Zalo

Cách xử trí vỡ mạch trong quá trình thực hiện liệu pháp tiêm truyền tĩnh mạch

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Vỡ mạch là một vấn đề mà không một bác sĩ hay bệnh nhân nào muốn gặp phải. Nghe có vẻ nghiêm trọng và có thể khiến cả bệnh nhân và y tá không hiểu biết hoảng sợ khi nghe thấy hai từ này, nhưng điều đó khác xa với sự thật.

Khi bạn là người đang tiếp nhận liệu pháp truyền tĩnh mạch vì bất kỳ lý do gì, tĩnh mạch bị vỡ là điều có thể xảy ra. Bản thân vỡ tĩnh mạch là vô hại nếu không quá nghiêm trọng, thường sẽ tự lành trong vòng 10 đến 12 ngày. Một số yếu tố có thể góp phần gây vỡ tĩnh mạch. Chúng ta cần xem xét chúng là gì, cách ngăn ngừa và cách xử trí khi vỡ tĩnh mạch.

1. Vỡ tĩnh mạch là gì và các triệu chứng của vỡ tĩnh mạch là gì?

Vỡ tĩnh mạch xảy ra khi tĩnh mạch bị kim tiêm chọc thủng trong khi lấy máu hoặc trong quá trình truyền tĩnh mạch. Tình trạng này có thể gây rò rỉ máu và chất lỏng trong lòng mạch ra ngoài với số lượng nhỏ. Các dấu hiệu của vỡ tĩnh mạch rất dễ nhận biết, thường xảy ra nhanh chóng và một số trong số đó bao gồm:

  • Đau ở vị trí tĩnh mạch bị vỡ;
  • Cảm giác nhức nhối;
  • Sưng phù;
  • Rò rỉ máu và dịch khiến vùng da quanh chỗ tiêm sẫm màu và bầm tím.

2. Các biến chứng của vỡ tĩnh mạch trong quá trình tiêm truyền

Nếu xảy ra tình trạng xẹp tĩnh mạch, quá trình điều trị bằng đường tĩnh mạch là không thể và nếu cố gắng thực hiện thậm chí có thể gây nguy hiểm. Ngược lại, 2 biến chứng chính xảy ra nếu bệnh nhân tiếp tục được điều trị bằng đường tĩnh mạch đã bị vỡ, bao gồm:

  • Thẩm thấu dịch: Biến chứng này xảy ra khi chất lỏng trong tĩnh mạch bắt đầu thấm vào các mô xung quanh. Khi không được kiểm soát và điều trị, biến chứng này có thể dẫn đến đau, sưng, hội chứng chèn ép khoang và thậm chí cắt cụt chi bị ảnh hưởng;
  • Thoát mạch: Biến chứng này xảy ra khi dung dịch bị rò rỉ từ quá trình thẩm thấu là một loại thuốc gây mụn nước, nghĩa là chúng có thể gây ra các vết phồng rộp do tổn thương mô nghiêm trọng. Biến chứng do vỡ mạch trong quá trình tiêm truyền này có thể nghiêm trọng và thậm chí gây mất chức năng ở một chi, và nếu tổn thương đủ nghiêm trọng, mô sẽ bị hoại tử. Loại thuốc phổ biến nhất gây thoát mạch là các thuốc hóa trị ung thư.
vỡ mạch
Người bệnh cảm giác nhức nhối do bị vỡ mạch khi truyền dịch

3. Nguyên nhân vỡ tĩnh mạch

Vỡ tĩnh mạch là sự cố y tế phổ biến nhất ở những người phải lấy máu hoặc nhận bất kỳ liệu pháp truyền tĩnh mạch nào liên quan đến các bệnh lý mãn tính. Nhiều yếu tố có thể góp phần gây ra vỡ tĩnh mạch trong khi tiêm truyền:

  • Y tá hoặc nhân viên y tế sử dụng kim tiêm có kích cỡ không phù hợp khi lấy máu;
  • Đâm kim qua da vào tĩnh mạch ở một góc không phù hợp;
  • Dịch chuyển kim sau khi đã đâm vào da, qua đó làm rách tĩnh mạch;
  • Tổn thương tĩnh mạch, thường gặp ở những người sử dụng thuốc giải trí hay bệnh nhân đang điều trị bằng liệu pháp truyền tĩnh mạch hoặc hóa trị liệu rộng rãi;
  • Các tĩnh mạch dày hơn có xu hướng cuộn lại, và chúng rất dễ bị vỡ khi tiêm truyền;
  • Bệnh nhân cần nằm yên hoàn toàn trong quá trình tiêm truyền tĩnh mạch và việc di chuyển có thể gây ra các vấn đề, bao gồm vỡ tĩnh mạch;
  • Tuổi tác là một yếu tố góp phần gây ra vỡ mạch. Khi chúng ta già đi, tĩnh mạch sẽ trở nên mỏng manh hơn và dễ di động hơn;
vỡ mạch
Người cao tuổi có nguy cơ vỡ mạch khi truyền tĩnh mạch cao hơn

Không ai muốn trở thành nạn nhân của tình trạng vỡ tĩnh mạch, mặc dù nó có thể được chữa lành hoàn toàn. Bạn cần lắng nghe cơ thể và nếu cảm thấy một khu vực nhất định trên cánh tay không phải là nơi tốt để lấy máu hoặc đặt đường truyền tĩnh mạch, bạn hãy thông báo cho y tá biết về điều đó.

