Zalo

Xét nghiệm máu LDL Cholesterol là gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
LDL Cholesterol là 1 loại cholesterol trong máu. Xét nghiệm chỉ số này giúp xác định mức cholesterol LDL, cũng như đánh giá nguy cơ xơ vữa động mạch và bệnh lý tim mạch có thể xảy ra trên người bệnh. Vậy xét nghiệm máu LDL Cholesterol là gì? Có ý nghĩa thế nào?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1.  Xét nghiệm máu LDL Cholesterol là gì?

Trong các đợt khám sức khỏe định kỳ, đa số mọi người đều được chỉ định thực hiện xét nghiệm máu LDL cholesterol. Tuy nhiên, hầu như đa số mọi người thường không hiểu rõ xét nghiệm máu LDL Cholesterol là gì?

Hiểu 1 cách đơn giản, Cholesterol là 1 loại lipid chính trong hệ tuần hoàn, có tính chất không tan trong máu, tham gia vào quá trình cấu tạo nên tế bào, vitamin và các hormon khác nhau. Đây là 1 thành phần chất béo được sản xuất từ gan và 1 phần được hấp thụ từ thức ăn. Cholesterol được vận chuyển linh hoạt trong cơ thể nhờ vào các dạng lipoprotein. Trong đó, LDL Cholesterol hay LDL - C (viết tắt của Low density lipoprotein cholesterol) là 1 trong 4 loại lipoprotein của cholesterol. Đây là 1 lipoprotein có tỷ trọng thấp và được gọi là “Cholesterol xấu” bởi LDL - C có vai trò trong quá trình giúp vận chuyển các cholesterol từ gan đến các mô cơ quan tế bào trong cơ thể. Khi nồng độ loại cholesterol này tăng cao, dẫn đến việc lắng đọng ở thành mạch máu, trong thời gian dài tạo thành các mảng xơ vữa, từ đó gây nên các bệnh lý xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ,...

Xét nghiệm LDL - C là cách giúp xác định hàm lượng LDL - C có trong máu. 

Mặc dù người bệnh có chỉ số xét nghiệm cholesterol tăng cao nhưng lại không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Do đó, nhằm phát hiện sớm tình trạng này cần thực hiện tầm soát định kỳ cho tất cả những người trưởng thành từ 20 tuổi trở lên.

xét nghiệm máu ldl cholesterol là gì
Nhiều người không biết xét nghiệm máu LDL Cholesterol là gì?

Dưới đây là những trường hợp các đối tượng có nguy cơ cao có thể có chỉ số LDL-C tăng cao bao gồm: 

  • Người bệnh mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường, hút thuốc lá và thừa cân, béo phì.
  • Có chỉ số HDL cholesterol thấp.
  • Yếu tố gia đình có người bị bệnh lý tim mạch.
  • Ngoài  45 tuổi.

Ngoài ra, xét nghiệm LDL-C cũng được chỉ định ở bệnh nhân đang trong quá trình điều trị tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu, nhằm mục đích kiểm tra xem việc áp dụng các chế độ thay đổi lối sống lành mạnh hoặc việc dùng các thuốc giúp làm giảm cholesterol có đem lại hiệu quả không. Từ đó bác sĩ có căn cứ để điều chỉ phác đồ điều trị phù hợp và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. 

Đối với trẻ em, thường không cần phải thực hiện xét nghiệm LDL-C, tuy nhiên với những trẻ em có nguy cơ cao như trẻ béo phì hay mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1 thì nên thực hiện xét nghiệm này càng sớm càng tốt và theo dõi thường xuyên hơn. 

Xét nghiệm LDL - C trong máu được thực hiện tương tự như các xét nghiệm máu thường quy khác. Nhân viên y tế sẽ thực hiện lấy mẫu máu từ tĩnh mạch cánh tay hoặc bàn tay đựng trong ống xét nghiệm, sau đó đưa đến phòng thí nghiệm để phân tích. Thường xét nghiệm này không cần yêu cầu người bệnh phải nhịn ăn trước khi lấy máu.

