosis IgG giúp phát hiện ra ấu trùng sán dải heo có trong cơ thể con người. Nó là 1 trong những căn bệnh nguy hiểm, để lại nhiều biến chứng trên hệ tiêu hoá, mắt, não. Nếu không được chữa trị kịp thời căn bệnh nhiễm ấu trùng sán dải heo này, người bệnh có thể dẫn đến tử vong. Vậy ấu trùng sán dải heo là gì? Các chỉ định xét nghiệm ấu trùng sán dải heo?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Ấu trùng sán dải heo là gì?

Ấu trùng sán dải heo (hay còn gọi là ấu trùng sán dây lợn) là loại sán dây phổ biến ở những nơi có thói quen ăn thịt heo sống chưa được nấu chín, ăn rau sống không rửa kỹ hoặc những nơi quản lý việc nuôi heo, giết mổ heo không đảm bảo vệ sinh ra môi trường bên ngoài. Căn bệnh này khiến cho người nhiễm mắc bệnh nhiễm trùng Taenia solium (bệnh trùng roi). Đây là một bệnh nhiễm trùng đường ruột gây ra bởi sán dây trưởng thành sau khi ăn phải thịt heo bị nhiễm cả sán dây lợn và ấu trùng của nó. 

Người bị nhiễm ấu trùng sán dải heo thường không có triệu chứng gì trừ khi ấu trùng xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương. Đây chính là nguyên nhân gây bệnh sán dây thần kinh, gây co giật và nhiều dấu hiệu thần kinh khác. Đối với người sống cùng với bệnh nhân nhiễm sán dây cũng sẽ có nguy cơ mắc ấu trùng sán dải heo cao. Nhiễm sán dây nhẹ hơn là nhiễm ấu trùng nhưng nó lại gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, bạn cần xét nghiệm Cysticercosis IgG để phát hiện ấu trùng sớm nhất có thể.

sán dải heo
Ấu trùng sán dải heo là loại sán dây phổ biến ở những nơi có thói quen ăn thịt heo sống chưa được nấu chín

2. Ấu trùng sán dải heo gây bệnh gì và bằng đường nào?

Người bị nhiễm ấu trùng sán dải heo thường không xuất hiện triệu chứng trong vài năm đầu. Trong đó, xảy ra các triệu chứng khác nhau tùy vào nơi ấu trùng xâm nhập và định cư. Vậy ấu trùng sán dải heo gây ra các bệnh đó là: 

  • Nhiễm trùng tại đường ruột: Bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu như buồn nôn, chán ăn, cơ thể suy nhược, chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy, chóng mặt,  giảm cân và cơ thể không hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn.
  • Nhiễm trùng xâm lấn: Nếu ấu trùng sán dây lợn đã di chuyển chuyển ra khỏi đường ruột, đồng thời hình thành u nang trong các mô khác, cơ quan tại mô đó sẽ bị tổn thương như:
  • Đau đầu;
  • Khối u nang hình thành;
  • Phản ứng dị ứng với ấu trùng;
  • Xuất hiện dấu hiệu và triệu chứng thần kinh, co giật.

Cục u di chuyển vào từng cơ quan khi đó nó sẽ gây ra những biểu hiện khác nhau. U nang trong cơ thể không gây ra triệu chứng nhưng vẫn xuất hiện cục u ở dưới da. Đối với trường hợp u nang trong mắt, thuộc loại khá hiếm gặp tuy nhiên nó có thể gây mờ mắt và rối loạn thị lực.

Ngoài ra, người bị nhiễm trùng ở mắt có thể gây sưng hoặc bong võng mạc. Nếu cục u có ở trong não hoặc tủy sống, người bệnh có thể sẽ động kinh, mất tập trung, lú lẫn, khó giữ thăng bằng, não úng thuỷ, đối với bệnh nhân nguy kịch nhất có thể dẫn đến tử vong.

