Mục tiêu mà các Hội đồng y tế quận (DHB) tại New Zealand đang hướng đến là đáp ứng cho ít nhất 95% bệnh nhân chỉ lưu lại các khoa Cấp cứu trong vòng 6 giờ trước khi được xuất viện hoặc được nhập viện điều trị tại các khoa nội trú. Ước tính cho đến nay, hầu hết các bệnh viện đã đạt được chuẩn “6 giờ” cho 90% bệnh nhân tại các khoa Cấp cứu.
Mùa đông tại New Zealand là một thời gian khó khăn hơn đối với bệnh viện nói chung, nhưng đặc biệt là đối với các khoa Cấp cứu, do sự kết hợp của nhiều người hơn đến khoa cấp cứu cũng như số lượng người cần nhập viện nhiều hơn, điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu giường bệnh viện. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thời gian chờ đợi trong khoa Cấp cứu, bao gồm cả bản chất của bệnh tật, công việc bận rộn của bệnh viện, các khoa nội trú không còn giường... Đã có trường hợp một bệnh nhân nằm 60 giờ tại khoa cấp cứu do các khoa nội trú của bệnh viện này không còn giường. Mặc dù bệnh nhân đã nhận được bác sĩ chẩn đoán, điều trị và chăm sóc điều dưỡng thích hợp trong suốt thời gian ở khoa cấp cứu, nhưng đó không phải là tình huống mà hội đồng y tế quận này không muốn được lặp lại.
Bệnh viện Middlemore, New Zealand với 845 giường nội trú, 146 giường cấp cứu (nội, ngoại, sản, nhi), là một trong bệnh viện có số ca cấp cứu đông nhất tại New Zealand với khoảng 400 ca cấp cứu/ngày. Thách thức của khoa cấp cứu bệnh viện hiện nay là không đủ diện tích, thiếu nhân sự, bệnh nhân thuộc nhiều cộng đồng sắc tộc khác nhau, đa dạng về văn hoá nên cũng đa dạng trong tập quán khám chữa bệnh nêu thường đến khoa cấp cứu khám các bệnh thông thường thay vì đến các phòng khám GP (General Practitioner – GP). Các vấn đề mang tính hệ thống ảnh hưởng đến hiệu quả của phân luồng bệnh nhân bao gồm nhu cầu của người bệnh, khả năng tiếp nhận của bệnh viện và hạ tầng công nghệ thông tin chưa đáp ứng hết được yêu cầu. Cải thiện phân luồng bệnh nhân sẽ giúp giảm tải cho khoa Cấp cứu, nâng cao chất lượng chăm sóc, nâng cao hiệu quả điều trị, tiết kiệm được nguồn nhân lực cho bệnh viện.
Một giải pháp đáng nghiên cứu đó là hoạt động của Trung tâm chỉ huy (Command Center) tại bệnh viện Middle More Central. Trung tâm này có vai trò quan trọng trong thu thập dữ liệu về tình hình bệnh nhân đến bệnh viện, phân tích, đánh giá để đưa ra các giải pháp phù hợp, sử dụng dữ liệu thời gian thực để cho ra các thông tin có giá trị giúp các bộ phận liên quan đưa ra các giải pháp. Trung tâm chỉ huy đã tiến hành nghiên cứu đánh giá văn hoá, luồng bệnh nhân, các yếu tố liên quan như kinh tế, văn hoá, sắc tộc, trải nghiệm của người bệnh trong thời gian điều trị tại bệnh viện, có hay không sự đùn đẩy tiếp nhận người bệnh của các khoa lâm sàng. Tái cơ cấu lại tình trạng nhân sự, nâng cao vai trò và phương thức làm việc, chú trọng đến nhân viên hỗ trợ. Tăng cường hiển thị các phân tích trên toàn hệ thống để mọi người đều có thể tiếp cận được, đánh giá nhu cầu và khả năng tiếp nhận của bệnh viện tại từng thời điểm, phát hiện sự chậm trễ ở các công đoạn để triển khai các quy trình đáp ứng nhanh.
Qua nghiên cứu, phân tích, đánh giá, Trung tâm chỉ huy đã tư vấn cho lãnh đạo bệnh viện triển khai nhiều giải pháp giảm tải cho khoa cấp cứu, cũng như tăng hiệu phả phân luồng người bệnh để đạt mục tiêu mà Hội đồng Y tế quận đã đưa ra: thời gian lưu bệnh tại khoa Cấp cứu phải được rút ngắn <6 giờ. Các giải pháp đã được triển khai bao gồm: (1) trường hợp người bệnh cần nhập viện nhưng các khoa chưa thể tiếp nhận sẽ được lưu tại “Đơn vị đánh giá y khoa” (Medical Assesment Unit – MAU) tương đương như phòng lưu bệnh hiện nay tại các bệnh viện ở TP.HCM; (2) hướng dẫn người bệnh không cấp cứu kèm tặng phiếu giảm giá khám bệnh để khuyến khích người bệnh đến khám tại các phòng khám GP theo qui định; (3) tăng kết nối liên lạc giữa bệnh viện – bác sĩ GP – bệnh nhân; (4) triển khai phần mềm đăng ký khám bệnh cấp cứu (Emergency Q) giúp sàng lọc người bệnh trước khi vào cấp cứu; (5) xây dựng văn hoá phân luồng bệnh với khẩu hiệu “Bệnh nhân tai khoa cấp cứu không chỉ là bệnh của khoa cấp cứu mà là bệnh nhân của toàn bộ hệ thống bệnh viện”, tạo văn hoá sẵn sàng tiếp nhận người bệnh của các khoa lâm sàng nếu tình trạng người bệnh đúng chuyên khoa; (6) ký hợp đồng với các nhân viên y tế khác khi cần sẽ tăng cường nhân lực cho khoa cấp cứu để hỗ trợ; (7) liên kết các cuộc hẹn để người bệnh được khám nhiều chuyên khoa cùng lúc (TeleHealth); (8) tăng cường các hoạt động cộng đồng như triển khai “Bệnh viện tại nhà” (Hospital in The Home – HiTH) để chăm sóc người bệnh sau xuất viện, phân công các bác sĩ có kinh nghiệm của bệnh viện phối hợp cùng điều dưỡng địa phương điều trị và chăm sóc cho người bệnh, tăng cường nhân viên cộng đồng để tư vấn cho người bệnh tại nhà trước khi đi khám bệnh. Với những giải pháp trên bệnh viện đã giải quyết khá hiệu quả tình trạng quá tải tại khoa Cấp cứu.
Nguồn: medinet.hochiminhcity.gov.vn
11
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
Hội nghị về “Vai trò y tế cơ sở trong chăm sóc sức khỏe ban đầu” dành cho nhân viên y tế
Hiệu quả của vắc xin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu tại Việt Nam
Hội thảo hàng năm Phòng chống ung thư TP. Hồ Chí Minh lần thứ 27
Sở Y tế TP.HCM: Lần đầu tiên các trạm y tế trên địa bàn Thành phố sẽ có khoảng 300 loại thuốc khác nhau
Cảnh giác với thủ đoạn giả mạo Thanh tra Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh
11
Bài viết hữu ích?