Zalo

Người bệnh Parkinson sống được bao lâu?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Bệnh Parkinson sống được bao lâu là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, bởi có nhiều người cho rằng căn bệnh này rất đáng sợ, số năm sống được thường không nhiều. Vậy bệnh nhân Parkinson sống được bao lâu? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

1. Bệnh Parkinson sống được bao lâu? Thời gian sống của bệnh nhân mắc bệnh này phụ thuộc điều gì?

1.1. Bệnh nhân Parkinson sống được bao lâu?

Parkinson là một bệnh lý thoái hóa thần kinh có xu hướng trở nặng theo thời gian. Mặc dù bệnh không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra tử vong, tuy nhiên theo thời gian bệnh có thể gây ra ảnh hưởng đến tuổi thọ của người mắc. Vậy bệnh nhân Parkinson sống được bao lâu?

Nhiều nguồn thông tin cho rằng, những bệnh nhân mắc căn bệnh thì chỉ có thể sống thêm được khoảng 5 năm, 10 năm hoặc tối đa là 15 năm. Tuy nhiên, thực tế thì không có một con số hay có một đáp án nào chính xác cho câu hỏi người bệnh Parkinson sống được bao lâu hay người bệnh Parkinson giai đoạn cuối sống được bao lâu? Bởi đáp án còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thời gian mắc, giai đoạn của bệnh, hay bản thân người bệnh có mắc bệnh lý nền nào khác hay không?

Nếu xét đến các yếu tố xung quanh như: giới tính, tuổi tác và chủng tộc thì số lượng người tử vong do bệnh Parkinson cao hơn gấp 4 lần so với những người mắc các bệnh lý thông thường khác. Các chuyên gia sức khỏe cho biết, chính sự thiếu hụt dopamine trong não trong thời gian dài có thể gây ra nhiều các triệu chứng làm suy giảm khả năng vận động và phối hợp,... Những yếu tố này có thể làm tăng nguy cơ té ngã ở người bệnh Parkinson và có thể gây ra chấn thương nghiêm trọng và dẫn đến tử vong. Ngoài ra, người bệnh có thể mắc phải chứng cứng cơ khớp gây ra tình trạng khó nuốt, hạn chế hấp thu các chất dinh dưỡng.

Theo đó, tuổi thọ trung bình của bệnh nhân mắc bệnh Parkinson là từ 30 - 35 năm và phần lớn người mắc thường bắt đầu từ độ tuổi 58 - 60 tuổi trở lên. Vì vậy, nếu người bệnh được chăm sóc và điều trị tốt thì thời gian vẫn có thể kéo dài hơn. Thực tế đã có nhiều bệnh nhân có thể sống chung với bệnh suốt thời gian dài và chỉ tử vong do nguyên nhân bệnh lý khác gây ra.

1.2. Thời gian sống của bệnh nhân Parkinson phụ thuộc điều gì? 

Người bệnh Parkinson sống được bao lâu? Thực tế thời gian sống của bệnh nhân còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, điển hình như:

  • Phụ thuộc vào rối loạn Parkinson mà người bệnh mắc: Người mắc bệnh Parkinson vô căn và có chức năng nhận thức bình thường thì gần như họ không bị ảnh hưởng quá nhiều đến tuổi thọ. Tuy nhiên, với những người mắc thể bệnh Parkinson không điển hình - bao gồm chứng mất trí nhớ thể Lewy (LBD), liệt siêu nhân tiến triển và teo đa hệ thống có thể làm tăng tỷ lệ tử vong cao hơn.
  • Giai đoạn bệnh: Té ngã là một triệu chứng thứ phát phổ biến của người bệnh Parkinson. Nguy cơ té ngã ở những người này có thể bắt đầu tăng lên ở giai đoạn 3 và nguy cơ cao hơn ở giai đoạn 4 và 5. Người bệnh không thể tự đứng lên đi lại hoặc thực hiện các hoạt động thường ngày.
  • Tuổi tác: Đây là một yếu tố khác trong việc chẩn đoán và tiên lượng bệnh Parkinson. Hầu hết mọi người sẽ được chẩn đoán bệnh Parkinson sau tuổi 70.
  • Giới tính: Thông thường, nữ giới sẽ có xu hướng giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson hơn so với nam giới là 50%. Tuy nhiên cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác cho lý do này.
  • Cơ hội tiếp cận điều trị: Nếu như người bệnh được tiếp cận điều trị sớm hiệu quả bằng thuốc hay các phương pháp phẫu thuật có thể kéo dài thời gian sống cao hơn.
  • Yếu tố tâm lý: Yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng bệnh. Nếu tâm trạng căng thẳng, stress, trầm cảm, những cảm xúc không được giải tỏa có thể gián tiếp khiến người bệnh Parkinson bị giảm tuổi thọ.
  • Yếu tố môi trường: Nếu người bệnh thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại như thuốc diệt cỏ, hóa chất có thể khiến bệnh tiến triển nặng hơn.

