Zalo

Mùa mưa đến, đừng quên kiểm tra xung quanh nhà

Trang chủ | Tin tức | Sở Y tế TP Hồ Chí Minh Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Từ ngày 19/05/2024 đến 26/05/2024, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố đã giám sát thực tế ở 12 điểm nguy cơ tại Phường 2 (Quận 5), Phường 4 (Quận 11), Phường 2 (Quận Tân Bình) và xã Nhị Bình (huyện Hóc Môn). Kết quả cho thấy có 02/12 (17%) điểm nguy cơ có phát hiện lăng quăng.

Các điểm nguy cơ phát hiện có phát sinh lăng quăng bao gồm:

  • Nhà thờ Tân Sa Châu (số 378, đường Lê Văn Sỹ, Phường 2, Quận Tân Bình): Vật chứa là chậu kiểng đã phát sinh lăng quăng.
  • Trường Mầm non Sơn Ca 3 (số 35, đường Nhị Bình 9, xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn): Vật chứa là chậu kiểng đã phát sinh lăng quăng.
Chậu kiểng không trồng cây để ngoài trời trở thành ổ chứa lăng quăng - Hình ảnh giám sát thực tế tại trường Mầm non Sơn Ca 3, huyện Hóc Môn

Những đồ vật ít chú ý xung quanh nhà như chậu kiểng, lọ hoa, bát nước hứng từ điều hòa hay thậm chí là các vật dụng chứa nước ngoài trời đều có thể trở thành nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết.

Các chậu kiểng là vật chứa nước thường có nguy cơ phát sinh lăng quăng nhất, cần được kiểm tra thường xuyên – Hình ảnh giám sát thực tế tại Nhà thờ Tân Sa Châu, quận Tân Bình

Mùa mưa đã bắt đầu, muỗi vằn sẽ phát triển mạnh và bệnh sốt xuất huyết lại gia tăng. Sở Y tế TP.HCM kêu gọi mỗi người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết thường xuyên để ngăn chặn dịch bùng phát, trong đó chú ý các hoạt động sau:

  • Đậy kín các vật dụng dự trữ nước sinh hoạt, thu gom các đồ vật có thể ứ đọng nước trong và xung quanh nhà, loại bỏ các vật phế thải có thể đọng nước (như chậu kiểng, bình hoa, lốp xe cũ, và các dụng cụ chứa nước khác...).
  • Dọn dẹp vệ sinh khu vực xung quanh nhà, lấp kín các ổ nước, dọn sạch rác thải.
  • Ngủ mùng, dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện muỗi...
  • Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, không tự ý điều trị tại nhà.
  • Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các chiến dịch diệt lăng quăng và các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
  • Khi phát hiện địa điểm có nguy cơ phát sinh lăng quăng gây bệnh sốt xuất huyết, người dân hãy nhanh chóng phản ánh địa chỉ cụ thể lên ứng dụng “Y tế trực tuyến” để được xử lý.

(Xem hướng dẫn cài đặt và sử dụng ứng dụng “Y tế trực tuyến” qua đường link: https://youtu.be/SRIN7EOcvAM?si=l4s7dKgKv2pJfgm8).

Hãy cùng nhau nâng cao ý thức và hành động ngay hôm nay để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và ngăn chặn nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết.

SỞ Y TẾ TP.HCM

Link bài gốc: https://medinet.hochiminhcity.gov.vn/phong-chong-dich-benh/mua-mua-den-dung-quen-kiem-tra-xung-quanh-nha-c2-70243.aspx

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám Drip Hydration, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Sốt xuất huyết tiểu cầu giảm còn 20 có nguy hiểm không? Sốt xuất huyết tiểu cầu bao nhiêu thì nhập viện?

Sốt xuất huyết tiểu cầu giảm còn 20 có nguy hiểm không? Sốt xuất huyết tiểu cầu bao nhiêu thì nhập viện?

Sốt xuất huyết tiểu cầu dưới 50 có nguy hiểm không? Cần chăm sóc người nhà như thế nào?

Sốt xuất huyết tiểu cầu dưới 50 có nguy hiểm không? Cần chăm sóc người nhà như thế nào?

Sốt xuất huyết lần 3 có nguy hiểm không?

Sốt xuất huyết lần 3 có nguy hiểm không?

Bị sốt xuất huyết phát ban ngứa phải làm sao cho đỡ?

Bị sốt xuất huyết phát ban ngứa phải làm sao cho đỡ?

Bị sốt xuất huyết có được uống panadol extra không? Có an toàn không?

Bị sốt xuất huyết có được uống panadol extra không? Có an toàn không?

4

Bài viết hữu ích?