Zalo

Sự khác biệt giữa Botox và chất làm đầy da (Filler) là gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Botox và filter đều là chất được sử dụng trong phương pháp điều trị thẩm mỹ xâm lấn tối thiểu thông qua đường tiêm. Tuy nhiên, giữa hai loại chất này có sự khác nhau bởi botox làm đông cứng cơ còn filter giúp khuôn mặt được đặn hơn. Tuy nhiên, khi sử dụng cả hai loại chất này trong thẩm mỹ cần được cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Nguyễn Thị Thanh Huyền - Bác sĩ Da liễu Thẩm mỹ

1. Botox là gì?

Botox được biết đến như một dạng tinh khiết của độc tố botulinum, chiết xuất từ vi khuẩn. Việc tiêm Botox có thể điều trị các nếp nhăn trên khuôn mặt, chẳng hạn như ở vị trí giữa hai lông mày, các nếp nhăn ngang trên trán và vết chân chim quanh mắt. Những nếp nhăn này thường là do cười, cau mày, nheo mắt và các biểu cảm khác trên khuôn mặt. Botox sẽ không có tác dụng đối với các đường nhăn và nếp nhăn do khuôn mặt bị chảy xệ hoặc mất đi sự đầy đặn. Đây thường được gọi là nếp nhăn tĩnh. Nếp nhăn tĩnh bao gồm các nếp nhăn ở má, cổ và vùng cằm.

Việc tiêm Botox có thể điều trị các nếp nhăn trên khuôn mặt

Mặc dù vậy, Botox không phải là một phương pháp điều trị vĩnh viễn được áp dụng để làm giảm vết nhăn trên da. Khi thực hiện phương pháp điều trị này cần  lặp đi lặp lại để có tác dụng lâu dài. Hầu hết ở các trường hợp điều trị bằng botox thì hiệu quả có thể kéo dài từ 3 đến 4 tháng.

Bên cạnh đó, khi áp dụng tiêm Botox, bạn có thể đối diện với một vài tác dụng phụ bao gồm:

  • Trường hợp tiêm botox gần mắt có thể gây ra rủ mí mắt hoặc rủ lông mày
  • Các cơ lân cận xung quanh vị trí tiêm yếu dần
  • Nổi mề đay, phát ban hoặc ngứa
  • Ở các vị trí tiêm có thể gây đau, sưng, chảy máu…
  • Đau đầu
  • Khô miệng
  • Các triệu chứng giống như cúm
  • Buồn nôn
  • Khó nuốt, nói hoặc thở
  • Vấn đề về túi mật
  • Tầm nhìn mờ hoặc các vấn đề về thị lực

Vì thế để đảm bảo an toàn thì cần thực hiện việc tiêm Botox tại các cơ sở y tế hoặc trung tâm thẩm mỹ uy tín.

2. Filler là gì?

Filler được biết đến là chất làm đầy da, hay như chất làm đầy mô mềm có tác dụng tăng thêm độ dày và đầy đặn. Các hợp chất  được sử dụng trong chất làm đầy da filler bao gồm: 

  • Canxi hydroxylapatite, là một  hợp chất giống như khoáng chất được tìm thấy trong xương. 
  • Axit hyaluronic, được tìm thấy trong một số chất lỏng và mô trong cơ thể có tác dụng giúp tăng thêm độ căng mọng cho da.
  • Polyalkylimide là một loại gel trong suốt có sự tương thích phù hợp với cơ thể.
  • Axit polylactic là chất kích thích da tạo ra nhiều collagen hơn.
  • Polymethyl-methacrylate microspheres (PMMA), chất làm đầy bán vĩnh viễn

Mỗi loại chất trong số này được thiết kế để điều trị các dấu hiệu lão hóa của da hoặc các vấn đề thẩm mỹ khác nhau. Thời gian các chất làm đầy này phát huy tác dụng cũng như thời gian kéo dài cũng khác nhau. Một số chất làm đầy có thể có thời gian hiệu quả kéo dài 6 tháng, trong khi những chất khác thì thời gian này có thể ít hơn và kéo dài đến 2 năm hoặc lâu hơn. Trước khi sử dụng chất làm đầy thì cần tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin, đồng thời trao đổi với bác sĩ thẩm mỹ để xác định phương pháp phù hợp và hiệu quả. 

