Zalo

Sâu răng và phương pháp phòng tránh ở tuổi học đường

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Từ xa xưa ông bà ta đã rất coi trọng hàm răng cái tóc của con người nên mới có câu “cái răng cái tóc là gốc con người”. Đó là cái nhìn đầu tiên để đánh giá một con người đẹp không những thế còn gián tiếp phản ánh lên sức khỏe của bạn. Theo thời gian, xã hội ngày càng phát triển, mức sống người dân được nâng cao việc chăm sóc cái răng cần được quan tâm hơn. Trẻ em là đối tượng có nguy cơ bị sâu răng cao hơn hết.

Hiện nay tình trạng sâu răng ở lứa tuổi học đường ngày càng phổ biến. Theo thống kê, có khoảng 85% trẻ em trong độ tuổi từ 6 - 8 tuổi bị sâu răng và mỗi trẻ trung bình có tới 6 chiếc răng sâu. Răng sữa có kết cấu không bền vững, mềm và dễ bị tác động của vi khuẩn trong miệng, do vậy răng sữa rất dễ bị sâu. Trong thời kì này cha mẹ nên quan tâm hướng dẫn bé vệ sinh răng miệng. Hàm răng sữa ở trẻ em không chỉ giúp nghiền thức ăn, răng sữa ở trẻ còn giúp phát triển xương hàm và giữ vị trí mọc cho răng vĩnh viễn sau này.

1. Nguyên nhân gây sâu răng

  • Chế độ chăm sóc, vệ sinh răng miệng sau khi ăn, trước khi đi ngủ không tốt và không thường xuyên.
  • Không chỉ vậy việc đánh răng không đúng cách không những không ngăn cản được vi khuẩn xâm nhập mà còn gây tổn thương lợi, viêm nướu răng. 
  • Trẻ trong độ tuổi học sinh hay ăn quà vặt, những đồ ăn chứa nhiều đường, nước uống có gas…Sau khi ăn không vệ sinh lại răng miệng sạch sẽ khiến vi khuẩn gây hại cho răng có cơ hội để phát triển.
  • Trẻ không có thói quen kiểm tra răng miệng, chỉ khi đau nhức mới thông báo cho cha mẹ, lúc này răng đã sâu.
Chăm sóc răng miệng kém là nguyên nhân gây sâu răng 

2. Phòng và điều trị sâu răng hiệu quả cho trẻ

Vệ sinh tốt răng miệng có thể giúp chúng ta tránh được sâu răng, dưới đây là một số lời khuyên để giúp ngăn ngừa sâu răng.

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

  • Sau khi ăn xong, nên làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa. Sau khi ăn xong các mảng bám thức ăn thừa vẫn còn mắc tại các vị trí kẽ răng nếu chỉ đánh răng không thôi thì không thể sạch hết chỉ có chỉ nha khoa làm sạch được vùng kẽ răng dưới khe nướu. Chính vì vậy, việc dùng chỉ nhỉ khoa sau khi chải răng là việc làm cần thiết.
  • Đánh răng 2 lần/ ngày với kem đánh răng có chứa fluoride. Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày. Chải răng đúng cách bằng bàn chải mềm, chải mặt ngoài, mặt trong, mặt nhai, trên và dưới.
  • Dùng loại nước súc miệng Natri Clorid 0,9% muối súc miệng lành tính, nước súc miệng có chất phòng ngừa sâu răng sodium florie, ,… sẽ giúp làm sạch vi khuẩn trong khoang miệng.

Khám răng định kỳ 

  • Khám định kỳ 6 tháng/ lần cho trẻ ngay cả khi ba mẹ thấy con vẫn bình thường. 
  • Nha sĩ sẽ giúp phát hiện sớm những bất ổn về răng miệng của bé.

Chế độ dinh dưỡng

  • Cần bổ sung vitamin CB12 trong chế độ ăn hàng ngày.
  • Hạn chế ăn những thức ăn quá ngọt và nước giải khát có ga như coca, pepsi…
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ giúp ngăn ngừa sâu răng 

Trám răng

Là phương pháp hiện nay đang được sử dụng nhiều. Vì nó nhanh chóng xử lý được ổ sâu khi mới phát hiện và chi phí thấp.

Qua bài viết trên chúng ta có thể thấy được rằng sâu răng là một bệnh lý khá nguy hiểm nếu xem thường và không điều trị kịp thời. Nó sẽ gây đau nhức ảnh hưởng tới sức khỏe, thẩm mỹ. Chính vì vậy để có được hàm răng chắc khỏe không bị sâu răng bạn cần thực hiện chế độ chăm sóc răng miệng khoa học và đúng cách. Chúc các bạn thành công.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Võ Ngọc Nhi xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm

9

Bài viết hữu ích?