Có thể thấy rằng, bệnh Parkinson không phải là một căn bệnh gây ra trực tiếp tình trạng tử vong. Việc phát hiện và điều trị sớm chính là chìa khóa làm hạn chế các biến chứng, kéo dài tuổi thọ.

bệnh Parkinson sống được bao lâu
Bệnh Parkinson không phải là một căn bệnh gây ra trực tiếp tình trạng tử vong

2. Cách gia tăng thời gian sống/ chất lượng sống cho người bệnh Parkinson

Sau khi biết được bệnh Parkinson sống được bao lâu thì người bệnh cần làm gì để nâng cao thời gian và chất lượng sống? Một số cách dưới đây có thể mang đến những lợi ích cho người bệnh Parkinson:

  • Nhận sự động viên, giúp đỡ của những người xung quanh: Người bệnh Parkinson, nhất là những người bệnh ở thể nặng, giai đoạn cuối rất cần sự quan tâm, chăm sóc của những người thân trong gia đình và những người xung quanh. Khi nhận được những điều đó sẽ giúp bệnh nhân có thêm sự tự tin, tăng khả năng vận động, nâng cao chất lượng sống và tuổi thọ.
  • Tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý bỏ thuốc giữa chừng, hoặc tự ý tăng liều - giảm liều - thay đổi thuốc chỉ định.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như rau, củ, quả để tăng cường sức năng não bộ. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung các chất béo tốt như Omega - 3 trong các loại cá, dầu thực vật để tăng tác dụng chống viêm và bảo vệ hệ thần kinh.
  • Xây dựng lối sống khoa học, suy nghĩ tích cực: Người bệnh Parkinson nên thực hiện các biện pháp làm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Bên cạnh đó, có thể tham gia các hoạt động ngoài trời để cơ thể luôn cảm thấy khỏe mạnh, cơ bắp linh hoạt thoải mái và nuôi dưỡng các cảm xúc tích cực. Người bệnh có thể tham khảo một số bài tập thiền, yoga,... giúp cho tâm trạng luôn thoải mái, cải thiện trí nhớ và chứng co run,...
bệnh Parkinson sống được bao lâu
Nếu được chăm sóc tốt, người bệnh Parkinson vẫn có thể sống thọ

3. Những lưu ý khi chăm sóc người bệnh Parkinson

Người thân trong gia đình có vai trò rất quan trọng đối với người bệnh Parkinson, theo đó trong quá trình chăm sóc những người thân cũng cần chú ý:

  • Lưu ý đến hiện tượng “mở, tắt”: Nếu sau khi người bệnh Parkinson có thể cải thiện được các triệu chứng bệnh thì có thể gọi là tình trạng “mở” và ngược lại nếu không thể kiểm soát có thể rơi vào trạng thái “tắt”, lúc này người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc đi lại và vận động. Những người thân trong gia đình cần quan tâm và chăm sóc họ nhiều hơn.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng đa dạng cho người bệnh: Vì những người bệnh Parkinson bị hạn chế khả năng vận động nên khó có thể thực hiện các công việc về ăn uống. Vì vậy, những người thân trong gia đình hãy cố gắng đa dạng thực đơn, xây dựng dinh dưỡng đủ chất. Bên cạnh đó, hãy quan sát các triệu chứng khó nuốt hoặc những biểu hiện mà người bệnh bị thiếu dinh dưỡng.
  • Hỗ trợ, nhắc nhở bệnh nhân uống thuốc đầy đủ, đúng giờ
  • Hỗ trợ, hướng dẫn người bệnh cách thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng, vật lý trị liệu.
  • Tâm sự, trò chuyện để họ không cảm thấy cô đơn, căng thẳng, trầm cảm…

Có thể thấy, bệnh Parkinson không phải là nguyên nhân gây tử vong trực tiếp của người bệnh nên chúng ta không cần phải quá lo lắng về tuổi thọ của người mắc bệnh. Điều quan trọng nhất là bạn phải phát hiện, điều trị sớm, chăm sóc hiệu quả, đồng thời thường xuyên động viên người bệnh,... Từ đó giúp họ nâng cao chất lượng sống, tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh lý có liên quan xâm nhập. Khi có các triệu chứng bệnh Parkinson, bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và nhận được sự trợ giúp của bác sĩ.

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về việc người bệnh Parkinson sống được bao lâu để từ đó có những kiến thức về bệnh, cách phòng ngừa và nâng cao chất lượng sống, kéo dài tuổi thọ.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Lương Thị Bích Trâm xem thêm bài viết cùng tác giả

47

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

xem thêm
Các phương pháp mới điều trị bệnh Parkinson

Các phương pháp mới điều trị bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson có nguy hiểm không?

Bệnh Parkinson có nguy hiểm không?

Các yếu tố nguy cơ - nguyên nhân gây bệnh Parkinson

Các yếu tố nguy cơ - nguyên nhân gây bệnh Parkinson

47

Bài viết hữu ích?