Tiêm filler bằng chất làm đầy da nhằm mục đích thẩm mỹ, xóa bỏ nếp nhăn và có một làn da tươi trẻ đang được rất nhiều người tin dùng, đặc biệt là chị em phụ nữ. Tuy nhiên nhiều người lại quan niệm rằng da chảy xệ sau tiêm filler là không thể tránh khỏi, vì khi cơ thể hấp thụ hoàn toàn các chất làm đầy da sẽ chỉ còn lại sự lỏng lẻo và rủ xuống. Vậy thực sự sau tiêm filler da có bị chảy xệ không?
1. Da sau khi tiêm filler có bị chảy xệ không?
Tiêm filler là phương pháp đưa các hoạt chất làm đầy da có nguồn gốc hyaluronic acid hoặc các chất khác vào dưới da, từ đó làm đầy những khu vực bị trũng, lõm hoặc nhiều nếp nhăn như ở má, trán, thái dương,… Đây là phương pháp thẩm mỹ mang lại hiệu quả nhanh chóng, cải thiện đường nét trên gương mặt rất được các chị em yêu thích.
Với ý kiến liệu tiêm filler có bị chảy xệ không thì sự thật là chất làm đầy da bổ sung một lượng thể tích tinh tế và khỏe mạnh cho da, vì vậy bất kỳ mức độ rạn da nào để cũng chỉ ở mức tối thiểu. Do đó, cho dù hiện tượng lão hoá khiến da bị chảy xệ thì các không gian do filler chiếm giữ sẽ giúp duy trì một làn da căng mịn và giảm thiểu nếp nhăn. Hơn nữa chất làm đầy da phổ biến có nguồn gốc axit hyaluronic- phân tử tự nhiên tìm thấy trong da giúp giữ ẩm và cho làn da ngậm nước, mềm mại, dẻo dai, tăng mức độ collagen và phục hồi độ đàn hồi của da, đồng nghĩa với da cũng ít chảy xệ hơn.
Tóm lại, da chảy xệ sau tiêm filler là một quan niệm sai lầm. Bất cứ khi nào ngừng sử dụng chất làm đầy da thì làn da sẽ trở lại tình trạng trước khi thực hiện thủ thuật. Chỉ những trường hợp tiêm filler sai kỹ thuật, chất lượng filler kém hoặc tay nghề kỹ thuật viên chưa đủ kinh nghiệm mới có thể dẫn tới hiện tượng da chảy xệ.
2. Nguyên nhân tiêm filler bị chảy xệ da
Tình trạng chảy xệ sau khi tiêm filler có thể do các nguyên nhân sau:
Tiêm filler quá sâu: Nếu tiêm filler quá sâu vào mô dưới da có thể khiến các chất làm đầy di chuyển sang những vị trí không mong muốn gây chảy xệ. Đây là nguyên nhân chảy xệ sau khi tiêm filler thường gặp ở các cơ sở thẩm mỹ không uy tín nên người bệnh cần hết sức chú ý trong việc lựa chọn nơi thực hiện thủ thuật
Áp lực hoặc ma sát quá mức lên vùng da tiêm: Vùng da tiêm filler bị nén hoặc ma sát với áp lực quá mạnh có thể khiến filler tràn ra khỏi vùng tiêm gây chảy xệ. Vì vậy các bác sĩ thẩm mỹ thường khuyến nghị người dùng hạn chế tác động mạnh lên vùng tiêm filler ít nhất 24 giờ sau khi thực hiện
Chất lượng filler kém: một số loại filler kém có thể bị hấp thụ nhanh hơn, bởi cơ thể dẫn tới giảm độ đàn hồi và chảy xệ da
Lão hoá tự nhiên: độ đàn hồi của da sẽ giảm đi theo quá trình lão hoá tự nhiên của cơ thể, đây cũng chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ chảy xệ filler sau khi tiêm.
Thiếu sự chăm sóc sau thủ thuật: Các hoạt động thể chất mạnh như chạy, nhảy, tập thể dục cường độ cao trong 24 giờ sau khi tiêm filler có thể gây áp lực lớn lên vùng tiêm và làm di chuyển filler, từ đó gây ra hiện tượng chảy xệ
Ngoài các vấn đề nêu trên thì sức khoẻ của từng người, vị trí tiêm filler, phương pháp tiêm, liều lượng, kỹ năng của người tiêm filler cũng ảnh hưởng tới khả năng chảy xệ da sau khi tiêm.
3. Phải làm sao khi da chảy xệ sau tiêm filler?
Khi nhận thấy filler bị chảy xệ sau khi tiêm bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ hoặc người tiêm filler để được tư vấn và xử lý kịp thời. Tuỳ theo mức độ chảy xệ của filler mà bác sĩ có phương pháp xử lý thích hợp như:
Massage vùng chảy xệ: áp dụng cho các trường hợp chảy xệ nhẹ, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách massage vùng da bị chảy xệ để đẩy filler trở lại vị trí ban đầu
Tiêm thêm filler: Các trường hợp filler bị chảy xệ do không đủ lượng hoặc cơ thể hấp thụ quá nhanh bác sĩ sẽ tư vấn tiêm thêm lượng filler phù hợp để bù đắp cho vùng da bị chảy xệ.
Sử dụng enzyme huỷ filler: Nếu filler bị chảy xệ quá nhiều hoặc không thể đẩy filler trở lại vị trí bán đầu thì bác sĩ sẽ sử dụng enzyme huỷ filler để làm tan chảy và cho chúng bị hấp thụ hoàn toàn bởi cơ thể trước, rồi đưa ra phương pháp xử lý tiếp theo
Phẫu thuật: Trong trường hợp filler bị chảy xệ nghiêm trọng hoặc không thể xử lý được bằng các phương pháp trên thì phẫu thuật sẽ được cân nhắc nhằm gỡ bỏ hoặc điều chỉnh filler
4. Làm sao để bảo vệ da sau khi tiêm filler?
Để tránh tình trạng da hoặc khu vực tiêm filler bị chảy xệ có một số lưu ý mà người tiêm filler cần nhớ như sau:
Không chạm tay lên vùng da vừa tiêm để tránh làm khu vực này bị viêm hay nhiễm trùng, điều này cũng giúp da phục hồi nhanh hơn và khu vực thực hiện tiêm không bị biến dạng, biến chứng.
Ngủ đủ giấc sẽ giúp da mau hồi phục hơn, cơ thể khỏe mạnh và tránh được tình trạng chảy xệ.
Ăn uống đủ chất theo tư vấn của bác sĩ, chú ý bổ sung các loại vitamin C, A hay khoáng chất giúp da mịn màng và trắng sáng hơn. Ngoài ra, bạn nên uống đủ nước và ăn nhiều trái cây để da có thể phục hồi nhanh nhất.
Tóm lại, tình trạng chảy xệ da sau khi tiêm filler sẽ không xảy ra nếu bạn lựa chọn một cơ sở thẩm mỹ uy tín với bác sĩ giàu kinh nghiệm, vì bản chất của các chất làm đầy da không gây ra tổn thương, căng thẳng nhiều cho da sau khi tiêm. Tuy nhiên nếu các chất này không đủ chất lượng hoặc kỹ thuật tiêm thực hiện sai vẫn có thể gây ra những biến chứng chảy xệ ngoài ý muốn.
Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số
094 164 8888
hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu