Zalo

Làm thế nào để ngăn cơ thể bạn tích trữ chất béo?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Quá trình tích mỡ trong cơ thể luôn diễn ra với mọi đối tượng. Do đó, cơ chế tích mỡ cần được làm rõ để tìm ra cách ngăn chặn cơ thể tích mỡ. Sau đây là lý giải cơ thể tích mỡ như thế nào và cách ngăn chặn cơ thể tích mỡ cho bạn đọc tham khảo.

1. Cơ thể tích mỡ như thế nào?

Quá trình tích mỡ trong cơ thể diễn ra ở nhiều đối tượng. Đây là tình trạng mất cân bằng chuyển hóa năng lượng dẫn đến năng lượng dư thừa được lưu trữ ở dạng chất béo (mỡ thừa). Tuy nhiên, cơ thể tích mỡ như thế nào lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Sau đây là các nguyên nhân làm cơ thể tích mỡ gây ra bệnh tăng cân béo phì:

  • Ăn quá nhiều thực phẩm mỗi ngày

Ăn nhiều là nguyên nhân khiến cơ thế tích mỡ diễn ra. Các khẩu phần ăn lớn thường gây ra dư thừa năng lượng đặc biệt là chất béo cho cơ thể. Theo đánh giá từ các nghiên cứu, nhu cầu năng lượng của mỗi cơ thể thường rơi vào khoảng 1800 calo với nữ và 2500 calo với nam. Do vậy ăn nhiều là cơ chế tích mỡ thông qua dư thừa năng lượng nạp vào.

  • Khẩu phần ăn thiếu chất đạm

Protein là thành phần sản sinh cơ bắp giúp sửa chữa tế bào mô. Tuy nhiên, ăn quá ít protein có thể khiến cơ thể suy giảm cơ bắp giảm tiêu thụ năng lượng đồng thời khiến cảm giác đói luôn xuất hiện nên xuất hiện quá trình tích mỡ trong cơ thể.

  • Chế độ ăn chia nhiều bữa

Ăn nhiều bữa theo nhu cầu có lợi nhưng cũng có hại. Nếu ăn theo nhu cầu dinh dưỡng có thể giúp cơ thể đảm bảo năng lượng và sức khỏe để làm việc. Tuy nhiên, ăn đủ theo cảm giác đói sẽ khiến cơ thể không cảm giác đúng nhu cầu năng lượng thực sự của cơ thể gây ra tình trạng ăn quá nhiều thực phẩm so với năng lượng cơ thể cần thực tế.

Ăn chia nhiều bữa có thể là nguyên nhân khiến cơ thể tích mỡ
  • Thực đơn không đủ dinh dưỡng cho cơ thể

Khi sử dụng thực phẩm bên cạnh đảm bảo năng lượng tiêu thụ thì thành phần dinh dưỡng cũng có ảnh hưởng không nhỏ. Với thực đơn giàu dinh dưỡng đảm bảo vitamin, khoáng chất và các thành phần thiết yếu sẽ giúp cơ thể mau no và hạn chế năng lượng nạp vào hơn.

Ngược lại những món ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn thì không thể giúp cơ thể no lâu do chứa nhiều chất béo và không đa dạng dinh dưỡng. Thêm vào đó nạp quá nhiều chất béo sẽ khiến cơ thể hấp thụ nhiều mỡ thừa gây ra cơ chế tích mỡ.

  • Không luyện tập

Thói quen luyện tập có ảnh hưởng đến trọng lượng và vóc dáng cơ thể. Hầu hết các vận động viên hay người mẫu dù có thực đơn ăn kiêng theo hướng dẫn vẫn được xây dựng bài tập tiêu hao năng lượng. Do đó cần thường xuyên luyện tập trao đổi chất và tránh ngồi quá lâu một chỗ để ngăn chặn quá trình tích mỡ trong cơ thể.

  • Rối loạn nhịp tim

Nhịp tim là một yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe đồng thời cũng cảnh báo nguy cơ béo phì. Khi luyện tập nếu không thể điều hòa nhịp tim sẽ gây ra căng thẳng làm tình trạng béo phì tiếp tục xảy ra thậm chí còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Do đó cần tìm ra nguyên nhân rối loạn nhịp tim để phòng bệnh tim và ngăn ngừa cơ thể tích mỡ.

  • Căng thẳng tâm lý kéo dài

Tâm lý căng thẳng sẽ gây sản sinh cortisol một hormon gây ra tích mỡ trong cơ thể. Đôi khi hormon này làm ảnh hưởng tâm lý khiến cho cơ thể liên tục thèm ăn và có nhu cầu ăn nhiều để trấn an.

  • Cơ thể mệt mỏi và thiếu ngủ

Căng thẳng hay mệt mỏi có thể làm cơ thể xuất hiện khó ngủ. Cả 3 trạng thái đều gây rối loạn chức năng trao đổi chất. Kéo dài tình trạng căng thẳng, mệt mỏi hay thiếu ngủ sẽ khiến cơ thể kháng insulin khiến cơ chế tích mỡ được thúc đẩy nhanh hơn.

  • Mất nước

Bù nước là nhu cầu của mọi cơ thể để duy trì sức khỏe và trao đổi chất. Khi cơ thể nạp quá ít nước cơ thể gây ra thèm ăn và làm chậm quá trình trao đổi chất dinh dưỡng nạp vào từ các bữa ăn.

Trên đây là những nguyên nhân giúp bạn đọc hiểu hơn cơ thể tích mỡ như thế nào. Mỗi cơ chế tích mỡ đều ảnh hưởng do dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Do đó cần xác định rõ nguyên nhân cơ thể tích mỡ để đặt ra kế hoạch ngăn chặn tích tụ mỡ thừa hiệu quả.

