Zalo

So sánh Microdermabrasion với Microneedling (lăn kim)

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Microdermabrasion (mài da vi điểm) và Microneedling (lăn kim) hiện đang là hai kỹ thuật điều trị da chuyên sâu đang được nhiều người quan tâm hiện nay. Hai phương pháp này được sử dụng để cải thiện tình trạng da và giảm các vấn đề như nếp nhăn, vết thâm cũng như tăng cường sự đàn hồi của da. Vậy thực chất Microdermabrasion là gì và sự khác biệt giữa hai phương pháp này ra sao?

1. Microdermabrasion là gì?

Liệu pháp microdermabrasion là gì? Microdermabrasion hay còn gọi là mài da vi điểm là một phương pháp chăm sóc da chuyên sâu giúp loại bỏ tế bào da chết, loại trên cùng của tổ chức da và cải thiện tình trạng da. Phương pháp này thường được thực hiện bởi các chuyên gia da liễu hoặc các chuyên viên spa có kinh nghiệm. Quá trình mài da vi điểm sử dụng một dụng cụ chứa đầu mài nhỏ, thường có đầu kim cương hoặc bắn ra các hạt pha lê siêu nhỏ hay hạt nhám để nhẹ nhàng lướt qua bề mặt da nhằm loại bỏ tế bào chết và các tế bào da lão hóa.

Các lợi ích của phương pháp Microdermabrasion (mài da vi điểm) bao gồm:

  • Loại bỏ tế bào chết: Giúp làm sạch lỗ chân lông, làm mờ vết thâm, và tạo cơ hội cho sự tái tạo tế bào mới.
  • Cải thiện kết cấu da: Giúp da trở nên mềm mịn hơn và giảm tình trạng da khô.
  • Cải thiện tình trạng da không đều màu, nám da, đồi mồi.
  • Giúp làm sạch lỗ chân lông và kiểm soát tình trạng mụn đầu đen.
Microdermabrasion là một phương pháp chăm sóc da chuyên sâu giúp loại bỏ tế bào da chết
Microdermabrasion là một phương pháp chăm sóc da chuyên sâu giúp loại bỏ tế bào da chết

2. Microneedling là gì?

Vậy còn liệu pháp microneedling là gì? Microneedling hay còn gọi là lăn kim trên da. Phương pháp này sử dụng một dụng cụ đặc biệt gọi là Dermaroller - một thiết bị y tế hình ống với hàng ngàn kim nhỏ xung quanh. Những chiếc kim rất mảnh (dài từ 0,5 đến 3mm) được sử dụng để tạo nên những lỗ nhỏ trên bề mặt da. Lăn Dermaroller dọc theo da có thể tạo ra tới 250 lỗ nhỏ trên mỗi cm vuông. Liệu pháp Microneedling được sử dụng để kích hoạt làn da tự sửa chữa. Điều này giúp cơ thể tái tạo nhiều collagen hoặc mô đàn hồi hơn giúp làm đầy nếp nhăn, sẹo và làm đều màu da.

Theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ, liệu pháp lăn kim trên da có thể giúp cải thiện các vấn đề về da như sau:

  • Nếp nhăn 
  • Lỗ chân lông to
  • Sẹo lâu năm
  • Sẹo rỗ do mụn
  • Da không đều màu
  • Vết rạn da
  • Vết nám da và tàn nhang

3. So sánh Microdermabrasion với Microneedling

Microdermabrasion (mài da vi điểm) và Microneedling (lăm kim trên da) là hai giải pháp làm đẹp được các chị em rất quan tâm hiện nay. Chúng giúp cải thiện tình trạng da và giảm các vấn đề như nếp nhăn, vết thâm, sẹo và tăng cường sự đàn hồi của da. Dưới đây là những điểm khác biệt của Microdermabrasion và Microneedling

3.1 Nguyên tắc hoạt động

  • Microdermabrasion: Sử dụng một dụng cụ có đầu mài để loại bỏ lớp tế bào chết và kích thích sự tái tạo tế bào mới.Trong quá trình điều trị, bệnh nhân có thể cảm thấy hơi đau và có cảm giác châm chích. Vì vậy các chuyên gia thẩm mỹ thường thoa kem ủ tê lên da trước khoảng 30 phút rồi mới bắt đầu thực hiện điều trị. 
  • Microneedling: Sử dụng một thiết bị lăn có chứa các kim nhỏ để tạo ra các lỗ nhỏ trên da, kích thích sản xuất collagen và elastin. Đây được biết đến là phương pháp làm đẹp da không xâm lấn, vì vậy sẽ không gây đau và khó chịu. Thời gian phục hồi có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần.

