Zalo

Chỉ số MCH trong xét nghiệm máu là gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
MCH trong máu là số lượng huyết sắc tố trung bình được chứa trong các tế bào hồng cầu của cơ thể. Xét nghiệm MCH trong máu được thông qua xét nghiệm phân tích tổng tế bào máu ngoại vi. Kết quả của xét nghiệm này giúp đánh giá hình dạng, tính chất của hồng cầu. Vì thế cán bộ y tế có thể định hướng được các nguyên nhân thiếu máu cùng với các bệnh lý lâm sàng liên quan đến thiếu máu và sàng lọc bệnh lý liên quan như tan máu bẩm sinh.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Kết quả của chỉ số MCH trong xét nghiệm máu là gì?

Xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm huyết học được xếp vào nhóm xét nghiệm thực hiện trên các mẫu máu nhằm mục đích thực hiện đo lượng lượng và chất nhất định trong máu hoặc đếm số lượng tế bào máu. Với kết quả của xét nghiệm máu có thể được giúp cán bộ y tế tìm ra được các dấu hiệu bệnh, tác nhân gây bệnh hoặc kiểm tra các kháng thể trong cơ thể hoặc tìm các dấu hiệu ung thư hoặc đánh giá kết quả điều trị bệnh liên quan đến chỉ số… Hiện nay có khá nhiều xét nghiệm máu khác nhau. Trong kỹ thuật thực hiện xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu thì kết quả của xét nghiệm phản ánh số lượng và chất lượng của các tế bào máu. Chỉ số MCH chính là hàm lượng huyết sắc tố trung bình có trong một tế bào hồng cầu của cơ thể. Huyết sắc tố được biết đến như một loại protein thực hiện chức năng tạo điều kiện cho hồng cầu vận chuyển oxy đi tới các tế bào của cơ thể và các mô bên trong cơ thể. Khi thực hiện xét nghiệm chỉ số mch trong máu cần lưu ý:

  • Người bệnh không nên uống bất kỳ loại thuốc nào trước ngày xét nghiệm máu. Trường hợp người bệnh mỡ uống thuốc thì cần thông báo với bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời.
  • Người bệnh cần thực hiện nhịn ăn khi xét nghiệm MCH cùng với các xét nghiệm khác trong việc chẩn đoán bệnh về gan mật, mỡ máu, đường huyết. Thời gian nhịn ăn có thể trong 8 đến 12 tiếng. Và khi thực hiện xét nghiệm phát hiện cường giáp hoặc HIV hoặc các bệnh lý khác thì người bệnh không cần nhịn ăn.
  • Trước khi thực hiện xét nghiệm người bệnh cần biết và tránh sử dụng các loại chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá…
Nhiều người thắc mắc mch trong xét nghiệm máu là gì?
Nhiều người thắc mắc mch trong xét nghiệm máu là gì?

2. Ý nghĩa của xét nghiệm máu MCH là gì?

Chỉ số MCH là chỉ số giúp đánh giá lượng huyết sắc tố trung bình có trong một tế bào hồng cầu của cơ thể người. Khi thực hiện xét nghiệm đánh giá chỉ số MCH có trong xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi. Bên cạnh đó, chỉ số MCH có thể được thực hiện cùng với chỉ số MCV để đánh giá hình dáng, tính chất của hồng cầu. Từ những dữ liệu này giúp định hướng các nguyên nhân của bệnh thiếu máu. Đồng thời cũng là cơ sở và chỉ số được quan tâm trong sàng lọc bệnh lý tan máu bẩm sinh. Khi MCH tăng trong máu điều đó cho thấy hồng cầu hình cầu cùng với sự có mặt của các yếu tố ngưng kết lạnh. Còn khi MCH giảm trong máu thì bắt đầu xuất hiện tình trạng thiếu máu thiếu sắt, hoặc thiếu máu nói chung.

3. Cách đọc kết quả xét nghiệm máu MCH là gì?

Chỉ số xét nghiệm MCH ở người trưởng thành đồng thời có sức khoẻ bình thường sẽ có giá trị từ 27 đến 38 pg/tế bào. Vì vậy có thể thấy rằng nếu một người có chỉ số MCH dưới 26pg/tế bào thì được coi chỉ số MCH thấp Hoặc với người có chỉ số MCH trong 34pg/tế bào thì được coi là chỉ số MCH cao. Sự thay đổi chỉ số MCH có thể là dấu hiệu của một bệnh nguy hiểm đến sức khoẻ.

