Zalo

Bị sốt xuất huyết có được tắm và gội đầu không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Nhiều người đặt ra câu hỏi khi bị sốt xuất huyết có được tắm không hay khỏi sốt xuất huyết bao lâu thì được tắm. Theo dân gian thì không nên tắm khi bị sốt nói chung và sốt xuất huyết nói riêng. Tuy nhiên, theo quan điểm của y học hiện đại thì khi bị bệnh sốt xuất huyết vẫn có thể tắm rửa bình thường, chỉ cần lưu ý không nên tắm quá lâu hay tắm với nước lạnh hoặc nơi có gió.

1. Sơ lược về bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm có nguyên nhân virus Dengue gây ra với những dấu hiệu đặc trưng là sốt cao trên 380C, mệt mỏi, đau đầu kèm nổi các chấm đỏ xuất huyết trên da. 

Sốt xuất huyết tiến triển theo từng giai đoạn với các dấu hiệu triệu chứng khác nhau. Khi bệnh diễn biến nặng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe thậm chí là tử vong nếu bị sốc hay xuất huyết. 

Bệnh sốt xuất huyết bao gồm một loạt triệu chứng, từ nhẹ đến nghiêm trọng. Trên lâm sàng, bệnh sốt xuất huyết được chia thành ba giai đoạn tiến triển, cụ thể:

  • Giai đoạn 1 (trong thời gian 2 đến 3 ngày đầu): Dấu hiệu đặc trưng trong giai đoạn này là sốt cao kèm theo mệt mỏi đau nhức toàn cơ thể, buồn nôn, nôn mửa và chán ăn.
  • Giai đoạn 2 (ngày thứ 3 đến ngày thứ 7): Giai đoạn này tương đối nguy hiểm mặc dù cơ thể đã hạ sốt nhưng các dấu hiệu xuất huyết lại tiến triển nặng hơn. Đồng thời, trong giai đoạn này thì huyết áp hạ dần làm tăng nguy cơ sốc sốt xuất huyết và suy đa tạng.
  • Giai đoạn cuối: Thường là thời điểm bắt đầu hồi phục, cơn sốt giảm dần và chấm dứt hẳn, cùng với đó lượng tiểu cầu cũng tăng lên.

Nhiều người cho rằng khi bị sốt xuất huyết thì không nên tiếp xúc với gió, nước sẽ khiến bệnh lâu khỏi nên đã kiêng tắm gội trong suốt quá trình điều trị bệnh sốt xuất huyết. Vậy quan niệm này có đúng không? Những người đang bị sốt xuất huyết có được gội đầu không hay sốt xuất huyết có được tắm không?

2. Bị sốt xuất huyết có được tắm và gội đầu không? Vì sao?

Với thắc mắc sốt xuất huyết có được tắm không thì câu trả lời là có. Tuy nhiên cần tắm với nước ấm thật nhanh, tại phòng kín gió. 

Dù được tắm nhưng bạn cũng phải ghi nhớ rằng, khi bị mắc sốt xuất huyết hay sốt nói chung cần hạn chế tối đa để cơ thể nhiễm lạnh. Người mắc sốt xuất huyết nên hạn chế tắm bởi việc tắm khó có thể giữ ấm được cho cơ thể.

Đặc biệt, trong giai đoạn cơ thể hết sốt, tiểu cầu giảm và có những rối loạn về vận mạch dẫn đến choáng, ngất thì người bệnh không nên tắm. Nếu khi tắm xảy ra những va chạm hoặc gây ra tình trạng chảy máu sẽ rất khó cầm, khiến bệnh diễn biến nặng.

Sốt xuất huyết có được gội đầu không? 

Để trả lời cho câu hỏi này thì đầu tiên cần xem xét thể trạng tổng thể của từng người. Nếu bạn có thể trạng tốt, triệu chứng của sốt xuất huyết ổn định, bạn có thể gội đầu hoặc tắm rửa. Tuy nhiên, nếu bạn đang trải qua giai đoạn nặng tức giai đoạn 2 của bệnh (thường kéo dài từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7) hoặc đang trong quá trình điều trị tại bệnh viện thì việc gội đầu thường không được khuyến nghị.

Khỏi sốt xuất huyết bao lâu thì được tắm? 

Thực chất trong khi bị sốt xuất huyết thì người bệnh vẫn có thể tắm gội bình thường nên sẽ không quan trọng việc khỏi sốt bao lâu mới tắm. Khi mới ốm dậy thì bạn nên tắm nhanh không nên ngâm nước lâu. Bởi lẽ cơ thể sau khi khỏi sốt xuất huyết vẫn còn yếu nên cần một khoảng thời gian để hồi phục lại hoàn toàn.

Nhìn chung, với câu hỏi sốt xuất huyết có được tắm không và sốt xuất huyết có được gội đầu không thì câu trả lời là có thể, nhưng là trong giai đoạn bệnh nhẹ, khi tổng thể sức khỏe vẫn tương đối ổn định, đồng thời không có xuất hiện bất kỳ vết thương nào trên đầu.

sốt xuất huyết có được tắm không
Câu hỏi sốt xuất huyết có được tắm không được nhiều người quan tâm

3. Quan niệm "kiêng nước khi bị sốt xuất huyết " đúng hay sai? Vì sao?

Như đã trình bày ở trên thì quan niệm "kiêng nước khi bị sốt xuất huyết" là không đúng. Thực tế, khi bị bệnh sốt xuất huyết ở giai đoạn bệnh nhẹ có thể tắm rửa bình thường. Tuy nhiên, lưu ý rằng không nên tắm quá lâu và tắm với nước quá lạnh. 