3. Các trường hợp chỉ định xét nghiệm sán dải heo và phương pháp xét nghiệm

Hiện nay, đối với dịch bệnh sán dải heo đang phổ biến ở nước ta, việc người dân đổ xô đi xét nghiệm ấu trùng sán heo là việc không cần thiết và nó cũng không có ý nghĩa gì trong phòng bệnh. Việc thực hiện xét nghiệm máu sàng lọc chỉ phát hiện kháng thể và kháng nguyên của ấu trùng sán trong huyết thanh. Đối với trẻ khoẻ mạnh không có triệu chứng thì việc xét nghiệm sán dải heo là vô nghĩa. Chỉ được kết luận là có phơi nhiễm với trứng sán dải heo do ăn uống thực phẩm hoặc nước uống hàng ngày chứa trứng sán chứ không phải do ăn thịt lợn chứa ấu trùng sán dây lợn nếu kết quả xét nghiệm cho ra dương tính.

Với người đã ăn thịt lợn sống chưa được nấu chín có chứa các nang ấu trùng sán dải heo và khi ấu trùng chuyển đến dạ dày, nó sẽ thoát nang rồi bám dính vào thành ruột non, sau đó phát triển thành sán dây trưởng thành. Để kết luận người bị nhiễm sán trưởng thành do ăn thịt lợn sống thì cần phải tiến hành lấy mẫu phân để làm xét nghiệm có đốt sán trưởng thành hay không. Nếu có thì mới khẳng định người bệnh đã bị nhiễm ấu trùng sán.

Mặt khác, chỉ những người có triệu chứng của nhiễm sán dải heo như động kinh, rối loạn tiêu hoá, rối loạn thị lực hoặc người bệnh nghi ngờ ấu trùng sán tấn công lên não như co giật, hôn mê, xuất hiện nhiều nốt bất thường ở da,... thì mới cần làm xét nghiệm ấu trùng sán dây lợn. Bên cạnh đó, người bệnh còn phải làm nhiều xét nghiệm khác mới kết luận có nguy cơ nhiễm sán bao gồm những thủ thuật như: Siêu âm, sinh thiết, chụp cắt lớp,...

Để chẩn đoán bệnh nang sán do ấu trùng sán dải heo gây nên, ta dựa vào nghiên cứu hình ảnh chụp MRI và làm xét nghiệm Cysticercosis IgG. Kháng thể của sán dây được phát hiện có trong trong huyết thanh và nước bọt của bệnh nhân. Kết hợp với nhiều phương pháp chẩn đoán khác để bác sĩ có thể đưa ra kết luận phù hợp nhất.

Có thể thấy, xét nghiệm Cysticercosis IgG là một xét nghiệm quan trọng để giúp bác sĩ kiểm tra xem ấu trùng sán dải heo có trong cơ thể con người hay không và nó còn giúp các bác sĩ nhận thấy các tác nhân nguy hiểm gây ra biến chứng nguy hiểm tới sức khoẻ của người bệnh. Vì vậy, nếu người bệnh mắc phải những triệu chứng của ấu trùng sán dải heo thì việc xét nghiệm Cysticercosis vô cùng cần thiết. 

sán dải heo
Xét nghiệm Cysticercosis IgG là một xét nghiệm quan trọng để giúp bác sĩ kiểm tra xem ấu trùng sán dải heo có trong cơ thể con người

Trường hợp, nếu bạn cảm thấy nghi ngờ nhiễm ấu trùng sán dây lợn thì có thể đến các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa tiến hành làm xét nghiệm và chẩn đoán chính xác tình trạng sức khoẻ.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Uyên xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Chỉ định xét nghiệm sán đầu gai ở người

Chỉ định xét nghiệm sán đầu gai ở người

Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

Chỉ số xét nghiệm máu EOS tăng 47,7% có sao không?

Chỉ số xét nghiệm máu EOS tăng 47,7% có sao không?

Chỉ số cholesterol 6.4 mmol/l có nghĩa là gì?

Chỉ số cholesterol 6.4 mmol/l có nghĩa là gì?

Chỉ số axit uric 440-450 bị gút chưa?

Chỉ số axit uric 440-450 bị gút chưa?

138

Bài viết hữu ích?