4. Xử trí vỡ mạch khi tiêm truyền thế nào?

Sau khi xác định bị vỡ mạch, bác sĩ sẽ điều trị khu vực da đó và đảm bảo bệnh nhân không có nguy cơ nhiễm trùng hoặc các vấn đề sức khỏe khác.

Nếu vấn đề nghiêm trọng hơn một chút, thì liệu pháp tiêm truyền tĩnh mạch sẽ không được thực hiện và khu vực vỡ mạch được xử lý, sau đó liệu pháp IV sẽ được tiếp tục trên cánh tay còn lại. Ngoài ra, khu vực bị tổn thương sẽ được đánh giá các biến chứng có thể xảy ra. Nếu xảy ra thoát mạch, bác sĩ có thể cần phải sử dụng thuốc giải độc trước khi rút kim ra để chống lại tác hại của thuốc bị rò rỉ.

Có thể điều trị vỡ mạch trong quá trình tiêm truyền bằng cách tạo ra một áp lực nhỏ tại vị trí tiêm, qua đó giảm thiểu tối đa tình trạng mất máu và sưng phù. Sau vài phút, khu vực này cần được làm sạch bằng cồn để tránh nhiễm trùng. Nếu bị phù nhiều, chườm đá có thể giúp giảm bớt các triệu chứng.

Để điều trị vỡ tĩnh mạch tại nhà, người bệnh có thể rút ngắn thời gian chữa bệnh bằng cách:

  • Hạn chế các hoạt động gắng sức;
  • Chườm lạnh để giảm sưng;
  • Để phần chi bị ảnh hưởng nghỉ ngơi.
vỡ mạch
Khi phát hiện các triệu chứng vỡ mạch người nhà nên báo luôn nhân viên y tế xử lý kịp thời

5. Dự phòng vỡ mạch khi tiêm truyền thế nào?

Bất cứ ai đã từng bị vỡ tĩnh mạch khi tiêm truyền trước đó đều sẽ cảnh giác hơn trong tương lai bất cứ khi nào họ được lấy máu hoặc nhận bất kỳ hình thức điều trị truyền tĩnh mạch nào. Nếu cảm thấy sợ hãi, bạn cần trao đổi với nhân viên lấy máu hoặc người đặt đường truyền tĩnh mạch. Bạn có quyền đặt câu hỏi và biết liệu người chăm sóc là nhân viên mới hay đã làm việc trong một thời gian dài. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể yêu cầu một y tá dày dặn kinh nghiệm xử lý việc lấy máu và đặt đường truyền tĩnh mạch bất cứ khi nào họ cần điều trị.

Bác sĩ có thể ngăn ngừa vỡ tĩnh mạch bằng cách:

  • Xác định tĩnh mạch ở bên phải cơ thể để lấy máu hoặc đặt đường truyền;
  • Ổn định người bệnh để họ không di chuyển phần cơ thể sẽ đâm kim;
  • Dành thời gian để chuẩn bị tĩnh mạch sắp đâm kim;
  • Đâm kim vào da với một góc từ 15 đến 30 độ;
  • Lưu ý đến cấu trúc tĩnh mạch khi đâm kim hoặc đặt đường truyền;
  • Sử dụng dây garo để dễ nhận diện và cố định tĩnh mạch, đồng thời dễ theo dõi các dấu hiệu của tình trạng vỡ mạch.

Vỡ tĩnh mạch có thể xảy ra đâm kim không đúng cách trong quá trình lấy máu hoặc điều trị bằng đường tĩnh mạch. Vỡ mạch là một vết thương nhỏ và có thể tự lành trong vòng vài ngày.

Nguồn: Driphydration.com

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Truyền hoa quả bằng liệu pháp IV

Truyền hoa quả bằng liệu pháp IV

IV Bolus và IV Push: Đâu là sự khác biệt và bạn cần cái nào?

IV Bolus và IV Push: Đâu là sự khác biệt và bạn cần cái nào?

Làm thế nào để thoát khỏi cơn đau đầu do Covid một cách nhanh chóng

Làm thế nào để thoát khỏi cơn đau đầu do Covid một cách nhanh chóng

Liệu pháp Ozone IV có hiệu quả không?

Liệu pháp Ozone IV có hiệu quả không?

Lợi ích của liệu pháp tăng cường miễn dịch bằng vitamin qua tĩnh mạch

Lợi ích của liệu pháp tăng cường miễn dịch bằng vitamin qua tĩnh mạch

781

Bài viết hữu ích?