Zalo

Cảnh giác ngộ độc thực phẩm ngày Tết

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Dịp lễ Tết là thời điểm ngộ độc thực phẩm tăng cao do nhiều nguyên nhân khác nhau, qua đó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cơ thể. Do đó việc tìm hiểu về nguy cơ, cách phòng tránh và sơ cứu ngộ độc thực phẩm dịp Tết là vô cùng cần thiết.

1. Vì sao có nguy cơ ngộ độc thực phẩm dịp Tết?

Đầy hơi chướng bụng, đau bụng đi ngoài là những biểu hiện thường gặp của ngộ độc thực phẩm. Theo bác sĩ, một số loại thực phẩm có mức tiêu thụ tăng gấp nhiều lần vào dịp Tết so với ngày bình thường như bánh kẹo, rượu bia, nước giải khát… có thể bị làm giả, làm nhái hoặc chất lượng không đảm bảo, qua đó trực tiếp ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và làm gia tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. 

Kèm theo đó, thời tiết lạnh trong những ngày đầu năm tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, đồng nghĩa nhiều loại thực phẩm dễ bị mốc hay ôi thiu, hệ quả là nguy cơ ngộ độc thực phẩm dịp Tết tăng cao. Vì vậy chỉ cần một sơ suất nhỏ trong chế biến và bảo quản thực phẩm là người tiêu dùng rất dễ xuất hiện các biểu hiện như nôn ói, đầy hơi chướng bụng hay đau bụng đi ngoài.

Các chuyên gia vệ sinh an toàn thực phẩm cho biết, một số món ăn có nguy cơ ngộ độc cao nhưng lại được tiêu thụ rất nhiều trong dịp lễ Tết như các món gỏi, đồ ngâm chua, các loại cá khô hay thịt khô. Đi kèm với đó là rất nhiều loại bánh mứt, nước ngọt và thực phẩm giá rẻ không rõ nơi sản xuất, chứa nhiều chất và đặc biệt là không rõ hạn sử dụng.

Tóm lại, nguy cơ ngộ độc thực phẩm dịp Tết tăng cao do nhiều yếu tố khác nhau, do đó nếu không được chú trọng một cách đúng mức thì hậu quả sẽ rất khôn lường.

ngộ độc thực phẩm dịp tết
Đầy hơi chướng bụng, đau bụng đi ngoài là những biểu hiện ngộ độc thực phẩm

2. Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm dịp Tết

2.1. Chú ý khi lựa chọn thực phẩm

Một trong những cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm dịp Tết được khuyến cáo là lưu ý khi mua và chế biến thực phẩm, đặc biệt là những loại có nguy cơ nhiễm khuẩn cao như hải sản, rau xanh và hoa quả tươi… Các bác sĩ cho biết một số loại thịt tươi sống như thịt heo/bò sống rất dễ nhiễm phải Salmonella, E.coli và nhiều chủng vi khuẩn gây hại khác.

2.2. Bảo quản thực phẩm phù hợp

Thói quen lưu trữ các loại thực phẩm hay thức ăn dư thừa vào tủ lạnh là rất phổ biến. Tuy nhiên mỗi loại thực phẩm sẽ có một cách bảo quản khác nhau, do đó nếu bạn muốn phòng tránh ngộ độc thực phẩm dịp Tết thì chúng ta cần biết cách bảo quản đúng cách để đảm bảo an toàn và tránh bị nhiễm khuẩn.

2.3. Chế biến an toàn

Khi chế biến thực phẩm, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến vấn đề lựa chọn nguyên liệu, trong đó phải ưu tiên những loại thực phẩm tươi ngon và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Kèm theo đó là phải đảm bảo nấu chín các món ăn để tiêu diệt hết các vi khuẩn, tránh ăn đồ tái/sống và bị ngộ độc.