Sau khi tắm và gội đầu nên sấy khô tóc để tránh cơ thể bị nhiễm lạnh. Riêng trường hợp sốt xuất huyết hạ tiểu cầu, bạn cần tránh kỳ cọ mạnh bởi sẽ trong giai đoạn này có thể có xu hướng dễ chảy máu dưới da hoặc chảy máu trong cơ là diễn biến cực kỳ nguy hiểm. 

Tình trạng tăng tính thấm của thành mạch, giảm tiểu cầu... thường xuất hiện trong giai đoạn hai của bệnh, khoảng từ ngày 3 đến ngày thứ 7 của bệnh và gây ra các đốm xuất huyết ở nhiều mức độ khác nhau ở dưới da, màu đỏ hoặc vết bầm tím hoặc chảy máu cam hoặc chảy máu chân răng. Chính vì thế, trong thời gian này, bạn nên hạn chế việc tắm hoặc gội đầu. Nguyên nhân là do tác động tắm gội trong giai đoạn này làm cho thành mạch giãn mạnh, khiến tình trạng xuất huyết trầm trọng hơn. Tốt nhất là bạn nên sử dụng khăn ấm để lau khô cả người.

Nếu trong trường hợp vì lý do nào đó mà bắt buộc phải tắm thì cần chuẩn bị tắm nước ấm, không được dùng nước lạnh để tắm gội vì sẽ làm mạch ngoài da co lại, đồng thời, mạch nội tạng giãn ra, dẫn đến tăng nguy cơ tử vong rất cao.

sốt xuất huyết có được tắm không
Tùy theo từng trường hợp để quyết định việc có nên tắm gội hay không

4. Hướng dẫn tắm, gội an toàn cho người bệnh sốt xuất huyết

4.1. Đối với người sốt xuất huyết trưởng thành

Sau khi đã có câu trả lời cho câu hỏi bị sốt xuất huyết có nên tắm không thì có bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Đối với người lớn, nếu sốt xuất huyết bị hạ tiểu cầu thì cần hạn chế chà sát, kì cọ quá mạnh bởi có thể dẫn tới chảy máu rất nguy hiểm. 
  • Ngoài ra, người bị sốt xuất huyết cũng có thể xuất huyết chân răng nguyên nhân do tăng tính thấm thành mạch hay tiểu cầu. Do đó, trong thời gian này việc tắm gội quá nhiều hoặc tắm với nước lạnh có thể là nguyên nhân làm thành mạch giãn.
  • Nên tắm gội với nước ấm và không tắm quá lâu. Đối với người bị hạ tiểu cầu thì khi gội đầu không nên dùng tay cào và không nên chà sát, kì cọ cơ thể quá mạnh để hạn chế tổn thương hoặc chảy máu.
  • Đối với những người bị sốt xuất huyết nặng thì cần hạn chế gội đầu để hạn chế những tác động không cần thiết. Tùy theo tình trạng nặng hay nhẹ và giai đoạn bệnh mà sẽ quyết định việc bị sốt xuất huyết có nên tắm không.

4.2. Đối với người sốt xuất huyết nhỏ tuổi

Khác với người lớn, trẻ em sẽ có sức đề kháng và hệ miễn dịch yếu hơn nên khi bị sốt việc tắm gội cho trẻ cũng cần lưu ý hơn, đặc biệt là khi bị bệnh sốt xuất huyết. Những lưu ý quan trọng khi tắm gội cho trẻ em bị sốt xuất huyết như sau:

  • Hạn chế tắm và thay vì đó thì có thể dùng khăn tắm ngâm chút nước ấm lau cơ thể. 
  • Lưu ý sử dụng khăn tắm mềm mại.
  • Cơ thể trẻ em bị sốt thường ra nhiều mồ hôi nên cần mặc đồ rộng rãi, thoáng khí; hạn chế sử dụng những món đồ khô cứng, bí bách dẫn đến ra mồ hôi nhiều.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi bị sốt xuất huyết có nên tắm không và sốt xuất huyết có được gội đầu không. Theo đó, những người bị sốt xuất huyết hoàn toàn không cần kiêng việc tắm rửa mà có thể tắm gội như bình thường tuy nhiên nên chú ý khi tắm rửa để hạn chế gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe khi cơ thể đang ốm bệnh.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Ngô Thị Thảo Hiền xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Bị sốt xuất huyết mấy ngày cắt sốt?

Bị sốt xuất huyết mấy ngày cắt sốt?

Sốt xuất huyết ăn hoa quả gì để bổ sung vitamin?

Sốt xuất huyết ăn hoa quả gì để bổ sung vitamin?

Bị sốt xuất huyết uống nước dừa được không?

Bị sốt xuất huyết uống nước dừa được không?

Thành phố Hà Nội đang có dịch cúm gì hoành hành?

Thành phố Hà Nội đang có dịch cúm gì hoành hành?

Người bệnh bị sốt xuất huyết ăn chuối được không?

Người bệnh bị sốt xuất huyết ăn chuối được không?

19

Bài viết hữu ích?