  • Chỉ số MCH thấp chính là dấu hiệu cảnh báo người bệnh cần kiểm tra xem có đang bị thiếu máu hay không. Bởi vì theo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa, thường chỉ số MCH giảm ở những người đang bị thiếu máu nói chung hoặc thiếu do thiếu sắt hoặc có thể gặp tình trạng thiếu máu đang tái tạo. Cơ thể sử dụng sắt để tạo huyết sắc tố cho tế bào hồng cầu. Vì thế khi thiếu sắt thì lượng huyết sắc tố trung bình trong tế bào hồng của cơ thể cũng sẽ giảm. Khi đó sẽ kéo theo chỉ số MCH giảm. Thông thường những trường hợp thiếu máu như này khá phổ biến ở những thực hiện chế độ ăn chay hoặc những người mắc bệnh suy dinh dưỡng. Ngoài ra, chỉ số MCH thấp khi xét nghiệm cũng có thể do đối tượng là phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt, hoặc những người thực hiện phẫu thuật dạ dày. Hoặc những người mắc bệnh Celiac khiến cho cơ thể không có khả năng hấp thụ sắt đủ hàm lượng và đúng cách. Hoặc những người bị thiếu hụt vitamin B, folate, vitamin B12. Chỉ số MCH thấp thường ít biểu hiện các triệu chứng ra bên ngoài. Nhưng nếu chỉ số này bị thiếu hụt trong thời gian dài hoặc giảm đột ngột xuống mức quá thấp thì có thể là dấu hiệu nhận biết của tình trạng thiếu máu nặng cùng với các triệu chứng khó thở, chóng mặt, mệt mỏi, da xanh xao, nhợt nhạt hoặc có thể xuất hiện nhiều vết bầm tím.
  • Chỉ số MCH cao có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh thiếu máu ác tính. Tình trạng này xuất hiện khi các tế bào máu phát triển quá mức lớn hơn so với bình thường và đây chính là kết cục của tình trạng cơ thể bị thiếu hụt vitamin B12 hoặc acid folic một cách trầm trọng. Hơn nữa, khi chỉ số MCH tăng cao cũng là dấu hiệu của bệnh gan, hoặc tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức, hoặc một số biến chứng của ung thư, nhiễm trùng,... Điều đáng chú ý ở đây là một số người khi sử dụng thuốc có hàm lượng estrogen cũng có thể gây ra tình trạng này. Các triệu chứng điển hình khi chỉ số MCH tăng cao thường xuất hiện mệt mỏi, da xanh xao tái nhợt, nhịp tim đập nhanh hơn bình thường, móng tay hoặc móng chân rất dễ bị gãy và nứt, người bệnh có dấu hiệu suy giảm trí nhớ, mất tập trung và thường gặp các vấn đề liên quan đến tiêu hoá hoặc giảm cân mất kiểm soát. Khi đó, người bệnh cần được đưa đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Biết được mch trong xét nghiệm máu là gì sẽ giúp bạn phát hiện được những bệnh lý nguy hiểm
Biết được mch trong xét nghiệm máu là gì sẽ giúp bạn phát hiện được những bệnh lý nguy hiểm

Trường hợp người bệnh chưa có bất cứ một dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của việc chỉ số MCH thấp hoặc cao thì người bệnh nên đi tới các cơ sở y tế để thực hiện xét nghiệm máu. Khi đó, bác sĩ có thể giúp tìm ra nguyên nhân trực tiếp chính xác và có thể tư vấn phác đồ điều trị phù hợp. Hiện nay xét nghiệm máu tổng quát là 1 trong những kỹ thuật thường quy, có thể giúp theo dõi và phát hiện nhiều bệnh lý phổ biến như: Tiểu đường, gout, mỡ máu, gan nhiễm mỡ, thừa cân béo phì, đánh giá chức năng gan, thận, tình trạng thừa hoặc thiếu vi chất (như sắt, máu, canxi…). Trong trường hợp bạn đang nghi ngờ bản thân mình gặp các vấn đề sức khỏe thì nên đăng ký xét nghiệm tại các cơ sở y tế uy tín. Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ có những tư vấn  tốt nhất về tình trạng sức khỏe của bạn và hướng xử lý phù hợp.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả

5829

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Vì sao cần xét nghiệm Cholesterol toàn phần trước khi thực hiện giảm béo?

Vì sao cần xét nghiệm Cholesterol toàn phần trước khi thực hiện giảm béo?

Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

Các xét nghiệm máu kiểm tra tổng quát quan trọng bạn cần biết

Các xét nghiệm máu kiểm tra tổng quát quan trọng bạn cần biết

Xét nghiệm máu CA 19-9 là gì?

Xét nghiệm máu CA 19-9 là gì?

Kết quả xét nghiệm máu bạch cầu tăng có nghĩa là gì?

Kết quả xét nghiệm máu bạch cầu tăng có nghĩa là gì?

5829

Bài viết hữu ích?