Tiêm filler - chất làm đầy da được thực hiện dựa vào việc lựa chọn các loại chất độn da khác nhau được thiết kế để điều trị các dấu hiệu lão hóa khác nhau. Tùy thuộc vào chất bổ sung được chọn, chúng có thể:

  • Làm đầy đặn đôi môi mỏng
  • Giảm hoặc loại bỏ bóng hoặc nếp nhăn dưới mắt do mí mắt dưới gây ra
  • Lấp đầy hoặc làm mềm vẻ ngoài của những vết sẹo lõm
  • Làm đầy hoặc làm mềm các nếp nhăn tĩnh, đặc biệt là ở mặt dưới
Ngoài tiêm filler lên mặt có tác dụng làm đầy da, filler còn làm đầy môi

Nếp nhăn tĩnh bao gồm những nếp nhăn xung quanh miệng và dọc theo má. Những nếp nhăn này thường là kết quả của việc mất collagen và độ đàn hồi trên da.

Ngoài những lợi ích trên thì phương pháp này cũng tiềm ẩn một số tác dụng phụ như:

  • Phát ban da, ngứa hoặc phát ban giống như mụn nhọt đỏ, bầm tím, chảy máu hoặc sưng xuất hiện không mong muốn, chẳng hạn như không đối xứng, vón cục hoặc chỉnh sửa quá mức các nếp nhăn
  • Tổn thương da gây ra vết thương, nhiễm trùng hoặc sẹo
  • Khả năng cảm nhận chất làm đầy dưới da
  • Mù lòa hoặc các vấn đề về thị lực khác
  • Gây ra tình trạng chế tế bào dưới da do mất lưu lượng máu đến khu vực

3. Điểm giống và khác nhau giữa botox và filler

Botox: Điều trị bằng botox giúp đóng băng các cơ để ngăn chặn các nếp nhăn và nếp nhăn do biểu cảm trên khuôn mặt. Chúng thường được áp dụng điều trị ở mặt trên, chẳng hạn như trán và quanh mắt.

Filler: Chúng sử dụng axit hyaluronic và các chất tương tự để làm đầy đặn những vùng da bị mất thể tích và tăng cường độ mịn. Điều này bao gồm các nếp nhăn quanh miệng, môi mỏng và má không còn đầy đặn. Chúng cũng có thể được sử dụng trên các nếp nhăn trên trán, vết sẹo và các khu vực khác cần thêm khối lượng để có vẻ ngoài mượt mà hơn.

Kết quả botox kéo dài từ 3 đến 4 tháng. Còn đối với tiêm filler kết quả sẽ khác nhau, tùy thuộc vào loại chất làm đầy nào được sử dụng.

Vì Botox và filler là những chất khác nhau được thiết kế cho những mục đích sử dụng khác nhau nên đôi khi chúng có thể được kết hợp trong một lần điều trị. Chẳng hạn, một người nào đó có thể sử dụng Botox để chỉnh sửa các nếp nhăn giữa hai mắt và tiêm filler để chỉnh sửa các nếp nhăn quanh miệng khi cười.

Tiêm filler có thể mang lại kết quả lâu dài hơn, nhưng những mũi tiêm này cũng mang nhiều tác dụng phụ hơn so với tiêm Botox. Bạn cũng nên nhớ rằng Botox và filler điều trị các vấn đề hơi khác nhau và thường được sử dụng ở các vùng khác nhau trên khuôn mặt. Chúng cũng có thể được sử dụng kết hợp như để đạt được kết quả mong muốn. Tốt nhất trước khi lựa chọn bất cứ phương pháp nào bạn nên trao đổi với bác sĩ để có được kết quả tốt nhất.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Có nên tiêm xoá nhăn cau mày không?

Có nên tiêm xoá nhăn cau mày không?

Cách chăm sóc sau khi tiêm Botox

Cách chăm sóc sau khi tiêm Botox

Cách xóa nhăn giữa 2 đầu lông mày

Cách xóa nhăn giữa 2 đầu lông mày

Gợi ý cách chăm sóc da mặt dành cho tuổi 50

Gợi ý cách chăm sóc da mặt dành cho tuổi 50

Chất làm đầy da (Filler) là gì? Thành phần và phân loại

Chất làm đầy da (Filler) là gì? Thành phần và phân loại

143

Bài viết hữu ích?