2. Lý do cần thực hiện xét nghiệm máu LDL Cholesterol là gì?

Chỉ số LDL - C có thể tăng âm thầm trong nhiều năm, dẫn đến tích tụ mảng bám xơ vữa động mạch mà không gây ra bất kỳ triệu chứng nào cho người bệnh. Thường chỉ khi tình trạng xơ vữa động mạch dẫn đến hẹp mạch máu hoặc xảy ra một cơn đau tim, đột quỵ mới được phát hiện. Vì vậy, việc thực hiện xét nghiệm máu LDL Cholesterol nhằm xác định nồng độ là thực sự rất cần thiết.  Cụ thể các mục đích để thực hiện xét nghiệm này bao gồm:

  • Đây là một chỉ số xét nghiệm máu trong gói khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ để chẩn đoán và đánh giá chức năng thận.
  • Kết quả xét nghiệm máu LDL Cholesterol dùng để đánh giá hiệu quả của quá trình điều trị và theo dõi tiến triển tình trạng giảm nồng độ LDL - C.
  • Là xét nghiệm giúp tầm soát một số bệnh lý tim mạch như đột quỵ, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim hoặc các bệnh lý mạch máu khác liên quan đến tình trạng các mảnh xơ vữa.
  • Đánh giá nguy cơ tác dụng không mong muốn của một số thuốc điều trị. 
  • Đưa ra chẩn đoán khi người bệnh có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh lý tim mạch gây ra. 

Một số yếu tố khiến kết quả xét nghiệm máu LDL Cholesterol tăng cao như sau:

  • Chế độ ăn uống hàng ngày với các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol.
  • Cân nặng: Khi có tình trạng thừa cân béo phì thường có xu hướng tăng lượng LDL, giảm lượng HDL và tăng cholesterol toàn phần.
  • Tập luyện thể dục thể thao: Việc ít hoạt động thể lực làm tăng cân và dẫn đến tăng lượng cholesterol.
  • Hút thuốc lá: Thói quen hút thuốc lá trong một thời gian dài có thể dẫn đến việc làm giảm lượng HDL. Vì HDL giúp đẩy LDL ra khỏi động mạch, việc thiếu hụt HDL sẽ góp phần làm tăng lượng LDL.
  • Độ tuổi và giới tính: Càng lớn tuổi, lượng cholesterol sẽ có nguy cơ tăng lên nhiều so với khi trưởng thành. Trước tuổi mãn kinh, đa số các phụ nữ có lượng LDL thấp hơn nam giới cùng độ tuổi, nhưng sau đó thì ngược lại các phụ nữ có xu hướng tăng lên.
  • Yếu tố di truyền ảnh hưởng khá nhiều đến việc quyết định lượng cholesterol mà cơ thể tạo ra. Mỡ máu cao thường di truyền từ đời này sang đời khác. 
  • Một số loại thuốc điều trị bao gồm steroid, một số thuốc huyết áp và thuốc điều trị HIV/AIDS,… có thể làm tăng lượng LDL cholesterol trong máu cho người bệnh sau khi dùng thuốc cho việc điều trị các bệnh lý mắc phải.
  • Các vấn đề sức khỏe khác: Các bệnh thận mạn tính, đái tháo đường và HIV/AIDS khiến lượng LDL cholesterol cũng tăng cao.
xét nghiệm máu ldl cholesterol là gì
Tập luyện giúp cải thiện chỉ số xét nghiệm máu LDL cholesterol

Chính vì vậy, ý nghĩa của việc thực hiện xét nghiệm này giúp bác sĩ có thể tiên lượng được nguy cơ của người bệnh, cụ thể như sau:

  • Trong trường hợp kết quả xét nghiệm máu LDL Cholesterol tăng quá cao, kết hợp cùng với 1 số các chất khác tích tụ ở thành mạch, tạo thành các mảng xơ vữa khiến cho đường kính mạch máu bị thu hẹp lại. Nếu tình trạng này kéo dài trong một thời gian sẽ khiến các mảng xơ vữa này rạn nứt và làm cho sự lưu thông máu trong mạch máu sẽ bị hạn chế. 
  • Đặc biệt ở các mạch máu của tim, khi sự lưu thông máu bị ảnh hưởng dẫn đến việc không cung cấp đủ nồng độ oxy cho tim hoạt động. Từ đó gây ra các triệu chứng như đau thắt ngực, nguy hiểm hơn nữa là tình trạng nhồi máu cơ tim, đột quỵ và thậm chí có thể gây tử vong. Hậu quả này cũng xảy ra tương tự với các cơ quan khác như não dẫn đến biến chứng tai biến mạch máu não gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. 
  • Bên cạnh đó, chỉ số xét nghiệm máu LDL cholesterol là một trong 4 loại xét nghiệm mỡ máu khá phổ biến hiện nay, bao gồm Cholesterol toàn phần, Triglyceride, HDL - C, LDL - C. Đây là những chỉ số giúp bác sĩ làm căn cứ để tiên lượng nguy cơ bị rối loạn chuyển hóa lipid hay không.
  • Nếu chỉ số xét nghiệm máu LDL cholesterol tăng cao cùng với sự bất thường của các xét nghiệm khác như cholesterol toàn phần, triglyceride, HDL - C,... có thể cho thấy nguy cơ cao mắc các bệnh mỡ máu, tim mạch, xơ vữa động mạch, huyết áp thấp, tai biến mạch máu não và tiểu đường,...