2.4. Thận trọng khi ăn uống bên ngoài

Với những người không có đủ thời gian để chế biến bữa ăn tại nhà, việc lựa chọn các quán ăn hay nhà hàng sạch sẽ và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là rất quan trọng. Một số đối tượng nhạy cảm như phụ nữ mang thai và người bệnh có hệ miễn dịch yếu nên đặc biệt thận trọng khi ăn uống bên ngoài nhằm tránh ngộ độc thực phẩm dịp Tết.

ngộ độc thực phẩm dịp tết
Dịp lễ tết là thời điểm ngộ độc thực phẩm tăng cao do nhiều nguyên nhân khác nhau

3. Cách sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm dịp Tết

Như đã đề cập, dịp lễ tết là thời điểm dễ phát sinh các vấn đề sức khỏe, đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hóa do ngộ độc thực phẩm rất dễ xảy ra. Các biểu hiện thường gặp của ngộ độc thực phẩm nhẹ là buồn nôn, nôn ói hay đau bụng đi ngoài phân lỏng, nặng hơn là tình trạng đầy hơi chướng bụng, đau bụng quằn quại, đau đầu đầu, có thể sốt hoặc không… 

Các biểu hiện ngộ độc thực phẩm dịp Tết có thể xảy ra sau vài phút, vài giờ và thậm chí sau 1 ngày ăn phải thức ăn có vấn đề. Một số trường hợp ngộ độc nghiêm trọng có khiến người bệnh khó thở, tím tái, co giật, trụy mạch, ngưng tim ngưng thở và hôn mê. 

Khi thấy các biểu hiện kể trên, chúng ta cần tiến hành sơ cứu ngay lập tức. Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo, có thể gây nôn ói để tống thức ăn nhiễm độc ra ngoài bằng cách cho người bệnh uống nhiều nước hoặc móc họng. Sau khi gây nôn thì tốt nhất nên cho người bệnh nằm nghỉ tại chỗ, có thể dùng thêm men tiêu hóa, bổ sung nước có điện giải để bù lại lượng nước đã mất (do nôn ói và tiêu lỏng). Trường hợp nặng hơn nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện để khám và điều trị. 

Với bệnh nhân hôn mê hoặc trẻ nhỏ, động tác gây nôn nên tránh tuyệt đối vì họ rất dễ bị hít sặc. Trong trường hợp này, chúng ta cần cho bệnh nhân nằm đầu thấp, có thể nghiêng về một bên để tránh hít sặc và nhanh chóng vận chuyển người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để sơ cứu. Với bệnh nhân ngộ độc thực phẩm dịp Tết mức độ nghiêm trọng gây ngưng tim ngưng thở thì chúng ta cần cấp cứu ngập lập tức bằng cách hà hơi thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực, đồng thời liên hệ cấp cứu 115 và nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được xử lý chuyên môn.

Có thể thấy việc cảnh giác ngộ độc thực phẩm dịp Tết là việc làm cần thiết để bạn và những người thân yêu có được sức khoẻ tốt nhất cho những ngày Tết vui vẻ trọn vẹn. Và tuyến phòng thủ đầu tiên giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng là bắt đầu từ bên trong. Cơ thể cần một lượng chất lỏng cơ bản để thải độc tố và cung cấp năng lượng. Do đó liệu pháp truyền siêu miễn dịch là một lựa chọn hữu hiệu giúp cung cấp cho cơ thể vitamin liều cao, chất chống oxy hóa và hydrat hóa giúp chống lại tác động của các tác nhân gây ngộ độc.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ngày Tết

Phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ngày Tết

Những độc tố tự nhiên trong rau quả cần phải biết

Những độc tố tự nhiên trong rau quả cần phải biết

Ăn gì sau khi bị ngộ độc thực phẩm?

Ăn gì sau khi bị ngộ độc thực phẩm?

Cảnh giác các tai nạn sinh hoạt dịp tết

Cảnh giác các tai nạn sinh hoạt dịp tết

Các dấu hiệu của một hệ tiêu hóa yếu

Các dấu hiệu của một hệ tiêu hóa yếu

12

Bài viết hữu ích?