Zalo

Béo phì: Khi nào bạn cần tìm kiếm sự giúp đỡ

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Kế hoạch giảm cân và điều trị béo phì có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của căn bệnh này. Hãy cùng tìm hiểu về những nguy cơ của bệnh béo phì và có thể giúp đỡ người béo phì tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.

1. Béo phì là gì?

Béo phì là tình trạng cơ thể tích tụ nhiều mỡ thừa gây ra bệnh mãn tính. Lượng mỡ thừa được tính tụ ở bệnh nhân béo phì mang cấu trúc phức tạp khó phân hủy và gây ảnh hưởng đến hoạt động của toàn cơ thể.

Khi mắc bệnh béo phì các nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, viêm khớp tăng cao. Bản thân mỗi người cần nắm rõ nên làm gì khi bị béo phì để giúp đỡ người béo phì hoặc lên kế hoạch giảm cân và điều trị béo phì cho bản thân kịp thời. 

Béo phì làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, tiểu đường

2. Triệu chứng béo phì

Để chẩn đoán béo phì bác sĩ sẽ dựa trên chỉ số BMI đầu tiên để có cái nhìn sơ bộ. Chỉ số BMI từ 30 trở lên thuộc nhóm béo phì. Nếu chỉ số BMI của bạn từ 25 đến 29,9 có thể mới bị thừa cân, chưa chắc là tình trạng béo phì. Bên cạnh BMI, bệnh nhân sẽ được kiểm tra số đo vòng eo để xác định bụng có bị tích mỡ nhiều không?

Một số triệu chứng bệnh béo phì bao gồm:

Mau mệt khi luyện tập thể thao có thể là triệu chứng của béo phì

3. Nguyên nhân gây bệnh béo phì

Có nhiều yếu tố gây bệnh béo phì, bao gồm di truyền, dinh dưỡng và tần suất luyện tập. Nội tiết tố và cảm xúc cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến nguy cơ mắc bệnh này. Bên cạnh đó, việc điều trị bệnh có thể gặp tương tác thuốc từ đó gây giữ nước, béo phì.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác gây ra bệnh béo phì như: 

  • Khu vực sống không trong lành
  • Thói quen thức khuya và dậy muộn
  • Công việc thường xuyên gây áp lực tâm lý 
  • Thực phẩm gây béo phì được tiêu thụ nhiều
  • Không kiểm soát được khẩu phần ăn

4. Béo phì: Khi nào bạn cần tìm kiếm sự giúp đỡ?

Giúp đỡ người béo phì có thể làm giảm nguy cơ biến chứng từ căn bệnh này gây ra. Tuy nhiên làm gì khi bị béo phì còn tùy vào thời gian phát hiện bệnh. Trước tiên bản thân mỗi người cần chú ý cân nặng và chiều cao của bản thân để kiểm soát BMI.

Khi BMI vượt qua 25 hãy đi kiểm tra và trao đổi cùng bác sĩ dinh dưỡng để được giúp đỡ. Sau khi xác định tình trạng cơ thể có thể lựa chọn một số phương pháp thúc đẩy chuyển hóa mỡ thừa như truyền năng lượng, cung cấp thực phẩm giàu dinh dưỡng hay tăng cường luyện tập mỗi ngày.

Lên kế hoạch giảm cân và điều trị béo phì càng sớm càng hạn chế được nhiều mối nguy hiểm cho sức khỏe. Thêm vào đó bản thân mỗi người nên chủ động kiểm soát cân nặng sức khỏe thường xuyên để phòng bệnh béo phì cùng những ảnh hưởng nghiêm trọng từ căn bệnh này.

Ngày nay, để giảm cân an toàn, bạn có thể lựa chọn Liệu pháp tiêu hao năng lượng hiện sử dụng một số loại vitamin và các loại khoáng chất cần thiết với công dụng nhằm thúc đẩy quá trình chuyển hóa mỡ trong cơ thể. Trước khi thực hiện liệu pháp bạn sẽ được đánh giá sức khỏe cá nhân và thực hiện các xét nghiệm máu cơ bản cũng như đánh giá chỉ số khối cơ thể ( BMI). Điểm đặc biệt của liệu pháp này là luôn có bác sĩ đồng hành theo sát cả quá trình thực hiện sao cho phù hợp với thể trạng của từng người cũng như đảm bảo quá trình giảm cân diễn ra được an toàn và hiệu quả nhất.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Giảm cân cho người béo phì vì sao lại khó?

Giảm cân cho người béo phì vì sao lại khó?

Bị tăng cân do rối loạn nội tiết tố: Làm sao để giảm?

Bị tăng cân do rối loạn nội tiết tố: Làm sao để giảm?

Loại bệnh tâm thần nào có liên quan đến béo phì?

Loại bệnh tâm thần nào có liên quan đến béo phì?

Những tác động ngắn hạn của béo phì

Những tác động ngắn hạn của béo phì

1 ngày phụ nữ cần bao nhiêu calo là đủ?

1 ngày phụ nữ cần bao nhiêu calo là đủ?

13

Bài viết hữu ích?