3.2 Tính hiệu quả và mức độ an toàn

  • Microdermabrasion: Tẩy tế bào chết hoặc tế bào bị tổn thương ở lớp trên cùng của cấu trúc da nên giúp da mịn màng, sáng và đều màu hơn. Phương pháp này tuy mang lại hiệu quả cao nhưng trong một vài trường hợp có thể gây ra tình trạng mỏng da, đỏ da, kích ứng nhẹ nhưng nhìn chung ít tác dụng phụ hơn lăn kim trên da. 
  • Microneedling: Mang lại nhiều lợi ích hơn vì nó tác động đến bên dưới bề mặt da. Giúp làm giảm sự xuất hiện của đường nhăn, nếp nhăn, sẹo mụn và thậm chí là vết rạn da trên cơ thể. Hạn chế của phương pháp này là có rủi ro nhiễm trùng và kích ứng nếu không tuân thủ đúng quy trình điều trị.

3.3 Tần suất sử dụng

  • Microdermabrasion: Thường có thể thực hiện hàng tuần hoặc hàng tháng.
  • Microneedling: Thường nên thực hiện cách nhau ít nhất một tháng một lần. 
Microdermabrasion và Microneedling hiện đang là hai kỹ thuật điều trị da chuyên sâu đang được nhiều người quan tâm hiện nay
Microdermabrasion và Microneedling hiện đang là hai kỹ thuật điều trị da chuyên sâu đang được nhiều người quan tâm hiện nay

4. Mẹo chăm sóc da sau Microdermabrasion và Microneedling

Chăm sóc da sau khi thực hiện 2 liệu pháp làm đẹp Microdermabrasion và Microneedling tương tự như nhau. Tuy nhiên thời gian chăm sóc sau lăn kim trên da sẽ dài hơn. Dưới đây là một số mẹo chăm sóc da để đạt hiệu quả điều trị cao hơn:

  • Giữ cho làn da sạch sẽ, tránh chạm tay trực tiếp lên bề mặt da
  • Không tắm nước nóng hoặc ngâm da lâu
  • Tránh vận động mạnh và đổ mồ hôi nhiều
  • Bôi kem chống nắng ngay cả khi ở trong nhà
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời
  • Tránh các loại kem dưỡng ẩm có chất tạo mùi
  • Tránh trang điểm
  • Tránh lột da hoặc sử dụng kem hóa học hoặc các chất tẩy rửa mạnh
  • Tránh dùng thuốc trị mụn, retinol, axit alpha hydroxyl và vitamin C
  • Sử dụng sữa rửa mặt, kem dưỡng ẩm, serum hoặc thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Tóm lại, Microdermabrasion (mài da vi điểm) và Microneedling (lăn kim trên da) có nhiều điểm khác biệt đặc trưng. Tuy nhiên, cả mài da vi điểm và lăn kim trên da đều là những phương pháp hiệu quả để cải thiện tình trạng da. Quyết định chọn lựa phương pháp nào phụ thuộc vào nhu cầu và điều kiện cụ thể của từng người. Tốt nhất trước khi quyết định, hãy thảo luận với chuyên gia da liễu để đảm bảo lựa chọn liệu pháp phù hợp và an toàn cho làn da của bạn. 

Đặc biệt trong một vài trường hợp bệnh nhân có thể được chỉ định và tư vấn nên sử dụng liệu pháp phi kim và PRP. Phương pháp trị liệu này được xác định là dành cho những đối tượng cho làn da đang bị dày sừng, lão hóa, có sẹo và xuất hiện nám cũng như tàn nhan. Trước khi điều trị với phi kim và PRP bệnh nhân sẽ được thăm khám cũng như tiến hành các bước làm sạch, chăm sóc chuyên sâu, sau đó sẽ xử lý các vấn đề trên da đang gặp phải. Kết quả đạt được là bề mặt da được cải thiện đáng kể cũng như làn da được khỏe và tươi trẻ hơn.

Nguồn: healthline.com - warrentondermatology.com

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Cử nhân Y khoa Cấn Thị Mai Huê xem thêm bài viết cùng tác giả

22

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

xem thêm
Có nên dùng retinol chống lão hóa không?

Có nên dùng retinol chống lão hóa không?

Exosome therapy là gì và có tác dụng gì?

Exosome therapy là gì và có tác dụng gì?

Tăng collagen cho da bằng cách nào?

Tăng collagen cho da bằng cách nào?

Các ứng dụng của tế bào gốc trong làm đẹp

Các ứng dụng của tế bào gốc trong làm đẹp

Có nên tiêm xoá nhăn cau mày không?

Có nên tiêm xoá nhăn cau mày không?

22

Bài viết hữu ích?