Khi được phát hiện sớm và kịp thời, các bác sĩ sẽ đưa ra được phác đồ điều trị tốt nhất cũng như tư vấn về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, từ đó điều trị bệnh hiệu quả và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm liên quan khác.

3. Cách đọc xét nghiệm LDL Cholesterol

LDL thuộc loại “cholesterol xấu”, do đó chỉ số của LDL trên kết quả xét nghiệm sinh hóa máu có giá trị càng thấp thì càng tốt cho người bệnh.

  • Đối với người trưởng thành khỏe mạnh, giá trị tối ưu của chỉ số này của LDL nên ở mức dưới 100 mg/dL. Tuy nhiên nếu người bệnh có chỉ số nằm trong khoảng 100 - 129 mg/dL vẫn được cho là bình thường. 
  • Đối với người đã có tiền sử mắc các bệnh lý tim mạch hoặc có các yếu tố nguy cơ về bệnh lý tim mạch thì nên kiểm soát chỉ số này có giá trị dưới 100 mg/dL sẽ tốt hơn). Nếu kết quả của chỉ số này nằm trong khoảng giá trị từ 130 - 159 mg/dL là ở mức cao, còn giá trị từ 160 - 189 mg/dL là đạt mức khá cao và từ 190 mg/dL trở lên được xem là rất cao.
  • Đối với trẻ em, giá trị bình thường luôn thấp hơn so với người trưởng thành. LDL nên giữ ở ngưỡng < 110 mg/dL, mức giới hạn cao là 110 - 129 mg/dL, và từ 130 mg/dL trở lên là mức cao.

Trong trường hợp kết quả xét nghiệm máu LDL-C tăng cao, người bệnh nên được bác sĩ phối hợp với các kết quả xét nghiệm máu khác để chẩn đoán tình hình bệnh cũng như tình trạng sức khỏe hiện tại và thói quen lối sống sinh hoạt hàng ngày nhằm lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Tùy vào mức độ tăng của chỉ số này mà bác sĩ điều trị sẽ tư vấn về việc thay đổi lối sống hoặc cần sử dụng một số thuốc điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu như: Statin, thuốc ức chế hấp thụ cholesterol và thuốc cô lập axit mật…

Dưới đây là một số biện pháp thay đổi lối sống giúp cải thiện tình trạng tăng chỉ số LDL - C bao gồm:

  • Hạn chế các thức ăn chứa nhiều cholesterol, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, đồ ngọt, thực phẩm bổ sung đường.
  • Tăng cường trong khẩu phần ăn hàng ngày nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và chất béo tốt.
  • Có chế độ tập thể dục, ít nhất 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày mỗi tuần với cường độ phù hợp với thể trạng của mỗi người.
  • Nên dùng các loại sữa có độ béo ít hoặc không có chất béo.
  • Hạn chế sử dụng các thức uống có cồn như rượu, bia, không hút thuốc lá.
  • Tuân thủ điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ để cải thiện mức cholesterol.

Tóm lại, việc thực hiện xét nghiệm LDL - C này là thực sự cần thiết, để phát hiện sớm và can thiệp điều trị kịp thời nhằm hạn chế các nguy cơ của các bệnh lý tim mạch có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần có một lối sống lành mạnh về chế độ dinh dưỡng, luyện tập và nghỉ ngơi hợp lý. Đồng thời, thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ và tiến hành xét nghiệm như công thức máu, đường huyết lúc đói, xét nghiệm máu LDL Cholesterol ...có thể giúp tầm soát bệnh tật 1 cách hiệu quả, đặc biệt là các nguy cơ ở người thừa cân béo phì. Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả xét nghiệm để đưa ra những lời khuyên chuẩn nhất về hướng điều trị và chế độ dinh dưỡng.

Bài viết của Điều dưỡng Trần Thị Thanh Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Vì sao cần xét nghiệm glucose máu lúc đói?

Vì sao cần xét nghiệm glucose máu lúc đói?

Nguy cơ xơ vữa động mạch ở bệnh nhân béo phì

Nguy cơ xơ vữa động mạch ở bệnh nhân béo phì

Cấu trúc của cholesterol trong cơ thể

Cấu trúc của cholesterol trong cơ thể

Cholesterol trong cơ thể bạn đến từ đâu?

Cholesterol trong cơ thể bạn đến từ đâu?

Chỉ định siêu âm trong xơ vữa động mạch

Chỉ định siêu âm trong xơ vữa động mạch

70

Bài viết hữu ích?