2. Ngăn chặn quá trình tích mỡ trong cơ thể bằng cách nào

Dựa theo mỗi nguyên nhân sẽ có những cách ngăn chặn quá trình tích mỡ trong cơ thể khác nhau. Sau đây là một số hướng dẫn hạn chế tích mỡ cho cơ thể:

  • Lựa chọn thực phẩm dinh dưỡng và đảm bảo năng lượng

Chất béo, protein và carb là những thành phần chính sử dụng đánh giá năng lượng thực phẩm. Do đó cần chú ý đảm bảo cả 3 nhóm dinh dưỡng này để cơ thể có sức khỏe tốt. Tuy nhiên không nên dùng quá nhiều carb tinh chế và chất béo bão hòa vì chúng là thủ phạm gây ra cơ chế tích mỡ.

Các thực phẩm dinh dưỡng chứa nhiều khoáng chất và chất béo lành mạnh nên sử dụng: Cá béo, hạt dinh dưỡng, rau xanh, trái cây, thực phẩm lên men tự nhiên. Ngoài ra đường và các món sử dụng nhiều đường nên cân nhắc sử dụng vừa phải để giảm tích mỡ cho cơ thể.

  • Luyện tập thể thao

Mỗi bài tập sẽ có hiệu quả khác nhau. Tuy nhiên cần lưu ý sức khỏe và nhịp tim khi luyện tập. Các bài tập cường độ cao cần thường xuyên theo dõi nhịp tim để tránh gây áp lực khiến cơ thể sản sinh cortisol làm cho cơ chế tích mỡ được kích hoạt.

Ngoài ra, có thể sử dụng bài tập nhẹ nhàng như thiền, đi bộ chậm, yoga… để giúp tăng cường chuyển hóa. Với mỗi bài tập đối tượng thực hiện nên tham khảo tư vấn từ chuyên gia để được giúp đỡ luyện tập đúng cách. 

Ngăn chặn quá trình tích mỡ trong cơ thể bằng cách luyện tập thể thao thường xuyên
  • Cải thiện kháng insulin

Kháng insulin khiến cơ thể tăng khả năng tích mỡ cơ thể. Khi cải thiện độ nhạy insulin sẽ giảm cảm giác thèm ăn và hạn chế năng lượng nạp vào cơ thể tránh làm dư thừa năng lượng nạp vào.

  • Thay đổi thói quen xấu

Các đồ uống chứa đường và chất kích thích đều là nguyên nhân gây béo phì. Do đó nên hạn chế hoặc bỏ hẳn những thực phẩm này để giúp cơ thể không bị rối loạn chuyển hóa năng lượng

Giấc ngủ giúp đào thải độc tố, sửa chữa cơ thể đồng thời tăng cường trao đổi chất. Do vậy ngủ ít nhất 8 giờ mỗi ngày và không thức khuya sẽ ngăn chặn cơ thể tích mỡ.

Thêm vào đó những đối tượng thường xuyên làm việc với máy tính nên cân nhắc di chuyển sau khoảng 45- 60 phút làm việc. Sự di chuyển sẽ khiến cơ thể trao đổi chất tốt hơn giúp ngăn chặn mỡ thừa tích tụ.

Giảm béo giảm cân nên có kế hoạch cụ thể. Đặc biệt là khi cơ thể đã thon gọn vẫn ne duy trì những thói quen kiểm soát cân nặng và mỡ thừa để tránh cơ chế tích mỡ diễn ra. Đôi khi cơ thể dễ dàng tích mỡ có thể sử dụng sản phẩm hỗ trợ hoặc can thiệp y tế để cải thiện.

Trong trường hợp bạn đã áp dụng nhiều biện pháp giảm cân nhưng đều thất bại thì cũng đừng lo lắng quá. Hiện nay, liệu pháp tiêu hao năng lượng được nhiều người dùng đánh giá rất cao, có thể giúp đào thải mỡ ở cấp độ tế bào, đặc biệt dành cho những ai đã từng giảm béo thất bại, đạt chuẩn y khoa tối giản từ Hoa Kỳ. Phương pháp giảm cân đa trị liệu này không xâm lấn - không hút - không tác động sâu mà được truyền trực tiếp vào cơ thể người dùng bằng đường tĩnh mạch. Hiệu quả đạt được sau liệu trình là giảm mỡ nội tạng; Ngăn ngừa, giảm các bệnh lý do thừa cân; Bảo toàn và siết cơ, định hình vóc dáng;  Tăng chuyển hoá cơ bản; Tăng khả năng trao đổi chất; Tăng cường năng lượng và hiệu suất vận động; Ngăn tái béo và tích lũy mỡ thừa…Liệu pháp tiêu hao năng lượng có khả năng can thiệp từ trong ra ngoài nhờ sự kết hợp tuyệt vời của các vi hoạt chất và quy trình ăn uống  hợp lý. Sử dụng giảm cân đa trị liệu không chỉ giúp bạn giảm mỡ nội tạng mà còn giải quyết cả các vấn đề về mỡ bệnh lý trong máu và mỡ dưới da nếu có dư thừa.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Cách đốt mỡ mà không cần tập thể dục

Cách đốt mỡ mà không cần tập thể dục

Các bài tập giảm mỡ bụng trong 7 ngày

Các bài tập giảm mỡ bụng trong 7 ngày

Ngủ trưa nhiều có tăng cân không?

Ngủ trưa nhiều có tăng cân không?

13

Bài viết hữu ích?