Bệnh rối loạn tâm thần có chữa khỏi được không? Đây là bệnh lý rất phức tạp và khó kiểm soát. Theo ghi nhận, căn bệnh này đang ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới. Khác với nhiều tình trạng sức khỏe, rối loạn tâm thần rất hiếm khi hoặc không thể chữa khỏi hoàn toàn. Người bệnh có thể khỏi bệnh một thời gian, sau đó vì một số nguyên nhân vẫn có thể phát triển các triệu chứng của bệnh.
Tuy rằng, không thể điều trị dứt điểm 100% bệnh rối loạn tâm thần, nhưng với phương pháp điều trị và hỗ trợ trong cuộc sống hiện đại thì bạn vẫn có thể sống chung với bệnh một cách lành mạnh và trọn vẹn.
Việc điều trị rối loạn tâm thần có thể giúp người bệnh giảm các triệu chứng, cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và hành vi. Bên cạnh đó, nhiều liệu pháp mới cũng mang đến những tín hiệu tích cực trong việc điều trị bệnh, giúp người mắc rối loạn tâm thần có thể vượt qua mọi thử thách ở phía trước.
Hiện nay để giảm các triệu chứng bệnh này thì các bác sĩ có thể chỉ định một số biện pháp sau đây:
Rối loạn tâm thần có chữa khỏi không? Câu trả lời là Không. Vậy những yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng điều trị bệnh rối loạn tâm thần của bệnh nhân?
Các nhà khoa học giải thích rằng, có một số yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị rối loạn tâm thần, bao gồm sự phức tạp của bệnh lý và phương pháp điều trị có thể khác nhau ở mỗi cá nhân.
Một cách hiểu cụ thể hơn là việc điều trị được cá nhân hóa theo nhu cầu riêng của từng người bệnh, bao gồm sự kết hợp giữa thuốc, liệu pháp và các biện pháp thay đổi lối sống. Theo đó, việc trị liệu có thể giúp bản thân người bệnh hiểu rõ hơn về tình trạng của họ, phát triển kỹ năng đối phó và cải thiện quan điểm chung về cuộc sống.
Liệu pháp nhận thức - hành vi, giải mẫn cảm và tái xử lý chuyển động của mắt (EMDR), liệu pháp hành vi biện chứng đã được chứng minh là phương pháp trị liệu có thể mang lại lợi ích, cụ thể:
Các phương pháp điều trị rối loạn tâm thần có thể không khỏi hẳn, nhưng với sự phát triển và nhiều nghiên cứu khoa học hiện nay cũng đã mang đến những tín hiệu tích cực phòng, điều trị bệnh.
Bệnh rối loạn tâm thần có chữa khỏi được không? Không thể chữa khỏi dứt điểm 100% bệnh lý này, nhưng liệu khi các triệu chứng đã thuyên giảm hẳn thì nguy cơ tái phát bệnh có cao hay không?
Theo các bác sĩ của Viện Sức khỏe tâm thần của bệnh viện Bạch Mai, với sự tiến bộ trong việc điều trị rối loạn tâm thần thì bệnh nhân vẫn có thể thuyên giảm hết các triệu chứng, hòa nhập tốt với cộng đồng. Tuy nhiên, nếu không tuân thủ điều trị bệnh theo khuyến cáo, hay thực hiện các biện pháp chữa bệnh về tâm lý, hoạt động đời sống hàng ngày, sống trong môi trường kém lành mạnh, lạm dụng chất kích thích.... thì nguy cơ tái phát bệnh rối loạn tâm thần là rất cao.
Nếu không được thăm khám và điều trị sớm thì bệnh nhân sẽ xuất hiện các dấu hiệu của bệnh, nguy hiểm hơn là có thể làm hại bản thân và những người xung quanh.
Một số triệu chứng tái phát bệnh rối loạn tâm thần có thể gặp là:
Theo BSCK II. Vương Đình Thủy - Phòng Điều trị Rối loạn loạn thần & Y học tự sát, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai - cho biết: Khi bệnh nhân bị rối loạn tâm thần bị tái phát bệnh nhiều lần thì những tổn thương xảy ra trong não càng nhiều.
Khi đó, việc điều trị còn tiếp tục kéo dài, hậu quả là ở giai đoạn cấp bệnh nhân sẽ xuất hiện các biểu hiện nguy hiểm như hoang tưởng, ảo giác, xuất hiện hành vi hại bản thân và những người xung quanh.
Chính vì những lý do trên, nên việc ngăn ngừa sự tái phát của bệnh là rất quan trọng. Người mắc bệnh cần tuân thủ điều trị rối loạn tâm thần để tránh những hậu quả khi bệnh tái phát. Bên cạnh đó, người chăm sóc, người thân trong gia đình cần chia sẻ, thấu hiểu và đồng cảm, đồng thời sớm nhận biết các dấu hiệu tái phát để sớm đưa người bệnh rối loạn tâm thần đến các cơ sở y tế để thăm khám và chữa trị.
Hy vọng với những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về vấn đề bệnh rối loạn tâm thần có chữa khỏi được không? Tuy rằng vẫn chưa có cách điều trị dứt điểm của bệnh, nhưng các nghiên cứu và liệu pháp mới đã và mang đến những tín hiệu tích cực, giúp người bệnh không chỉ thuyên giảm bệnh lý mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống.
Nguồn: columbiapsychiatry-dc.com - screening.mhanational.org
79
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
79
Bài viết hữu ích?