Zalo

Cảnh giác nguy cơ hóc xương dịp Tết

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Dịp Tết đến xuân về cũng chúng là thời điểm nhiều trẻ nhỏ bị hóc dị vật như các loại thạch, hạt dưa, hạt hướng dương, xương cá... nhiều khả năng là do sự bất cẩn của người lớn. Vậy đối với trẻ bị hóc xương dịp Tết cần xử trí ra sao?

1. Vì sao cần cảnh giác nguy cơ hóc xương dịp Tết?

Các loại hạt dưa, hạt hướng dương, hạt bí, hạt điều là những loại hạt dễ hóc, tương tự như xương cá, mảnh xương động vật lẫn trong thức ăn hay các loại thạch, kẹo… Đây là những thủ phạm gây ra những tai nạn liên quan đến dị vật thường gặp nhất cho trẻ vào mỗi dịp Tết.

Các bác sĩ lưu ý tất cả những đồ vật mà trẻ có thể cho vào miệng, không riêng gì thức ăn đều có nguy cơ trở thành dị vật. Ngoài nguy cơ hóc xương dịp Tết, những loại trái cây, cúc quần áo, trang sức của trẻ em cũng rất nguy hiểm.

Trẻ bị hóc xương dịp Tết có thể xảy ra vào những ngày mà phòng khám, bệnh viện nghỉ Tết, chỉ xử trí cấp cứu khẩn cấp. Do tâm lý nấn ná của phụ huynh, trẻ bị hóc xương dịp Tết có thể gây mủ, viêm, thủng động mạch, áp-xe tại chỗ bị mà mảnh xương đâm vào, gây ra các biến chứng rất nặng và có nguy cơ bị thủng mạch máu. 

Có những trường hợp hi hữu trẻ bị hóc xương dẫn đến xương chui vào lồng ngực làm áp xe màng phổi, áp xe trung thất, mức độ tử vong khi xảy ra những trường hợp này là rất cao. 

Trẻ bị hóc dị vật gặp nhiều ở lứa tuổi nhỏ, đặc biệt là tình trạng trẻ bị hóc xương dịp Tết rất phổ biến.
Trẻ bị hóc dị vật gặp nhiều ở lứa tuổi nhỏ, đặc biệt là tình trạng trẻ bị hóc xương dịp Tết rất phổ biến.

2. Trẻ bị hóc xương dịp Tết có phổ biến không?

Theo các bác sĩ, những ngày Tết bố mẹ bận rộn nhiều việc nên số trẻ bị hóc dị vật nhập viện thường tăng hơn so với các ngày trong năm. Trẻ bị hóc dị vật gặp nhiều ở lứa tuổi nhỏ, đặc biệt là tình trạng trẻ bị hóc xương dịp Tết rất phổ biến.

Bệnh viện Nhi Trung ương đã từng tiếp nhận rất nhiều trẻ nhỏ nhập viện do hóc dị vật, chỉ trong tuần lễ Tết đã lên tới 4-5 ca mắc dị vật lớn, thường là đồng xu, đồ chơi, cúc áo, các loại hạt, đậu đỗ... Một số trường hợp không chỉ trẻ bị hóc xương dịp Tết mà trẻ còn nuốt phải các vật sắc nhọn như đinh vít, dây xích... dẫn đến nguy cơ dọa thủng thực quản.

Sau khi đã thử các phương pháp mà không khỏi hay tình trạng trẻ bị hóc xương dịp Tết có dấu hiệu nghiêm trọng, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay
Sau khi đã thử các phương pháp mà không khỏi hay tình trạng trẻ bị hóc xương dịp Tết có dấu hiệu nghiêm trọng, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay

3. Cách sơ cấp cứu khi trẻ bị hóc xương dịp Tết?

Đối với trường hợp trẻ bị hóc xương, cụ thể xác định là xương nhỏ, thì ngừng cho trẻ ăn và trấn an trẻ, dùng đèn pin soi kiểm tra cổ họng của trẻ. Nếu nhìn thấy có xương cắm vào màn hầu hoặc xương cắm vào thành sau họng, có thể dùng nhíp rửa sạch hoặc dùng kẹp y khoa để gắp ra. Hỏi xem trẻ có còn cảm thấy nuốt được nước bọt không, còn đau hay vướng không.

Sau khi đã thử các phương pháp mà không khỏi hay tình trạng trẻ bị hóc xương dịp Tết có dấu hiệu nghiêm trọng, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Với những mẩu xương lớn, xương nằm sâu, thì cách tốt nhất là đến bệnh viện, không nên tự xử lý trẻ ở nhà.

Đối với trường hợp hóc sặc, đây được xem là loại cấp cứu cần phải được xử trí nhanh. Nếu các bậc cha mẹ thấy mặt trẻ tím tái khi đang ăn, hoặc khi đang chơi bình thường mà không tiến hành sơ cứu ngay, lại vội bế trẻ đi bệnh viện thì nguy cơ tử vong của trẻ là rất lớn.

Đối với trường hợp nhận thấy trẻ sơ sinh có dấu hiệu bị hóc dị vật gây khó thở, cha mẹ cần đặt trẻ nằm sấp, đầu thấp nằm trên cánh tay của người làm thủ thuật, bàn tay giữ cằm để đầu của trẻ ngửa ra. Dùng gót bàn tay còn lại vỗ 5 cái thật mạnh vào lưng trẻ, vị trí vỗ ở khoảng giữa 2 bả vai cho đến khi dị vật bật ra ngoài.

Đối với trẻ 14-15 tuổi hóc dị vật là các loại hạt, phụ huynh nên ôm trẻ vào người, hai bàn tay quấn quanh bụng và ấn tay, sốc phần bụng lên 5 cái khiến cho trẻ ho bật ra. Khi bật dị vật ra và thở được cần đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và thăm khám.

Không cho tay vào miệng trẻ để móc dị vật vì khi làm như thế sẽ khiến dị vật càng xuống sâu, gây phù nề. Không vuốt xuôi lưng hay cổ trẻ bởi điều này vô tình khiến dị vật chui sâu vào phổi khiến tình trạng trở nên nguy hiểm hơn.

Tóm lại đối với những gia đình có con nhỏ, trong lúc ăn cũng không nên vội vã hay để trẻ cười giỡn, vì điều này sẽ làm gia tăng nguy cơ hóc xương dịp Tết. Khi thấy có dấu hiệu bị hóc xương không thể giải quyết được cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế có chuyên khoa gần nhất để được khám và xử trí kịp thời.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Cảnh giác các tai nạn sinh hoạt dịp tết

Cảnh giác các tai nạn sinh hoạt dịp tết

8

Bài viết hữu ích?